4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TRÊN CÂY HỒ TIÊU
4.1. Thực trạng sản xuất hồ tiêu tại các vùng trồng chính
Diện tích trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc theo đề án ”Tái cơ cấu cây trồng” là 25.000 ha, thời điểm cao nhất có thể lên tới hơn 38.000 ha, tổng diện tích hiện nay là 35.000 ha, vượt so với quy hoạch của đề án ”Tái cơ cấu cây trồng” là 10.000 ha. Mật độ trồng phổ biến ở Đắc Lắc là 1200 - 1600 trụ/ha đối với diện tích trồng thuần, đối với diện tích trồng xen trong vườn cà phê mật độ phổ biến từ 500 - 800 trụ/ha. Người dân tại Đắk Lắk chủ yếu có tập quán canh tác trồng tiêu xen với cây cà phê và cây ăn trái, diện tích trồng xen có chiếm từ 80 - 90% tổng diện tích trên tồn địa bàn tỉnh. Năng suất hồ tiêu tại Đắk Lắk được đánh giá cao thứ 2 cả nước, năng suất mùa vụ 2018 - 2019 đạt 32,1 tạ/ha, thấp hơn 4,9 tạ/ha so với Gia Lai (37,0 tạ/ha). Tuy nhiên, trước thực trạng tiêu chết hàng loạt như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng hồ tiêu của Đắk Lắk trong thời gian tới.
Diện tích trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2019 là 17.199 ha, trong đó diện tích trồng mới là 474 ha, diện tích cho sản phẩm là 15.044 ha,
năng suất trung bình đạt 19,99 tạ/ha, sản lượng năm 2019 trên tồn tỉnh Bình Phước ước đạt 30.078 tấn. Theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước đưa ra cho năm 2020 đưa diện tích trồng hồ tiêu về khoảng 14.500 ha, trong đó khuyến cáo người dân khơng trồng mới thêm diện tích mới, chuyển đổi các diện tích hồ tiêu năng suất thấp, bị chết nhanh, chết chậm qua trồng các đối tượng khác như trồng cây ăn quả, điều... và mục tiêu năng suất trung bình năm 2020 đạt 21,2 tạ/ha.