Thực hiện tốt công tác xây dựng, sử dụng phân bổ vốn trong chương trình xây

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 82)

dựng nông thôn mới

Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả chương trình xây dựng (NTM) của tỉnh những năm tiếp theo đạt yêu cầu đề ra, tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho Nhân dân; vừa qua, HĐND tỉnh đã chính thức xem xét, điều chỉnh, ban hành nghị quyết phân bổ nguồn vốn ngân sách cho chương trình xây dựng NTM của tỉnh. Đây là nguồn lực quan trọng, kịp thời, nhằm đẩy nhanh tiến độ hồn thành Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM những năm tiếp theo.

Do đó, cần xây dựng và thơng qua các quy chế huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng, cơ chế khuyến khích nhân dân các xóm xây dựng đường giao

thơng, nhà văn hóa và các cơng trình phúc lợi của thơn trên ngun tắc: Cơng trình của thơn nào do thơn đó bàn bạc, tự chủ, tự quyết định, thực hiện theo quy hoạch và quy mô quy định. Kinh phí chủ yếu từ đóng góp của nhân dân trong thơn; xã có cơ chế hỗ trợ.

Thứ nhất,đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước:

Cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với chủ trương, chính sách xây dựng nơng thơn mới của Đảng, nhà nước, phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân trong việc tham gia xây dựng kế hoạch, lựa chọn cơng trình, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, tiếp nhận triển khai có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho địa phương và người sản xuất kinh doanh bao gồm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện tốt công tác lâp và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch sử dụng từng loại nguồn lực của địa phương là yếu tố hàng đầu để chủ động triển khai việc lập dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Thành phố ng Bí cần chủ động làm việc với Tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ sự ủng hộ nhằm tăng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư hàng năm cho tỉnh thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án, từ đó mới có thể phân bổ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho Xã.

Nâng cao kiến thức cho người dân về cơ chế thị trường, về sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp nhận khoa học cơng nghệ, từ đó giúp họ chủ động tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển sản xuất của Nhà nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, phẩm chất, năng lực và tâm huyết với công việc, với địa phương, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm là yếu tố quan trọng để triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tích cực tạo nguồn thu ngân sách, chủ động bố trí vốn đối ứng để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách cấp trên vào địa bàn.

Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính ngân sách, về đầu tư xây dựng cơ bản.Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước; giám sát của công đồng, đảm bảo công khai minh bạch với tất cả các khoản đầu tư.

Phải làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò của doanh nghiệp, HTX đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát huy được vai trị của chính quyền cơ sở trong việc tạo môi trường thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, HTX.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với doanh nghiệp, HTX được quy định tại các văn bản.

Thứ ba,đối với vốn tín dụng:

Cần nâng cao nhận thức người dân về vị trí, vai trị của vốn tín dụng; các quy định của Nhà nước, các tổ chức tín dụng đối với việc sử dụng các nguồn tín dụng nhằm giúp người dân chủ động chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để tiếp cận nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Đẩy mạnh cải cách hành chính của các cơ quan Nhà nước; đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng, nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc nhanh chóng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng .

Các ngân hàng thì cần đẩy mạnh cơng tác tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn người sản xuất, Doanh nghiệp, HTX lập và tổ chức thực hiện dự án sản xuất kinh doanh. Coi việc đây là việc làm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh của cả Doanh nghiệp và ngân hàng.

Phát huy vai trị hội nơng dân, các tổ chức chính trị xã hội trong việc tín chấp vay vốn và thực hiện tồn bộ hoặc một số khâu trong nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay. Theo dõi, giám sát và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân được bảo lãnh trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và trả nợ các tổ chức tín dụng đúng hạn.

Phát huy vai trị các cấp chính quyền xã trong việc tích cực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng quan hệ thân thiện với nhà đầu tư để thu hút đầu tư, qua đó dẫn vốn tín dụng vào địa bàn, nhất là nguồn tín dụng đầu tư phát triển.

