Giống hồ tiêu

Một phần của tài liệu Cay Ho tieu (Trang 33 - 34)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG GÓI KỸ THUẬT CANH TÁC THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TRÊN CÂY HỒ TIÊU

4.2.2. Giống hồ tiêu

4.2.2.1. Giống hồ tiêu Vĩnh Linh

Cơ cấu giống chủ yếu là giống tiêu Vĩnh Linh có nguồn gốc từ Quảng Trị, chiếm 97,2% số hộ điều tra do giống Vĩnh Linh có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao và thích nghi với điều kiện khí hậu của nhiều vùng sinh thái.

Đặc điểm nổi bật là sinh trưởng khỏe, cành quả vươn rộng, gié hoa trung bình, quả to đóng dày trên gié, năng suất cao. Dài gié: 8,9 cm; dung trọng: 584,9 g/l; năng suất khô/trụ: 4,25 kg, được trồng phổ biến tại các vùng .

4.2.2.2. Giống Lada Belangtoeng

Đây là giống tiêu Indonesia được nhập vào Việt Nam từ năm 1947. Giống có ưu điểm là sinh trưởng khoẻ, dễ trồng, tương đối chống chịu với bệnh thối rễ. Trong điều kiện ít thâm canh giống này sẽ chậm ra hoa, năng suất khơng cao, ít ổn định.

Vườn tiêu được đào rãnh tiêu thốt nước

Giống Lada Belangtoeng khơng được trồng phổ biến vì năng suất tương đối thấp, cần được cải tiến.

4.2.2.3. Các giống tiêu sẻ

Giống cho hoa quả sớm, rất sai và ổn định trong các năm đầu. Nhược điểm của giống là dễ bị nhiễm bệnh chết nhanh. Các giống tiêu sẻ được trồng ở nhiều địa phương gôm tiêu sẻ Lộc Ninh, sẻ đất đỏ Bà Rịa, sẻ mỡ Đắk Lắk...

4.2.2.4. Giống tiêu Phú Quốc

Có nguồn gốc từ Campuchia. Tiêu Phú Quốc có phẩm chất tốt nổi tiếng trên thị trường quốc tế vào thập niên 30 - 40. Nhược điểm của giống là dễ nhiễm các bệnh hại rễ. Dạng hình giống tiêu sẻ Lộc Ninh. Tiêu Phú Quốc có phẩm chất tốt nổi tiếng trên thị trường quốc tế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Nhược điểm của giống là dễ nhiễm các bệnh hại rễ.

Một phần của tài liệu Cay Ho tieu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)