3.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong xét
3.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử
trên địa bàn tỉnh Đắk Lẳk (2016-2020)
Nhìn chung, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong thời gian qua về cơ bản chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu, mục đích của một biện pháp ngăn chặn, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, cũng có khơng ít vướng mắc, trở ngại hoặc vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của cơng dân khi thực hiện quy định này ở một số vụ án.
Tình trạng cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam không có căn cứ nên khơng được VKS phê chuẩn. Tính chung cả nước, Viện kiểm sát đã quyết định không phê chuẩn hàng nghìn lệnh, quyết định khơng cỏ căn cứ hoặc trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cụ thể gồm: 600 lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tăng gần 20%; 800 quyết định gia hạn tạm giữ, tăng gần 70%; 1.300 lệnh tạm giam, tăng gần 40%; 1.100 lệnh bắt bị can để tạm giam, tăng gần 50%;. Mặt khác, Viện kiểm sát đã trực tiếp ra quyết định hủy bỏ gần 3.000 quyết định tạm giữ và yêu cầu CQĐT bắt tạm giam hơn 300 bị can theo đúng các quy định của pháp luật; ... [37].
Trên địa bàn tình Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020, việc giải quyết các vụ án hình sự đạt kết quả sau:
- Trong năm 2016, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 1.990 vụ với 3.553 bị cáo; đã giải quyết 1.965 vụ 3.496 bị cáo; đạt tỷ lệ 98,74% số vụ và 98,4% số bị cáo. Còn lại 25 vụ 57 bị cáo (so với năm 2015 thụ lý giảm 112 vụ 282 bị cáo; giải quyết giảm 109 vụ 275 bị cáo). Trong đó:
+ Sơ thâm: thụ lý 1.448 vụ 2.700 bị cáo; giải quyêt 1.426 vụ 2.672 bị cáo (trong đó xét xử 1.342 vụ 2.436 bị cáo); cịn lại 22 vụ 53 bị cáo.
Ket quả xét xử: Tuyên miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với 13 bị cáo; phạt tiền đối với 21 bị cáo; cải tạo không giam giữ đối với 85 bị cáo; cho hưởng án treo đối với 545 bị cáo; tù từ 03 năm trở xuống đối với 1.309 bị cáo; tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 343 bị cáo; tù từ trên 07 năm đến 15 năm đối với 101 bị cáo; tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 22 bị cáo; tù chung thân đối với 06 bị cáo.
+ Phúc thẩm: Thụ lý 542 vụ 853 bị cáo; giải quyết 539 vụ 849 bị cáo; còn lại 03 vụ 04 bị cáo [29],
- Trong năm 2017, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 1.689 vụ với 2.940 bị cáo; đã giải quyết 1.678 vụ 2.923 bị cáo; đạt tỷ lệ 99,3% số vụ và 99,4% số bị cáo. Còn lại 11 vụ 17 bị cáo (so với năm 2016 thụ lý giảm 301 vụ
613 bị cáo; giải quyết giảm 287 vụ 556 bị cảo). Trong đó:
+ Sơ thẩm: thụ lý 1.245 vụ 2.226 bị cáo; giải quyết 1.236 vụ 2.211 bị cáo (trong đó xét xử 1.164 vụ 2.008 bị cáo); còn lại 09 vụ 15 bị cáo.
Kết quả xét xử: Tuyên miền trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với 01 bị cáo; phạt tiền đối với 34 bị cáo; cải tạo không giam giữ đối với 63 bị cáo; cho hưởng án treo đối với 415 bị cáo; tù từ 03 năm trở xuống đối với 1.125 bị cáo; tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 226 bị cáo; tù từ trên
07 năm đến 15 năm đối với 100 bị cáo; tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 39 bị cáo; tù chung thân đối với 05 bị cáo.
+ Phúc thẩm: Thụ lý 444 vụ 714 bị cáo; giải quyết 442 vụ 712 bị cáo; còn lại 02 vụ 02 bị cáo [30J.
- Trong năm 2018, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 1.364 vụ với 2.808 bị cáo; đã giải quyết 1.166 vụ 2.353 bị cáo;còn lại 198 vụ 455 bị cáo (so với năm 2017 thụ lý giảm 325
vụ 512 bị cáo). Trong đó:
+ Theo trình tự sơ thâm: thụ lý 987 vụ 2.167 bị cáo; giải quyêt 832 vụ 1.805 bị cáo (trong đó xét xử 782 vụ 1.068 bị cáo); còn lại 146 vụ 362 bị cáo.
Ket quả xét xừ: Phạt tiền đối với 15 bị cáo; phạt cải tạo không giam giữ đối với 72 bị cáo; phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 423 bị cáo; phạt tù từ 03 năm trở xuống đối với 832 bị cáo; phạt tù tù' trên 03 năm đến 07 năm đối với 193 bị cáo; phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm đối với 56 bị cáo; phạt tù tù' trên 15 năm đến 20 năm đối với 14 bị cáo; phạt tù chung thân đổi với 03 bị cáo.
+ Theo trình tự phúc thẩm: Thụ lý 386 vụ 641 bị cáo; giải quyết 344 vụ 548 bị cáo; còn lại 52 vụ 93 bị cáo [31],
- Trong năm 2019, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 1.946 vụ với 3.593 bị cáo; đã giải quyết 1.785 vụ 3.311 bị cáo (đạt 91,7%); còn lại 161 vụ 282 bị cáo (so với cùng kỳ năm 2018 thụ lý tăng 582 vụ 785 bị
cáo). Trong đó:
+ Theo trinh tự sơ thẩm: thụ lý 1.431 vụ 2.749 bị cáo; giải quyết 1.305 vụ 2.513 bị cáo; (trong đó xét xử 1.217 vụ 2.335 bị cáo); còn lại 126 vụ 236 bị cáo.
