Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại đô thị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở Việt Nam Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội (Trang 48 - 52)

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ DỊCH VỤ VTHKCC BẰNG XE BUÝT TẠI ĐÔ THỊ

2.1.3. Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại đô thị

2.1.3.1. Khái niệm

“Như đã trình bày ở trên, trong hệ thống giao thơng đơ thị, có sự tham gia của một số phương thức VTHKCC chủ yếu bằng phương tiện bánh hơi (xe ô tô buýt, xe điện bánh hơi, taxi,..), phương tiện bánh sắt (tàu điện ngầm, đường sắt nhẹ, đường sắt 1 ray,..). Tại các thành phố phát triển, hệ thống VTHKCC bằng phương tiện bánh sắt đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của người dân. Ngược lại, đối với các thành phố chưa phát triển phương tiện bánh sắt, VTHK bằng xe buýt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống VTHKCC đô thị.“

“Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là hình thức vận tải sử dụng ơ tơ để vận chuyển hành khách trên các tuyến cố định của một thành phố, hoạt động theo biểu đồ vận hành và giá cước quy định nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân. Đối với các thành phố chưa phát triển VTHKCC đô thị bằng đường sắt (hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên cao,..), VTHKCC bằng xe bt đóng vai trị chủ đạo, đáp ứng nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộng của người dân thành phố.“

Theo quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Nghị định số: 10/2020/NĐ-CP, ngày ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ thì:

“Khoản 4 Điều 117 dự thảo Luật GTĐB định nghĩa: “Kinh doanh vận tải hành

khách bằng xe buýt là loại hình kinh doanh vận tải công cộng sử dụng xe ô tơ có sức chứa từ 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) trở lên hoạt động theo tuyến, lịch trình và các điểm dừng đón, trả khách được xác định trước.“

Tuyến xe buýt nội tỉnh là toàn bộ tuyến có hành trình nằm trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; điểm xuất phát và điểm kết thúc của tuyến xe buýt nội tỉnh không bắt buộc phải là các bến xe. Tuyến xe buýt liên tỉnh có điểm xuất phát và điểm kết thúc của tuyến tại các bến xe và có hành trình nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Khoản 34 Điều 3 định nghĩa: “Xe ô tô buýt (xe ô tô khách thành phố) là xe ơ tơ khách, trên xe có bố trí các ghế ngồi, chỗ đứng cho hành khách; có kết cấu, trang bị cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên”.

+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 02 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của tuyến xe buýt liền kề thuộc đơ thị đặc biệt thì khơng vượt q 03 tỉnh, thành phố. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 km.

+ Hành trình chạy xe được xác định cụ thể điểm đi, điểm đến và các điểm dừng, đỗ theo tuyến đường nhất định.

+ Lịch trình chạy xe là thời gian được xác định cho một hành trình từ khi xe xuất phát đến khi kết thúc.

+ Biểu đồ chạy xe là tổng hợp các hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe trong một chu kỳ thời gian nhất định.

+ Thời gian biểu chạy xe là tổng hợp thời điểm xuất bến của xe trong một khoảng thời gian do cơ quan quản lý tuyến xây dựng theo một chu kỳ thời gian nhất định và công bố để các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia.

+ Điểm dừng xe buýt là những vị trí xe bt phải dừng để đón, trả hành khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2.1.3.2. Đặc điểm

- Về tuyến vận chuyển và thời gian hoạt động: Các tuyến vận chuyển thường có cự ly trung bình và ngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu của hành khách. Thời gian hoạt động của phương tiện vào ban ngày theo quy định của thành phố và phụ thuộc vào mật độ hành khách trên các tuyến.

- Về phương tiện: Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện khai thác của mạng lưới giao thông đô thị, phương tiện VTHKCC bằng xe buýt phải đáp ứng quy định về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc và các thiết bị phục vụ hành khách, thiết bị phục vụ giám sát vận hành.

-“Về tổ chức vận hành: Quá trình vận hành của phương tiện phải được giám sát và quản lý điều hành thống nhất trên tồn mạng lưới tuyến giao thơng thành phố. Đặc biệt, đối với các thành phố chưa có mạng lưới đường dành riêng cho xe buýt, sự tham gia của nhiều loại phương tiện giao thông trên cùng tuyến tạo nên hạn chế rất lớn cho quá trình vận hành xe buýt. Do đó, cơng tác quản lý vận hành gặp nhiều khó khăn, địi

hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống điều khiển giao thông, quản lý điều hành VTHKCC và sự linh hoạt, chủ động của nhân viên lái xe.“

-“Về quản lý dịch vụ và chính sách giá: Quản lý kết cấu hạ tầng (KCHT), điều hành vận tải (ĐHVT) và giá cước tuân theo quy định của Nhà nước, chính quyền thành phố. Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ có trách nhiệm trong quản lý phương tiện, tổ chức khai thác. Đặc biệt, với mục đích đem lại dịch vụ cơng ích cho người dân, giá cước thường thấp hơn so với giá thành vận tải nên địi hỏi nhà nước, chính quyền thành phố phải có chính sách trợ giá phù hợp nhằm bù đắp chi phí, đảm bảo duy trì và phát triển VTHKCC của mỗi thành phố.“

- Về nhu cầu vận tải: Nhu cầu VTHKCC bằng xe buýt hình thành luồng hành khách trên các tuyến giữa các địa điểm nội đô và giữa các vùng phụ cận với trung tâm thành phố. Đặc điểm cơ bản của nhu cầu vận tải là cự ly đi lại ngắn, có sự mất cân đối rõ rệt theo thời gian, chiều vận chuyển, liên tục thay đổi tùy thuộc mật độ dân cư trên từng tuyến và có sự khác biệt rất lớn giữa các tuyến. Mặt khác, do hạn chế về tính linh hoạt và giá vé thấp, đối tượng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu tập trung vào nhóm hành khách có thu nhập thấp, nhu cầu đi lại thường xuyên và không hạn chế về thời gian. Đòi hỏi về chất lượng dịch vụ ở mức thấp hơn so với VTHK trên các tuyến dài (VTHK bằng đường biển, đường sắt) hoặc nhanh với chất lượng cao (VTHK bằng đường hàng không).

