ĐÁNH GIÁ CỦA HÀNH KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ XE BUÝT

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở Việt Nam Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội (Trang 117)

Lý do lựa chọn xe buýt

An toàn, an ninh Giá vé rẻ Lộ trình phù hợp, dễ chuyển tiếp Nhiều tuyến

Chất lượng phương tiện tốt Thái độ phục vụ

Điểm dừng gần, thời gian chờ xe ngắn Xe chạy đúng giờ, đúng lộ trình Lý do khác

(nguồn: báo cáo của Sở GTVT Hà Nội) Trong mỗi chỉ tiêu chất lượng dịch vụ có thể thấy được hành khách đánh giá khơng cao, có thể tóm tắt như sau:

Hành khách đánh giá lộ trình tuyến ở mức trung bình trở xuống chiếm (93%); kết hợp với tỷ lệ khách sử dụng vé tháng nhưng không chuyển tuyến chiếm tỷ lệ 59,6% chứng tỏ các tuyến buýt hiện nay lộ trình chưa phù hợp, hành khách chủ yếu sử dụng dưới dạng tuyến buýt thẳng, chưa có sự liên thơng trong tồn mạng lưới. Chỉ có 20% hành khách dùng vé liên tuyến chuyển tuyến 1 lần trên tồn hành trình.

Thời gian chuyến đi quá dài, có tới 54,5% hành khách được hỏi đánh giá yếu tố này ở mức trung bình, 36,3% hành khách đánh giá ở mức kém; trong đó thời gian hành khách chờ đón xe trung bình là 16,5 phút, có 52% hành khách đánh giá là lâu. Do đó yếu tố cải thiện thời gian chờ đón xe là một trong 3 yếu tố chính hành khách đề nghị cải thiện để lựa chọn dùng xe buýt (chiếm 11,8%). Ngoài ra, khung giờ hoạt động của tuyến có 72,6% đánh giá là trung bình và tính đúng giờ theo lịch trình cũng có tới 23,71% khách đánh giá kém cho thấy: thời gian chuyến đi của xe buýt hiện nay hành khách đánh giá kém, kể cả về lịch trình hoạt động, thời gian chờ xe và thời gian xe chạy. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn tới lựa chọn của hành khách, tuy nhiên yếu tố này hiện được đánh giá kém và trung bình.

Về chất lượng phương tiện và các trang thiết bị trên xe: đa phần hành khách đánh giá ở mức độ trung bình, tuy nhiên những yếu tố như điều hịa nhiệt độ, bảng thơng tin/loa trên xe; tay cầm, chỗ ngồi… ln có khoảng 20 – 25% hành khách đánh giá ở mức độ kém – Đây cũng là yếu tố thứ 4 yêu cầu cần cải thiện của hành khách.

Về điểm dừng đỗ: có tới 80,4% hành khách “chấp nhận được” về số lượng điểm dừng đỗ và 80% khách đánh giá vị trí các điểm dừng ở mức trung bình và dưới trung bình, cơ sở vật chất tại các điểm dừng kém (23%) – đây đồng thời là yếu tố thứ 2 trong 3 yếu tố hành khách đề nghị cải thiện để lựa chọn xe buýt làm phương tiện sử dụng (11,8%). Việc bố trí điểm trơng giữ xe tại các điểm dừng xe buýt chỉ có 9,6% khách cho là cần thiết trong khi tỷ lệ hành khách tự dùng phương tiện đến điểm dừng là 10%.

Về thái độ lái phụ xe: vẫn cịn một tỷ lệ khơng nhỏ hành khách đánh giá ở mức độ kém – đây cũng là yếu tố thứ 5 trong yêu cầu cải thiện về CLDV của hành khách (7,7%).

Về vé và tần suất sử dụng: Trong tổng số hành khách điều tra có 44,7% hành khách sử dụng vé tháng liên tuyến, 16% khách sử dụng vé tháng 1 tuyến còn lại là vé

lượt. Mức độ sử dụng xe buýt của khách 1 tuyến dùng vé tháng tập trung ở mức 2 lượt đi/ngày (chiếm 75%). Đối với khách dùng vé tháng liên tuyến, thường thấy là khách không chuyển tuyến (chiếm 59,6%) trong khi khách chuyển tuyến 1 lần chiếm 20% và 2 lần là 18% - điều này cho thấy tuy khách sử dụng vé liên tuyến nhưng chỉ sử dụng cho 1 tuyến, một phần do giá vé khơng có sự chênh lệch quá lớn giữa vé tháng 1 tuyến và liên tuyến.

