Các nhân tố tác động đến quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 26 - 28)

nghiêm túc vì hoạt động xây dựng nơng thơn mới dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới. Sự kiểm tra, giám sát để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, q trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không hiệu quả, đúng hướng hay chệch hướng, tuân thủ pháp luật hay không… Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, nhà nước rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng nơng thơn mới cần tiến hành: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực trong xây dựng NTM của nhà nước. Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch. Kiểm tra, giám sát về kinh tế và tổ chức sản xuất. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế về xây dựng nơng thôn mới.

1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nôngthôn mới. thôn mới.

1.3.1. Nhận thức của của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đối với quản lýkinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nơng thơn mới

Nhận thức vai trị quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới đối với cấp uỷ, Đảng, chính quyền. Các cấp uỷ, Đảng, chính quyền cần nhận thức được quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng nông thơn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Rằng “Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới là một chương trình lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Muốn xây dựng thành cơng nơng thơn mới thì phải xuất phát từ người dân, phải lấy dân làm gốc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Việc đầu tư xây dựng nông thôn mới mới là điều hết sức cần thiết, làm cho kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn; việc xây dựng nơng thơn mới thành cơng là góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nơng thơn với thành thị, trong đó người dân đóng vai trị là chủ thể hết sức quan trọng; nội lực được xác định là nguồn lực căn bản để

thực hiện xây dựng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra làm sao huy động được sức mạnh nội lực trong dân để thực hiện thành công những mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra từ Chương trình. Cần giữ vững đồn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị; lãnh đạo có hiệu quả cơng tác dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới để bắt tay xây dựng nông thôn mới, xác định khâu đột phá là “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc tuyên truyền”. Nhận thức được vấn đề đó và thực hiện đường lối của Đảng, thời gian qua phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương đã thu hút được sự tham gia tích cực của các cấp ủy, Đảng, chính quyền. Xác định các cấp uỷ, Đảng, chính quyền là chủ thể của quản lý kinh tế về xây dựng nông thơn mới, quyết định đến việc lựa chọn các hình thức triển khai phù hợp với thực tế. Thực hiện các giải pháp sát với thực tiễn, có tính hiệu quả cao. Cơng tác phân công, phân cấp trong bộ máy quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới cần được chú trọng để gắn trách nhiệm quản lý sát với thực tế.

1.3.2. Năng lực của bộ máy chính quyền các cấp

Tác giả Phạm Hà (2011) trong tạp chí Nơng nghiệp cũng đã nêu: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một chương trình tổng hợp bao gồm mọi mặt công tác của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Để thực hiện nội dung đó, Nhà nước phải đóng vai trị chỉ đạo, điều hành q trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện và kích thích tinh thần nhân dân thực hiện; nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới. Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trị chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trị nịng cốt, có tính chất quyết định. Vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ chính là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng.

1.3.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nơng thơn

Người dân, nhất là cư dân nơng thơn chính là chủ thể trong xây dựng nơng thơn mới. Thể hiện ở chỗ: người dân trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng KT-

XH; tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa; đảm bảo vệ sinh mơi trường; duy trì ổn định về trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở nơng thơn. Từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các q trình xây dựng NTM, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh.

1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động nguồn lực

Chương trình xây dựng nơng thơn mới của nước ta là một chương trình phát triển nơng thơn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước (gần 10.000 xã) trong một thời gian dài (2010-2020). Là một chương trình lớn, nguồn lực xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, cộng đồng,..) đầu tư vào đây rất lớn. Đây là chương trình lớn, có rất nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chính sách hỗ trợ gián tiếp, có sự lồng ghép nguồn lực của nhiều chương trình, dự án lớn. Là một chương trình phát triển nơng thơn tổng hợp, chưa có tiền lệ. Nhiều cơ chế, chính sách cịn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy việc ban hành, bổ sung, hồn thiện chủ trương, giải pháp liên quan đến Chương trình xây dựng nơng thơn mới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình. Thực tế thời gian vừa qua, các chính sách xây dựng nơng thơn mới được chỉnh sửa bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên thực tiễn triển khai đòi hỏi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w