Kết quả xét xử: khơng có tội: 03 bị cáo; Cảnh cáo: 02 bị cáo; Phạt tiền đối với 82 bị cáo; phạt cải tạo không giam giữ đối với 93 bị cáo; phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 526 bị cáo; phạt tù tù' 03 năm trở xuống đối với 1.149 bị cáo; phạt tù tù' trên 03 năm đến 07 năm đối với 301 bị cáo; phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm đối với 131 bị cáo; phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 40 bị cáo; phạt tù chung thân đối với 06 bị cáo; tử hình đối với 02 bị cáo.
+ Theo trình tự phúc thẩm: Thụ lý 515 vụ 844 bị cáo; giải quyết 480 vụ 798 bị cáo; còn lại 35 vụ 46 bị cáo [32J.
- Trong năm 2020, Tòa án nhân dân hai cấp tình Đắk Lắk đã thụ lý 1.859 vụ với 3.667 bị cáo; đã giải quyết 1.847 vụ 3.611 bị cáo (đạt 99,35% vượt 9,35% chỉ tiêu đề ra); còn lại 12 vụ 56 bị cáo (so vói cùng kỳ năm 2019
thụ lý giảm 87 vụ tăng 74 bị cáo).Trong đó:
+ Theo trình tự sơ thâm: thụ lý 1.442 vụ 3.006 bị cáo; giải quyêt 1.432 vụ 2.953 bị cáo (trong đó xét xử 1.317 vụ 2.628 bị cáo); tỉ lệ giải quyết đạt 99,3% còn lại 10 vụ 53 bị cáo.
Kết quả xét xử: Phạt tiền đối với 57 bị cáo; phạt cải tạo không giam giữ đối với 189 bị cáo; phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 654 bị cáo; phạt tù từ 03 năm trở xuống đối với 1.210 bị cáo; phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 280 bị cáo; phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm đối với 197 bị cáo; phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 39 bị cáo; phạt tù chung thân đối với 01 bị cáo; tử hình đối với 01 bị cáo.
+ Theo trình tự phúc thẩm: Thụ lý 417 vụ 661 bị cáo; giải quyết 415 vụ 658 bị cáo (đạt 99,5%); cịn lại 02 vụ 03 bị cáo [33],
Nhìn chung, cơng tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự trong năm qua về cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. TAND hai Cấp tỉnh Đắk Lấk đã tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm sớm hoàn tất hồ sơ để đưa ra xét xử trong thời hạn luật định. Tịa án hai cấp đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước. Các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm được giải quyết kịp thời, nghiêm minh, điển hình. Qua cơng tác xét xử các vụ án hình sự cho thấy chiếm tỷ
lệ cao vẫn là các nhóm tội liên quan đến xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy; xâm phạm trật tự cơng cộng; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phấm con người. Tòa án hai cấp tiếp tục chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả. Hội đồng xét xử không hạn chế thời gian dành cho tranh tụng, tôn trọng và đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng đưa ra chứng cứ, trình bày hết các ý kiến của mình. Trên cơ sở kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử đưa ra các phán quyết đúng pháp luật, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được dư luận xã hội ủng hộ. Công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tố tụng.
Trong sơ các vụ án hình sự được Tịa án nhân dân hai câp tỉnh Đăk Lắk thụ lý giải quyết, số bị cáo, bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam như sau:
Bảng 3.1. Tống số các vụ án hình sự tịa án tỉnh Đắk Lắk thụ lý (2016-2020) NĂM Sơ THẨM PHÚC THẨM SỐ vu• SỐ bi cáo• SỐ vu• SỐ bi cáoe 2016 1.448 2.700 542 853 2017 1.245 2.226 444 714 2018 978 2.167 386 641 2019 1.431 2.749 515 844 2020 1.442 3.006 417 661 9 Tông 6.544 12.848 2.304 3.713
(Nguồn: Tòa ản tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 — 2020)
Bảng 3.2. Tông sô bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (2016-2020)
(Nguồn: Tòa án tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 - 2020)
Năm Sơ THÂM PHÚC THÁM •7 r rr S' A Tong so các bi• cáo bị áp dụng BPNC sắ bi• cáo bị áp dụng BPNC tạm giam Các BPNC khác ỵỷ lệ (%) *7 r rri Tong so các bi• cáo bị áp dụng BPNC SỐ bị cáo bị áp dụng BPNC tạm giam Các BPNC khác Tỷ lệ (%) 2016 2700 1672 1.028 61.92 853 168 685 19.70 2017 2226 1566 660 70.35 714 180 534 25.21 2018 2.672 1636 531 75.49 641 186 455 29.02 2019 2.749 1411 1.338 51.33 744 179 665 21.21 2020 3006 1627 1379 54.13 661 187 474 28.29 Tông 12.848 7912 4.936 61.58 3.713 900 2.813 24.24 53
Nhìn chung, biện pháp ngăn chặn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được áp dụng khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các biện pháp ngăn chặn được áp dụng. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn thể hiện ở chồ nó có thể tước một số quyền của người bị tạm giam như quyền tự do thân thể, đi lại và một số quyền khác, vì vậy địi hỏi việc áp dụng biện pháp này phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp này phải đúng pháp luật đúng đối tượng, có căn cứ, áp dụng kịp thời cỏ như vậy mới thực hiện tốt công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.