Quy định về thủ tục tạm giam

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 40 - 41)

Thủ tục tạm giam là những quy định về hình thức mà pháp luật quy định để ban áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Việc áp dụng bắt buộc phải tuân theo đúng các trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Cụ thế: Việc tạm giam phải có lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng, năm áp dụng, căn cứ áp dụng, đối tượng áp

dụng, thời gian áp dụng, thời điểm có hiệu lực và phải tuân theo mẫu được quy định ở mồi giai đoạn tố tụng. Trong giai đoạn điều tra, lệnh tạm giam được ban hành theo mẫu được quy định biểu mẫu kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự; Trong giai đoạn truy tố,

lệnh tạm giam được ban hành theo mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố; Trong giai đoạn xét xử, quyết định tạm giam phải được ban hành theo mẫu quy định tại các biểu mẫu Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Ban hành một số biếu mẫu trong giai đoạn xét xừ vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ

luật Tố tụng hình sự. Lệnh, quyết định tạm giam phải được người có thẩm quyền ký và đóng dấu. Lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiếm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

Sau khi ra lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thơng báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)