Những thiếu sót, vi phạm trong áp dụng biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 61 - 65)

3.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong xét

3.2.2. Những thiếu sót, vi phạm trong áp dụng biện pháp ngăn chặn

tạm giam

Qua nghiên cứu thực tiễn hiện nay hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong giai đoạn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk cho thấy vẫn còn một số vụ án áp dụng biện pháp ngăn chặn không đúng với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền của bị cáo. Sau đây là một số ví dụ:

- Một là, cùng một bị cáo trong cùng một vụ án nhưng cỏ 02 quyết định tạm giam do 02 người cỏ thâm quyền tiến hành tổ tụng khác nhau ký cùng so, ngày tháng, năm ban hành.

Vi du thứ nhất: Vụ án Hoàng Tiến Sỹ và 01 bị cáo, bị Viện Kiểm sát

nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột truy tố về tội “Từng trữ trái phép chất

ma túy” theo điểm c khoản 1 Điều 249 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung

năm 2017, thụ lý số 186/2018/TLST-HS ngày 13 tháng 7 năm 2018 [23].

Ngày 27/8/2018, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, thay mặt Hội đồng xét xử sơ thẩm, ban hành Lệnh tạm giam số 232 và 233 đối với Hoàng Tiến Sỳ và Nguyễn Văn Hữu. Sau khi đối chiếu với hồ sơ tại VKSND thành phố Buôn Ma Thuột thấy: Vừa có lưu giữ quyết định tạm giam lần 2 do Chánh án ký, vừa có lệnh tạm giam do Thẩm phán, thay mặt Hội đồng xét xử ký, cùng số

lệnh giam 232, số 233 ngày 27/8/2018.

Vi' du thir hai: Vụ án Tạ Hoàng Phú, bị Viện Kiêm sát nhân dân

thành phố Buôn Ma Thuột truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoán 1 Điều 138 của BLHS năm 1999, thụ lý số 57/2018/TLST-HS ngày 06 tháng

3 năm 2018 [24],

Ngày 26/3/2018, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, thay mặt Hội đồng xét xừ sơ thẩm, ban hành Lệnh tạm giam số 57 đối với Tạ Hoàng Phú. Sau khi đối chiếu với hồ sơ tại VKSND thành phố Buôn Ma Thuột thấy: Vừa có lưu giữ quyết định tạm giam lần 2 do Chánh án ký, vừa có lệnh tạm giam do Thẩm phán ký, cùng số lệnh giam 57 đối với Tạ Hồng Phú.

Vi du thứ ba: Vụ án Phạm Đình Tú và 01 bị cáo, bị Viện Kiểm sát

nhân dân thành phổ Buôn Ma Thuột truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173 của BLHS năm 2015, thụ lý số 181/2018/TLST-HS ngày 05 tháng 7 năm 2018 [25].

Ngày 03/8/2018, Thấm phán chú tọa phiên tòa, thay mặt Hội đồng xét xử sơ thẩm, ban hành Lệnh tạm giam số 215 đối với Phạm Đình Tú và 216 đối với Phạm Thanh Tuấn. Sau khi đối chiếu với hồ sơ tại VKSND thành phố Buôn Ma Thuột thấy: Vừa có lưu giữ quyết định tạm giam lần 2 do Chánh án ký, vừa có lệnh tạm giam do Thấm phán, thay mặt Hội đồng xét xử sở thẩm ký,

sổ lệnh giam 215 đối với Phạm Đình Tú và 216 đối với Phạm Thanh Tuấn.

Ví du thứ tư: Vụ án Nguyễn Văn Phương, bị Viện Kiểm sát nhân dân

thành phố Buôn Ma Thuột truy tố về tội: “Tàng trữ trái phép chất ma tủy” theo khoản 1 Điều 249 của BLHS năm 2015, thụ lý số 162/2018/TLST-HS ngày 13 tháng 6 năm 2018 [26],

Ngày 24/7/2018, Chánh án TAND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định tạm giam số 164 đối với Nguyễn Văn Phương. Sau khi đối chiếu với hồ sơ tại VKSND thành phố Buôn Ma Thuột thấy: Không lưu giữ quyết định tạm giam lần 2 do Chánh án ký (Quyết định số 164), chì có Quyết định

tạm giam do Thâm phán, thay mặt Hội đông xét xử sở thâm ký ngày 24/7/2018, số lệnh giam 164 đối với Nguyễn Văn Phương.

Trong vụ những vụ án trên, việc xác định thấm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam được thực hiện không đúng quy định của pháp luật, dẫn đến cùng số, ngày tháng năm ban hành lệnh giam đối với cùng một bị cáo lại có 02 lệnh giam do 02 người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác nhau ký là không đúng với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44, điểm a khoản 2 Điều 45, khoản 1 Điều 46, Điều 278 BLTTHS.

