Các nguyên tắc quy định và áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 27)

thuận lợi cho mọi cơng dân ngồi xã hội được thực hiện quyền của mình, tự do đi lại, học tập, làm việc và tham gia tích cực vào cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bốn là, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thể hiện sự phân

hóa tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm. Biện pháp tạm giam được xem là biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc nhất. Nó được áp dụng đối với những đối tượng có mức độ nguy hiểm hơn. Nếu như các trường hợp phạm tội ít nguy hiểm hơn như phạm tội ít nghiêm trọng, người phạm tội là người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng ... thì biện pháp ngăn chặn tạm giam hầu như không được áp dụng, thay vào đó sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, chẳng hạn như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền đế bảo đảm ... cũng đủ để đảm bảo người phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội khác cũng như đạt được mục đích của biện pháp ngăn chặn đó. Đối với trường hợp phạm tội ở mức độ nguy hiểm hơn, biện pháp ngăn chặn tạm giam có thế được áp dụng. Như vậy, có nói tùy theo tính nguy hiểm cùa hành vi phạm tội mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp. Biện pháp ngăn chặn tạm giam được áp dụng đối với những người thực hiện Biện pháp ngăn chặn tạm giam được áp dụng đối với những tội phạm mức độ nguy hiếm hơn so với các biện pháp ngăn chặn khác. Từ đó, thể hiện sự răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

1.2. Các nguyên tắc quy định và áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam pháp ngăn chặn tạm giam

Để đạt được những mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giam, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đòi hỏi phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

mang lại hiệu quả cao, bảo đảm quyên và lợi ích của công dân đuợc quy định trong Hiến pháp. Bên cạnh những nguyên tắc chung được quy định trong BLTTHS năm 2015, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mang nét đặc thù riêng nên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau.

1.2.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nhằm đẩu

tranh, phịng chống tội phạm có hiệu quả

Xuất phát từ nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm được Đảng và Nhà nước đề ra, Luật hình sự cũng như Luật tố tụng hình sự đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm. Luật tố tụng hình sự được xem là một phương tiện để thực hiện những nhiệm vụ trên một cách hiệu quả. Trong đó, biện pháp ngăn chặn tạm giam là một trong những công cụ hữu hiệu mà luật tố tụng hình sự đưa ra để phục vụ nhiệm vụ trên.

Tại Điều 5 của BLTTHS cũng đã xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Theo đó, các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiếm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đế xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiếm sát mọi

hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quăn lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, sử dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam để đấu tranh, phòng chống tội phạm được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong quá trình thực hiện cũng như trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong cơng tác đấu tranh chống, phịng ngừa tội phạm. Nguyên tắc này vừa thể hiện tính chuyên chính của Nhà nước, vừa thể hiện tính chất xã hội, trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và mồi công dân.

1.2.2. Nguyên tãc bảo đảm pháp chê xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là việc thường xuyên, nhất quán tuân thủ và chấp hành những quy định của Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp, các đạo luật từ phía cơ

quan Nhà nước, tố chức xã hội, mọi công dân [10, tr. 54],

Nguyên tấc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hệ thong pháp luật Việt Nam. Đây là nguyên tắc được quy định rõ tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, tất cả mọi hoạt động quản lý Nhà nước nói chung cũng những những hoạt động được thực hiện trong tố tụng hình sự nói riêng đều phải tn theo ngun tắc này.

Trong quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện tại Điều 7 của BLTTHS năm 2015 như sau: “Mọi

hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy

tố, xét xử ngồi những căn cử và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định

Chính vì ngun tắc đó, biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Nguyên tắc này được thế hiện qua những nội dung sau:

Thứ nhẩt, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải bảo đảm

đúng căn cứ, mục đích. Pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thế những căn cứ cụ thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Khi có những căn cứ được quy định, người có thẩm quyền mới có thể được quyền áp dụng. Việc áp

dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam khơng đúng quy định có thể dẫn đến nhiều chế tài khác nhau. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam cần phải đảm bảo đúng, đủ các điều kiện, căn cứ mà pháp luật quy định. Khi

khơng cịn căn cứ, tạm giam phải được huỷ bỏ, thay đối.

Thứ hai, người áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải là người

có thẩm quyền áp dụng được quy định trong BLTTHS. Xuất phát từ tính chất, mức độ nghiêm trọng của biện pháp ngăn chặn tạm giam nên pháp luật hình sự quy định chỉ một số cá nhân mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Chỉ những người được BLTTHS quy định cho phép được quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mới có thẩm quyền áp dụng. Việc tuân thủ nguyên tắc này giúp tránh được tình trạng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không đúng.

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải được thực

hiện theo đủng trình tự thủ tục được quy định tại BLTTHS. Tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo biện pháp ngăn chặn tạm giam khơng cịn bị áp dụng tùy tiện, làm ánh hưởng đến quyền và lợi ích của bị can, bị cáo.

Tóm lại, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải tuân thủ nghiêm, các bước được thực hiện theo một quy trình nhất định, được quy định trong BLTTHS. Đảm bảo việc áp dụng luôn được thực hiện đúng, không xâm phạm đến quyền và lợi ích của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, nâng cao tính thượng tơn pháp luật trong xã hội.

