Hệ thống vận tải đô thị của Tokyo là một trong những hệ thống vận tải phát triển nhất trên thế giới, với diện tích 622 km2 của 23 đặc khu và dân số 9,25 triệu người vào
năm 2015 (tổng dân số thủ đô Tokyo là 13,506 triệu người). Tỷ lệ di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng bao gồm hệ thống xe buýt, đường sắt đô thị và tàu điện ngầm đáp ứng 87% (trong đó, xe bt chiếm 1%, đường sắt đơ thị và tàu điện ngầm chiếm 86%) nhu cầu đi lại của người dân
- Về quản lý nhà nước: Khi lập các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án bắt buộc các chuyên ngành phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc gia và của ngành;
- Về quản lý các doanh nghiệp: Phải có trang web để quảng bá và công bố các thông tin phục vụ khách hàng. Chính sách chất lượng thể hiện rõ ràng ngay trên các trang web của các cơng ty qua các hình thức dịch vụ và giá cước. Mọi khách hàng có thể tham khảo và truy vấn theo số điện thoại của công ty;
- Về KCHT phục vụ vận tải đường bộ: Trạm nghỉ, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển phải bố trí tại các địa điểm thuận lợi, đóng vai trị trung chuyển, nằm gần trục đường quốc lộ, có bãi đỗ xe, điện thoại 24/24h. Tại đây, hành khách và lái xe có thể nghỉ ngơi, mua sắm, bơm xăng, tra cứu các thơng tin du lịch, giao thơng, vị trí địa lý.
Từ thực tế hoạt động VTHKCC tại Tokyo có thể rút ra những vấn đề cốt lõi để phát triển và hoàn thiện các tiêu chuẩn về hệ thống VTHKCC như sau:
- Quy hoạch vận tải đô thị đã được phân quyền: Cho phép sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch vận tải và các hoạt động phát triển khác trong đó có lồng ghép các tiêu chuẩn về VTHKCC với các tiêu chuẩn của các ngành khác;
- Sự mở rộng thủ đô qua việc phát triển mạng lưới đường sắt: Chiến lược phát triển các khu dân cư cũng như các khu vực dọc theo các hành lang đường sắt; sự phát triển mật độ cao đã tạo ra nhu cầu đi lại;
- Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về nguồn tài chính cho đường sắt đơ thị: Khoản tiền trợ cấp trực tiếp cho chi phí xây dựng, tiền lãi, các khoản cho vay dự trữ cùng các điều khoản thuận lợi, tiền trợ cấp cho người đi làm sử dụng vận tải công cộng;
- Đẩy mạnh sự tái phát triển quanh các điểm trung chuyển vận tải: Thơng qua sử dụng có hiệu quả không gian nhà ga, tái phát triển các khu vực phụ cận, các mơ hình sử dụng đất được tổ chức tập trung tạo thuận lợi cho việc tiếp cận đường sắt và các dịch vụ vận tải tuyến nhánh.