“Ngồi ra, giá vé xe bt khơng cịn là yếu tố hấp dẫn để người dân sử dụng xe buýt, điều này thể hiện rõ có 33,6% hành khách đi bằng xe buýt đánh giá là giá vé rẻ nhưng chỉ có 18% khách lựa chọn xe buýt với lý do giá vé và 66,4% coi vé xe buýt là chấp nhận được.“

4.2.3.3 Đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt qua điều tra hộ gia đình

Qua điều tra đánh giá của Sở GTVT Hà Nội, các hộ gia đình đều phát sinh chuyến đi thường xuyên là đi làm và đi học (chiếm 88,5%); tuy nhiên trong đó tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân là xe máy chiếm 76,4%; xe ô tô chiếm 5,4% và chỉ có 11,5% các chuyến đi là sử dụng xe buýt.

Cự ly chuyến đi của các hộ gia đình khơng đồng đều, tuy nhiên chủ yếu là các chuyến đi dưới 7km (62%); giờ xuất phát chủ yếu từ 6 – 8h (chiếm 76,2%) và tổng thời gian đi lại chủ yếu là từ 15 – 45 phút (74%). Như vậy, người dân có xu hướng sinh sống gần nơi làm việc, học tập. Thời gian phát sinh chuyến đi cũng hoàn toàn phù hợp với khung giờ cao điểm hiện nay, tuy nhiên thời gian các chuyến đi thường dưới 30 phút là ngắn hơn rất nhiều khi đối chiếu với các chuyến đi thực hiện bằng xe buýt hiện nay (ở cuộc điều tra hành khách bằng xe buýt). Rõ ràng ưu thế của phươngtiện cá nhân là linh hoạt và tốc độ di chuyển nhanh hơn xe buýt – đây là yếu tố chính ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương tiện sử dụng của người dân.

Về đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt

Đối với những cá nhân trong hộ gia đình ở khu vực khảo sát, như đã đánh giá ở trên, tỷ lệ sử dụng xe buýt rất thấp, chỉ có 15% gia đình có người thường xun sử dụng (trên 3 ngày/tuần); 43% hộ gia đình được hỏi khơng bao giờ sử dụng xe buýt.

Trong số những người được hỏi, có tới 53% đánh giá chất lượng dịch vụ ở mức độ trung bình và 26% đánh giá ở mức độ kém. Đây là nhận xét của cả những người có sử dụng và không sử dụng xe buýt, cho thấy quan điểm của người dân về xe buýt chưa được cải thiện.

Thời gian chờ xe bình quân của người sử dụng dịch vụ buýt hiện nay là 17 phút, đa số người dân đánh giá chung là chấp nhận được (41%); tuy nhiên đây lại là một trong những yếu tố được yêu cầu cải thiện nhiều nhất để tăng chất lượng dịch vụ.

Mức giá vé hiện nay của xe bt khơng cịn được coi là rẻ, thậm chỉ có tới 8% hành khách đánh giá là đắt – Ưu thế giá vé rẻ của xe bt khơng cịn khi thực tế giá xăng giảm liên tục trong thời gian vừa qua.

Những yêu cầu của người dân về cải thiện chất lượng dịch vụ buýt hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên, có một số yếu tố được yêu cầu ở mức độ cao hơn, cụ thể:

- Thời gian chuyến đi (15% yêu cầu) - Thời gian chờ xe (14% yêu cầu)

- Lộ trình tuyến, chất lượng phương tiện và cơ sở vật chất tại điểm dừng đều được yêu cầu ở mức độ như nhau là 10%

- Lý do chính khiến người dân khơng sử dụng xe bt là những ý kiến khác (26%) bên cạnh những vấn đề của xe buýt, trong đó có tới 16% lý do có phương tiện cá nhân.

Với những vấn đề liên quan đến xe buýt, lý do khiến người dân không sử dụng phân bố tương đối đều, nhưng cũng nổi bật lên gồm:

- Thời gian chờ xe lâu 12%

- Lộ trình tuyến khơng phù hợp 11% - Thời gian chuyến đi dài 11% - Phải đi bộ xa 10%

Ngun nhân chính do có phương tiện cá nhân (chủ yếu là xe máy) cùng với những ưu thế của phương tiện xe máy như đã nói ở trên khiến dịch vụ xe buýt không hấp dẫn đối với người dân. Kết quả điều tra cho thấy lý do chính người dân khơng sử dụng xe buýt là do phương tiện cá nhân tiện lợi hơn.

Một số lý do khác khiến người dân khơng dùng xe bt là lộ trình tuyến khơng phù hợp, thời gian chuyến đi dài và thời gian chờ lâu. Điều này cũng trùng khớp với những đánh giá của hành khách sử dụng xe buýt trong cuộc điều tra hành khách nói chung.