1.2.3. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người bảo vệ quyền con người

Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Từ khi lập Hiến đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung nhưng Hiến pháp nước ta ln khẳng định: Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân

làm chủ [17, Điều 2], Nguyên tắc dân chủ luôn là nguyên tắc chỉ đạo, là kim chỉ nam trong mọi hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng pháp luật. Mọi hoạt động quản lý Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

Nhân đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay và được khắng định trong Hiến pháp nước ta: Nhã nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.Chính vì thể, Đảng và Nhà nước ta luôn vận dụng

khéo léo nguyên tắc nhân đạo trong tất cả hoạt động quản lý Nhà nước. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ln đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo cao cả, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Do đó, nguyên tắc dân chủ và nhân đạo cũng được thể hiện trong hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải đảm bảo

không xâm phạm đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân. Việc áp tạm giam phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và được thực hiện đủng trình tự thủ tục quy định của pháp

luật. Không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ cá nhân, cơ quan tổ chức nào khác. Khi xét thấy biện pháp ngăn chặn tạm giam không cần thiết hoặc khơng cịn căn cứ áp dụng thì phải được hủy bở hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn. Pháp luật tố tụng hình sự cũng loại trừ một số đối tượng không bị cáo dụng tạm giam như đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng ... Đây chính là nội dung thể hiện tính nhân văn sâu sắc và rõ nét trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.

Thứ hai, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khơng nhằm mục đích trừng

trị người phạm tội. Đây là biện pháp tố tụng hình sự mang tính phịng ngừa tội phạm, bảo đảm hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Bào đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam; Bão đảm cho người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có

liên quan. Ap dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chât, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giam [19, Điều 4, Khoản 3, 4, 5],

Theo nguyên tắc suy đốn vơ tội, người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật [18, Điều 13]. Do đó, khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội người bị tạm giam thì họ là người khơng có tội, nên trong suốt quá trình tố tụng, các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải đảm bào nguyên tắc dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Có như vậy, các hoạt động tố tụng mới được thực hiện nghiêm minh, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân đã được quy định tại Hiến pháp.

Tiêu kêt Chương 1

Tạm giam là biện pháp cưỡng chế tố tụng, biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, thể hiện ở việc hạn chế quyền tự do và một số quyền khác của người bị áp dụng trong một thời hạn chất định.

Do là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, cho nên tạm giam có những đặc điềm về căn cứ, thời hạn, đối tượng, thẩm quyền và thủ tục áp dụng. Đảm bảo những đặc điếm đó của tạm giam là bảo đảm hiệu quả của biện pháp này trong tố tụng áp dụng.

Là biện pháp ngăn chặn đặc biệt nghiêm khắc nhất, việc quy định và áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tuân thù những nguyên tắc quan trọng, xuyên suốt như áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đàm pháp chế xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc nhân đạo, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự 2015 VÈ TẠM GIAM

2.1. Quy định về đối tượng tạm giam

Như đã phân tích khi bàn về khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất so với các loại biện pháp ngăn chặn khác được quy định trong BLTTHS. Do đó, pháp luật quy định một số chủ thế mới có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này và được quy định cụ thể tại Điều 119 của BLTTHS. Cụ thể:

Thứ nhẩt, tạm giam chỉ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo là thể

nhân. Là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, tạm giam chỉ có thể áp dụng đối với người đã bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện. Đó là người đã bị khởi tố bị can và quyết định khởi tố đã được Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc là người đã bị Viện kiếm sát truy tổ ra trước Tồ án và đã được Tịa án quyết định đưa ra xét xử. Những người tuy bị nghi là đã thực hiện tội phạm, nhưng không phải là bị can, bị cáo thì khơng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.

Thứ hai, biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng đối với bị

can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Đe áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong trường hợp này, đòi hỏi phải thỏa mãn hai điều kiện cần và đủ sau:

- Phải là bị can, bị cáo. Bị can là người bị khởi tố về hình sự. Cịn bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử [18, Điều 61].

- Những bị can, bị cáo đó thực hiện những hành vi phạm tội được quy định trong BLHS là tội đặc biệt nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình

phạt là trên 15 năm tù, chung thân, tử hình) hoặc tội rât nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7 năm tù đến 15 năm tù).

Thỏa mãn hai điều kiện trên mới có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà pháp luật đưa ra hình thức ngăn chặn đối với người thực hiện hành vi đó.

Thứ ba, biện pháp ngăn chặn tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị

cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm và khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm. Trong trường hợp bị can, bị cáo đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm ... nhưng sau khi áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn trên, người bị áp dụng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội khác hoặc vi phạm các quy định theo biện pháp ngăn chặn mà họ đã được áp dụng. Khi đó, mặc dù các bị cáo, bị can phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng họ vần có thề bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.

- Khơng có nơi cư trú rõ ràng hoặc khơng xác định được lý lịch của bị can. Nơi cư trú và lý lịch bị can được thể hiện trong lý lịch bị can. Khi tiến

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)