Nguyên nhân của những thiếu sót, vi phạm

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 65 - 69)

3.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong xét

3.2.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, vi phạm

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thấy, cùng với những nguyên nhân khách quan cịn có những nguyên nhân chủ quan gây ra những thiếu sót, vi phạm trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Các nguyên nhân đó gồm:

- Thứ nhất, nguyên nhân do quy định pháp luật tố tụng hình sự cịn nhiều hạn chế

Pháp luật tổ tụng hình sự đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, những quy định này còn nhiều vấn đề chưa đồng bộ, thiếu thống nhất,

có khi cịn chồng chéo, chậm được sửa đổi bổ sung; có những chế định khơng rõ ràng, lại thiếu sự giải thích cần thiết ...:

- Các quy định căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thiếu cụ thể chưa bao hàm được đầy đủ, thiết kế điều luật chứa đựng ngôn ngữ đa nghĩa, đa nội dung dẫn đến cách hiếu thiếu thống nhất, khó khăn cho việc áp

dụng, dễ dẫn tới vi phạm.

- Chỉ quan tâm đên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với tư cách là điều kiện áp dụng, đối tượng áp dụng mà chưa dự đoán được hậu quà xã hội của việc áp dụng, do vậy hiện tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam tràn lan, quá tải ở trại tạm giam, việc giam giữ chung nhiều đối tượng phạm tội với nhau.

- Các quy định về thù tục áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa rõ ràng, cụ thế đặc biệt là các biện pháp như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.

- Các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng chưa đáp ứng được sự thay đối của điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến hiện nay. Ví dụ: do khơng có biện pháp kiếm sốt hiệu quả bị can, bị cáo bị áp dụng các biện pháp như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, nên các cơ quan tiến hành tố tụng thiên về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam ...

Thứ hai, nguyên nhân thuộc về năng lực và trách nhiệm của người có thâm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn

Việc vi phạm pháp luật trong áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội ngoài những nguyên nhân khách quan cịn có ngun nhân từ phía các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền áp dụng, của cơng tác thanh tra, kiểm tra, từ sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan nghiệp vụ khác trong lực lượng Cảnh sát nhân dân ... điều đó biểu hiện qua các nguyên nhân sau đây:

- Nguyên nhân phát sinh từ phía người cỏ thâm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tòa án

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên những tồn tại thiếu sót trong khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Mặc dù chưa có trường hợp nào Tịa án bắt giam người trái pháp luật, nhưng những người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn có thể do trình độ năng lực

pháp luật cịn hạn chê đã vận dụng không đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn, khơng thường xun kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã được áp dụng; không kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế những biện pháp đó nếu thấy khơng cần thiết dẫn tới nhiều bị cáo có thề bị thiệt thịi khi chưa được thay đổi biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nguyên nhân từ phía các Thấm phán- người được giao giải quyết vụ án

Theo quy định cùa luật tố tụng hình sự, Thẩm phán là người tiến hành tố tụng, họ có thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bó biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp ngăn chặn tạm giam) nhưng họ chưa thực sự

làm tốt công việc tham mưu, đề nghị với Chánh án, Phó Chánh án trong việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bở biện pháp ngăn chặn tạm giam. Thực tế những

sai sót này trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có nguyên nhân xuất phát từ năng lực, trình độ yếu kém của chính Thẩm phán đó, chính trình độ năng lực hạn chế của Thẩm phán đã dẫn đến việc phân loại xử lý ban đầu để quyết định tiếp tục giam bị cáo hay thay đối biện pháp ngăn chặn cho bị cáo tại ngoại hoặc cho bị cáo đặt tiền, tài sản; nếu xét thấy bị cáo cố tình trốn tránh gây khó khăn cho việc xét xử thi có thề bắt để tạm giam bị cáo. BLHS cũng như BLTTHS đã quy định những chế định, thủ tục đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội là hoạt động rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động trong đó có các nguyên nhân chủ quan từ phía Thấm phán nếu hồ sơ vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Thực tế có trường hợp do tình cảm nể nang, lợi ích cá nhân của Thấm phán đã ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng. Đa số các Thấm phán được giao giải quyết vụ án đều có ý thức trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật song bên cạnh đó vẫn cịn có những vi phạm về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất sa sút, vi

phạm thủ tục tố tụng và những quy định của ngành làm trái pháp luật dẫn đến mất lịng tin ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Toà án.

Thứ ha, nguyên nhãn từ những hạn chế trong công tác thanh tra, kiêm tra pháp luật của hệ thống Tịa án

Đe đảm bảo cho pháp luật nói chung được chấp hành và thực thi nghiêm chỉnh thì công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát của cơ quan chức năng là hết sức cần thiết đối với q trình áp dụng biện pháp ngăn chặn. Cũng chính vì thế có thể nói những thiếu sót, tồn tại trong thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn có một nguyên nhân từ hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám

sát pháp luật của ngành.

Thứ tư, do số lượng tội phạm ngày càng tăng cao

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN bên cạnh những mặt tích cực thì đồng thời xuất hiện những mặt tiêu cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đây là điều kiện thuận lợi cho nạn quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước ngày càng gia tăng, sự phân hóa giàu nghèo làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.. .Những yếu tố tiêu cực này đã tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm, và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được áp dụng phù hợp, đúng đắn với mồi người phạm tội có ý nghĩa rất

lớn trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ năm, do sự phổi họp chưa chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan, lực lượng khác trong áp dụng biện pháp ngăn chặn

Trong công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay còn nhiều hạn chế, thiếu sự chặt chẽ, đồng bộ. Mồi cơ quan đều chịu sự ảnh hưởng từ sự quản lý theo ngành dọc, và có những văn bản hướng dẫn trong ngành riêng, khơng đảm bảo tính thống nhất trong tổng thể các cơ quan tố tụng dẫn đến nhiều hoạt động tố tụng bị gián đoạn, thực hiện không đúng theo

đúng quy định. Điêu này làm cho hiệu quả trong hoạt động tô tụng không đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy việc phối hợp Cơ quan điều tra với các cơ quan,

lực lượng khác trong áp dụng biện pháp ngăn chặn là cần thiết, đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện một cách nhanh chóng, thống nhất, đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)