Thực trạng quyết định về hồi thường thiệt hại trongvụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lẳk

Một phần của tài liệu Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 66 - 68)

Nghiên cứu Bàn án thấy rằng: Bị cáo nhân thân xấu, có 01 tiền án tiền án về tội “Cố ý gây thương tích”, phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng nên cần phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội là phù hợp. Tuy nhiên về mức hình phạt, sau khi phạm tội bị cáo đã cùng gia đình bồi thường thiệt hại cho bị hại, người đại diện hợp pháp cho bị hại đã có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Bị cáo được hưởng những tinh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự nên cấp phúc thấm giảm hình phạt từ 04 năm 06 tháng tù xuống 04 năm tù là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

2.1.3. Thực trạng quyết định về hồi thường thiệt hại trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lẳk phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lẳk

Nhìn chung, việc quyết định về bồi thường thiệt hại trongvụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2021 đều đảm bảo có căn cứ và đúng quy định của pháp

luật. Tuy nhiên vẫn cịn một số ít bản án sơ thấm bị cấp phúc thẩm sửa về phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Trách nhiệm dân sự).

Vấn đề về bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm dân sự là một nội dung rất trọng trong các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, quá trình giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật thì có thể giải quyết bằng một vụ án dân sự riêng. Theo quy định Điều 30 BLTTHHS 2015 còn qui định về điều kiện tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết bằng vụ án dân sự khi “chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc

giải quyết vụ án hình sự”. Theo hướng dẫn tại Mục 2 phần I cơng văn số

121/2003/KHXX của Tịa án nhân dân tối cao thì chỉ đươc tách vấn đề dân sư

ra khỏi vụ án hình sự khi đảm bảo đủ ba điêu kiện sau: (1) Khi có yêu câu; (2) Neu phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo; (3) Và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; b. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu; c. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự đã có u cầu, nhưng khơng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của tịa án nói riêng; d. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên tòa và sự vắng mặt của họ thật sự trở ngại cho việc giãi quyết phần dân sự. So với qui định tại Điều 30 BLTTHS 2015 thì cơng văn số 121/2003/KHXX đã qui định cụ thể hơn về các trường hợp được tách. Tuy nhiên, theo tác giả thì qui định này vẫn hạn chế quyền quyết định tự định đoạt của chủ thể bị thiệt hại. Chủ thể bị thiệt hại có quyền u cầu bồi thường thiệt hại thì đương nhiên họ cũng phải có quyền yêu cầu tách yêu cầu bồi thường của mình ra khỏi vụ án hình sự để khởi kiện trong một vụ án dân sự độc lập. về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đã xác định có hành vi phạm tội xảy ra thì phải khởi tố, điều tra, truy tố xét xủ' theo đúng qui trình tố tụng nhưng về trách nhiệm dân sự thì cần phải tơn trọng quyền quyết định tự định đoạt của chính chủ thế bị thiệt hại, nếu họ đã nêu ra ý kiến không yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì theo tác giả, Tịa án cần tơn trọng ý kiến cùa họ, tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự mà không cần thêm bất cứ điều kiện nào khác.

Trong quá trình xét xử vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, HĐXX cần xem xét, đánh giá những tài liệu, chứng cứ đế xác định chính xác: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chủ thể tham gia tố tụng,

chủ thê có trách nhiệm liên đới bôi thường thiệt hại qui định tại khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015 (lưu ý các trường hợp đại diện theo quy định của pháp luật đối với bị hại đã chết, người chưa thành niên ...) các khoản bồi thường thiệt hại được bồi thường (bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cửu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ, chi phí hợp lý cho việc mai táng, khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị ...) và phải tuân thủ các nguyên tắc về bồi thường, các quy định Điều 584, 585, 589, 590, 591 của Bộ luật dân sự năm 2015 và Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)