Hệ thống quản lý dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt gồm các phân hệ quản lý chủ yếu: Quản lý mạng lưới tuyến, quản lý phương tiện, quản lý tổ chức vận hành, quản lý công tác phục vụ hành khách. Mặt khác, hoạt động tương tác của hành khách cũng là một thành phần quan trọng của hệ thống dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

-“Về quản lý mạng lưới tuyến: Công tác quản lý mạng lưới tuyến thuộc chức năng quản lý nhà nước về KCHT và tổ chức mạng lưới GTĐT nói chung. KCHT và mạng lưới tuyến đóng vai trị quan trọng đảm bảo điều kiện khai thác kỹ thuật cho hệ thống GTĐT nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Chất lượng KCHT và quy hoạch mạng lưới tuyến có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức khai thác phương tiện và phục vụ hành khách.“

-“Về quản lý phương tiện: Trên cơ sở tuân thủ quy định về tiêu chuẩn an tồn kỹ thuật và mơi trường, nhiệm vụ quản lý phương tiện thuộc phạm vi trách nhiệm của DNVT nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý kỹ thuật phương tiện và tổ chức khai thác hiệu quả. Chất lượng kỹ thuật của phương tiện và các thiết bị phục vụ hành

khách trên xe là các yếu tố đảm bảo quá trình vận hành an tồn, thơng suốt và điều kiện tiện nghi, thoải mái cho hành khách.“

-“Về quản lý điều hành vận hành: Quản lý điều hành vận tải thực hiện các chức năng chủ yếu như lập kế hoạch vận tải (xây dựng lịch trình và biểu đồ chạy xe), chỉ huy điều độ quá trình vận hành của phương tiện. Cơng tác quản lý điều hành địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm điều hành vận tải của thành phố, điều độ vận tải của doanh nghiệp; hệ thống dịch vụ kỹ thuật tại bến xe, điểm trung chuyển; nhân viên lái xe và các bên liên quan khác (cảnh sát giao thông, người tham gia giao thơng). Hoạt động quản lý vận hành có quyết định đến vấn đề an tồn, nhanh chóng, thơng suốt và đúng giờ của từng hành trình chạy xe.“

- Về quản lý công tác phục vụ hành khách: Công tác phục vụ hành khách gồm các nhiệm vụ chủ yếu như cung cấp thông tin cho hành khách về mạng lưới tuyến, lịch trình, biểu đồ chạy xe và các dịch vụ khác; tổ chức công tác bán vé (bán vé tháng, vé lượt); giao tiếp và hỗ trợ phục vụ hành khách của nhân viên phục vụ trên xe.

- Hoạt động của hành khách: Trong hệ thống dịch vụ VTHK, hành khách vừa là người thụ hưởng, vừa là nhân tố cấu thành hệ thống dịch vụ. Bởi vì, sự tn thủ, thái độ tích cực trong các hoạt động tương tác giữa hành khách với hệ thống dịch vụ sẽ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của hành khách và hồn thành q trình cung cấp dịch vụ.

2.1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bt

- Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, khơng cản trở và dễ hồ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.

- Tần suất chạy xe lớn, yêu cầu chính xác về mặt thời gian, không gian để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, đồng thời cũng nhằm để giữ gìn trật tự, an tồn giao thơng đơ thị.

- Khai thác, điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến, lượt, thay xe trong thời gian ngắn mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến.

- Hoạt động có hiệu quả với các luồng hành khách có cơng suất nhỏ và trung bình, đối với các tuyến mà luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian thì có thể giải quyết thơng qua việc lựa chọn loại xe thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý.

- Chi phí đầu tư cho xe buýt tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại khác, cho phép tận dụng mạng lưới đường hiện tại của thành phố, chi phí vận hành thấp, nhanh chóng đem lại hiệu quả.

- Đầu tư vào lĩnh vực VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe bt nói riêng khơng chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận mà cịn vì các mục tiêu xã hội và tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đô thị.

- VTHKCC bằng xe buýt rất cơ động, hệ thống điều hành đơn giản, có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với công suất luồng hành khách khác nhau.

- VTHKCC bằng xe buýt có vốn đầu tư thấp, chi phí khai thác tương đối thấp so với các loại hình VTHKCC khác nên thích hợp với các đối tượng là học sinh, sinh viên những người đi làm thường xuyên.

- Ngoài khả năng vận chuyển độc lập với khối lượng lớn, VTHKCC bằng xe buýt cịn có khả năng thực hiện một cách có hiệu quả chức năng phối hợp giữa các phương thức vận tải khác trong hệ thống VTHKCC, đảm bảo sự liên thông của các hệ thống VTHKCC.

Tuy nhiên, VTHKCC bằng xe buýt có hạn chế:

- VTHKCC bằng xe buýt có năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác thấp;

- Khả năng vượt tải thấp trong giờ cao điểm;

- Thường không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tính tiện nghi, độ tin cậy. Do tính cơ động, linh hoạt cao nên cũng thường dẫn đến tùy tiện, khó quản lý;

- An tồn khơng cao, phụ thuộc nhiều vào chất lượng xe.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở Việt Nam Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)