- Hai là, cách tính thời hạn tạm giam không đủng theo khoản ỉ Điều 277 và khoản 2 Điều 278 BLTTHS

Vi, du± Vụ án Nguyễn Thanh Tâm, bị Viện Kiểm sát nhân dân thành

phố Buôn Ma Thuột truy tố về tội: “Tàng trữ trái phép chất ma túy" theo theo khoản 1 Điều 194 BLHS 1999, thụ lý số 60/2018/TLST-HS ngày 09 tháng 3 năm 2018 [27].

Ngày 09 tháng 3 năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột thụ lý vụ án số 60/2018/TLST-HS. Hiện bị can Nguyễn Thanh Tâm đang bị tạm giam theo Lệnh tạm giam số 48 ngày 23/02/2018 cùa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột. Thời hạn tạm giam

là 20 ngày, kể từ ngày 26/02/2018 đến ngày 17/3/2018. Ngày 08/3/2018, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định tạm giam số 41 đối với Nguyễn Thanh Tâm, thời hạn tạm giam 01 tháng 14 ngày, kể từ ngày 09/3/2018. Như vậy, tính đến ngày thụ lý, thời hạn tạm giam của Lệnh tạm giam số 48 vẫn còn 08 ngày, việc Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột không nối lệnh mà ra lệnh chồng lệnh không đúng với quy định.

- Ba là, việc gia hạn thời gian tạm giam chưa được thực hiện đảm bảo

Vi du: Vụ án Lạc Văn Thao và Tô Văn Toàn, bị Viện kiểm sát nhân

dân thành phố Buôn Ma Thuột truy tố về tội “ Trộm cắp tài sản" theo khoản 1

Điêu 138 cùa Bộ luật hình sự năm 1999, thụ lý sơ 165/2018/TLST-HS ngày 15/6/2018 của TAND thành phố Buôn Ma Thuột.

Trong vụ án này, kể từ ngày thụ lý vụ án 15/6/2018 đến ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử 01/8/2018 là 01 tháng 15 ngày, đến ngày mở phiên tòa 16/8/2018 là 02 tháng 01 ngày. Vụ án quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Chánh án không gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử và không gia hạn thời hạn tạm giam mà lại ra quyết định tạm giam kể từ ngày 16/7/2018 cho đến khi kết thúc phiên tịa sơ thẩm là khơng đúng quy định khoản 1 Điều 277 BLTTHS.

- Bổn là, Thời hạn tạm giam vượt quả thời hạn chuẩn bị xét xử

Vi_ du thứ nhaU Vụ án Y Tian Hwing, bị Viện Kiểm sát nhân dân

thành phố huyện Cư M’gar truy tố về tội: “Trộm cắp tài sản ” theo theo khoản 1 Điều 138 BLHS 1999.

Bị cáo bị truy tố về tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày. Tuy nhiên, Chánh án ra quyết định tạm giam bị cáo, thời hạn giam 45 ngày

là không đúng theo quy định khoản 1 Điều 277, khoản 1 Điều 278 BLTTHS.

Vi du thứ hai: Vụ án Vũ Mai Hiền, bị Viện Kiểm sát nhân dân thành

phố huyện Cư M’gar truy tố về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài săn” theo khoản 2 Điều 139 BLHS 1999.

Bị cáo bị truy tố về tội phạm nghiêm trọng, thời hạn chuẩn bị xét xử là 45 ngày. Tuy nhiên, Chánh án ra quyết định tạm giam bị cáo, thời hạn giam 60 ngày là không đúng theo quy định khoản 1 Điều 277, khoản 1 Điều 278 Bộ

luật Tố tụng hình sự.

Như vậy, tùy từng loại tội phạm mà thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 277 của BLTTHS. Tuy nhiên việc áp dụng thời hạn tạm giam trong một số tòa án vẫn chưa được thực hiện đúng theo quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, bị cáo khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.

- Năm là, việc ban hành qut định tạm giam khơng đủng hình thức

Vi_ du± Vụ án Vũ Mai Hiền, bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố

huyện Cư M’gar truy tố về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 2 Điều 139 BLHS 1999.

Trong các vụ án trên, sau khi kêt thúc phiên tịa, Hội đơng xét xử tiêp tục tạm giam bị cáo đề đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên tại phần thành phần ra quyết định gồm cả thư kỷ và kiểm sát viên là không đúng theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017. Thẩm quyền ban hành quyết định tạm giam sau khi kết thúc phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử. Điều 254 Bộ luật TTHS quy định, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Như vậy, Quyết định tạm giam bao gồm cả thư ký và kiểm sát viên là không đúng.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)