Nâng cao trách nhiệm chính quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có điều kiện thực hiện thủ tục vay có tài sản thế chấp; xác nhận giấy đề nghị vay vốn tín chấp; hỗ trợ các tổ chức tín dụng thẩm định, cho vay, thu hồi nợ vay, xử lý rủi ro đối với các khoản vay của các đối tượng khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng theo quy định của pháp luật;

Để tăng quy mô và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng và đảm bảo cho Doanh nghiệp, Ngân hàng cùng đồng hành phát triển các Doanh nghiệp phải tăng được hiệu quả hoạt động của mình.

Các cấp, các ngành chỉ đạo,hỗ trợ Doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất kinh doanh tháo gỡ các khó khăn về đất đai, thủ tục hành chính…để có đủ các thủ tục pháp lý trong vay vốn, trong thế chấp tài sản;

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, về cơ cấu lại nợ cho các khách hàng vay vốn…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện tốt các quy định của UBND tỉnh về các chính sách hỗ trợ đầu tư nói chung, chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng trong tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất thấp.

Thứ tư,đối với vốn đóng góp từ dân cư:

Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến để người dân nắm được chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước các cấp, kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, trước hết là nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường, trang bị cho họ kiến thức SXKD, nâng cao khả năng tiếp cận KH-CN, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu.

Thực hiên tốt Quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để người dân tham gia từ đầu và trong cả quá trình lập đề án, quy hoạch nông thôn mới, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; phát huy vai trò của người dân trong việc lựa chọn dự án đầu tư, quyết định mức độ đóng góp, phương án thực hiện và tổ chức giám sát của cộng đồng theo quy định, trên cơ sở đó động viên các gia đình đóng góp tiền, của và sức lao động để chỉnh trang khu dân cư…,xây dựng nhà cửa, cơ sở sản xuất…,xây dựng kết cấu hạ tầng của thôn, xã theo phương châm làm từ nhà làm ra.

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, khuyến khích tiết kiệm chi tiêu để phục vụ sản xuất, tăng tích lũy đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các nghành tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, thủ tục tín dụng để người dân được tiếp cận và hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như chính sách hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh.... nhằm tạo động lực và niềm tin kích thích người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.

Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước – doanh nghiệp – nhà khoa học và nhà nơng nhằm giải quyết những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích đầu tư sản xuất.

Thực hiện tốt công tác theo dõi thi đua, biểu dương điển hình tiên tiến; thực hiện ghi cơng những người có nhiều đóng góp xây dựng q hương.

Phát động nhân dân trước hết là cán bộ đảng viên nêu cao tinh thần vì cộng đồng hiến đất, tự giác giải phóng mặt bằng, tích cực ủng hộ, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Xây dựng bầu khơng khí đồng thuận trong nhân dân, tạo sự thân thiện hợp tác và sẵn sàng chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để thu hút kêu gọi đầu tư vào địa bàn phát triển sản xuất.

Thứ năm,đối với nguồn tài trợ ODA, phi chính phủ và các tài trợ khác:

Làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi, của các nguồn tài trợ từ đó động viên nhân dân phát huy nội lực để tạo khả năng tiếp nhận và thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ.

Tăng cường hoạt động đối ngoại với các tổ chức tài trợ để nắm bắt thông tin về các hoạt động tài trợ gồm: mục tiêu, chính sách, nội dung, thời gian, các tiêu chí để được hưởng tài trợ, phương pháp tiến hành và các cam kết phải thực hiện.

Phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức lập dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nhà tài trợ.

Thực hiện đúng các cam kết với nhà tài trợ trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, thông lệ Quốc tế và các cam kết mà Việt Nam tham gia ký kết.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã để quản lý, tham gia quản lý các nguồn tài trợ đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu quy định của pháp luật.

3.2.4. Hoàn thiện phân cấp quản lý vốn trong chương trình xây dựng NTM

+ Phân cấp trong công tác lập kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới.

Đề án xây dựng nông thôn mới là bản “kế hoạch về mục tiêu, giải pháp, thời gian hồn thành 19 tiêu chí để đạt xã nơng thơn mới. Bản đề án cũng phải xác định tổng các nguồn lực tài chính cần thiết cho tồn bộ cơng việc để thực hiện đạt 19 tiêu chí và nhu cầu nguồn lực tài chính cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm, bao gồm: nguồn lực tài chính từ Ngân sách hỗ trợ theo các chính sách hiện hành; nguồn lực tài

chính từ tín dụng; nguồn lực tài chính từ các hộ kinh doanh và sản xuất trên địa bàn xã; đóng góp của dân cư; các nguồn tài trợ khác”…

Trên cơ sở các đề án và quy hoạch nông thôn mới cấp xã được phê duyệt, UBND cấp huyện tổng hợp, xây dựng đề án xây dựng nơng thơn mới cấp huyện trình UBND Tỉnh phê duyệt, làm căn cứ bố trí vốn. UBND Tỉnh trên cơ sở các đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xây dựng đề án xây dựng nơng thơn mới cấp Tỉnh trình BCĐ Trung ương phê duyệt.

+ Phân cấp trong công tác phân bổ và giao kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới UBND tỉnh căn cứ dự toán cân đối NSNN trên địa bàn; kế hoạch tổng hợp NLTC đầu tư XDNTM, phương án phân bổ KH vốn đầu tư XDNTM cho đơn vị trực thuộc; khả năng huy động vốn địa phương để phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư XDNTM cho UBND cấp huyện. Sau khi có dự tốn cấp tỉnh giao, UBND cấp huyện lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDNTM trên cơ sở khả năng huy động vốn cấp xã và tổ chức giao kế hoạch đầu tư XDNTM cho UBND cấp xã. Căn cứ dự toán cấp huyện giao, UBND cấp xã dựa vào kế hoạch được huyện giao lập phương án phân bổ vốn đầu tư XDNTM.

Phân bổ các nguồn lực kinh tế giữa Trung ương và địa phương: Trong giai đoạn 2011-2016, chưa có quy định cụ thể về tiêu chí phân bổ, định mức phân bổ NSTƯ, phần vốn đối ứng của NSĐP trong thực hiện chương trình mà chỉ quy định chung các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình theo tỷ lệ “Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn (khoảng 23%); Vốn trực tiếp cho chương trình (khoảng 17%); Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và vay thương mại) khoảng 30%; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20%; Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%”. Giai đoạn 2016-2020, các nguồn lực tài chính được phân bổ cho xây dựng nông thôn mới được quy định cụ thể như sau:

Ngân sách Trung ương ưu tiên phân bổ cho “các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; các xã mới đạt dưới 05 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí (để phấn đấu hồn thành mục tiêu xây dựng nơng thơn mới); các xã chưa hồn thành các cơng trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường”; Dành khoảng 10% tổng

các nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTƯ) của CTMTQG XDNTM để thực hiện các nhiệm vụ như: Thưởng cơng trình phúc lợi cho các địa phương tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nơng thơn mới”; triển khai Đề án thí điểm về tổ chức sản xuất tại 7 vùng kinh tế của cả nước; các Đề án XDNTM ở các vùng đặc thù; các Đề án thí điểm ở cấp trung ương phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện CTMTQG XDNTM được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt;…

Hệ số ưu tiên theo tỷ lệ nhận hỗ trợ từ NSTƯ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ nhận hỗ trợ từ NSTƯ dưới 50% hệ số 1; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ nhận hỗ trợ từ NSTƯ từ 50% trở lên hệ số 1,2.

Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện CTMTQG XDNTM: Tổng vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016 – 2020 phải bảo đảm mức quy định: “Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình: khoảng 24%; Vốn lồng ghép từ các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%; Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và vay thương mại): khoảng 45%; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%; Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%”.

Phân bổ vốn đầu tư giữa các cấp địa phương: Do hiện nay chỉ quy định phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP mà chưa có văn bản quy phạm nào quy định cụ thể về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ĐP, vì vậy

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w