4.2.3.4 Đánh giá chung

Chất lượng dịch vụ xe buýt Hà Nội hiện nay được hành khách đánh giá ở mức độ trung bình; tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố cần cải thiện, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu của hành khách đã tăng lên và đa dạng hơn. Qua cuộc điều tra cho thấy một số vấn đề sau:

Hành khách sử dụng xe buýt chủ yếu là người trẻ và có thu nhập ở mức trung bình và thấp (35% khách có thu nhập từ 2 – 4 triệu); mục đích chuyến đi thường xuyên chủ yếu là đi làm và đi học.

Hành khách có xu hướng sử dụng xe buýt cho chuyến đi có cự ly dài (từ 7- 10 km) – điều này đúng đối với cả khách thường xuyên dùng xe buýt và khách hiếm khi sử dụng.

Hành khách thường mua vé tháng liên tuyến nhưng thường không dùng chuyển tuyến, và số chuyến đi trong ngày của hành khách sử dụng vé tháng một tuyến thường là 2 lượt/ngày.

Chất lượng dịch vụ chung được đánh giá ở mức trung bình và kém, cho thấy đòi hỏi của hành khách đối với chất lượng chung là yêu cầu thay đổi những yếu tố sau đối với CLDV: thời gian chuyến đi, thời gian chờ lượng dịch vụ nói chung cao hơn mức cung ứng hiện nay.

b. Đối với hộ gia đình tại các đơ thị ít sử dụng xe buýt

Từ kết quả điều tra cho thấy, hiện nay nhu cầu của các hộ gia đình ở các khu vực đơ thị mới phát triển của thành phố, điều kiện tiếp cận dịch vụ buýt ở mức thấp (có tuyến buýt nhưng chưa đa dạng) là rất ít. Các cá nhân trong hộ gia đình hầu hết sử dụng phương tiện cá nhân cho chuyến đi hàng ngày (thường là đi làm, đi học và kết hợp nhiều mục đích khác).

Việc lựa chọn xe buýt không là ưu tiên của người dân trước tiên bởi ưu thế của phương tiện cá nhân và thói quen sử dụng, một phần khác do đặc điểm đi lại, đặc điểm về điều kiện cơ sở hạ tầng khó tiếp cận và tính tiện dụng về thời gian của xe buýt kém hơn hẳn so với xe cá nhân.

Đối với những người sử dụng buýt, do chất lượng dịch vụ trung bình nên khơng hấp dẫn, đặc biệt về điều kiện tuyến đường, điều kiện thời gian di chuyển trên đường, thời gian chờ đón phương tiện.

Có thể thấy, đối với các hộ gia đình tại các khu đô thị mới của thành phố, tuy điều kiện tiếp cận xe buýt là có (dù ở mức độ thấp do số lượng tuyến ít và thời gian chờ xe dài) nhưng người dân rất ít sử dụng xe buýt, do việc sở hữu và thói quen sử dụng

phương tiện cá nhân đã tồn tại từ lâu. Đây là điểm mấu chốt khiến người dân không chuyển sang sử dụng xe buýt, bên cạnh đó là yếu tố chất lượng dịch vụ kém chưa hấp dẫn được người dân.

4.2.4. Phát triển về dịch vụ gia tăng

Mạng lưới các tuyến xe buýt đa dạng của Hà Nội mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng sử dụng:

- Các tuyến buýt nội đô, xuyên tâm;

- Các tuyến buýt kết nối: các trường Đại học, bệnh viện, khu đô thị, các điểm du lịch xung quanh Hà Nội, các bến xe đầu mối,

- Tuyến buýt 86 và 68 từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài; - Tuyến buýt hai tầng Citytour phục vụ khách du lịch;

- Tuyến buýt nhanh BRT…

Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ về lượng, hệ thống xe buýt của Hà Nội cũng đã có những bước tiến ấn tượng về chất, hơn 50% phương tiện xe buýt của Transerco đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Đồng thời các tiện ích trên xe cũng liên tục được tăng cường, nhằm mang lại sự thuận tiện cho hành khách như: Hệ thống phát wifi miễn phí, hệ thống định vị GPS, hệ thống thông báo điểm dừng tự động, đèn led giúp dễ dàng nhận diện tuyến xe và lộ trình. Ngồi ra, việc ra mắt phần mềm Timbus với chức năng thông báo thời gian xe đến, được cài đặt trên các điện thoại thông minh, đã giúp cho hành khách chủ động hơn trong việc sử dụng dịch vụ xe buýt.

Cùng với đó, việc đưa vào khai thác phần mềm timbuyt.vn cũng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của hành khách. Phần mềm này cho phép người dùng tìm kiếm đường đi của xe buýt, tra cứu thông tin các tuyến buýt về lộ trình, điểm dừng đỗ, thời gian, tần suất hoạt động,… kể cả điện thoại khơng có kết nối in-tơ- nét, ứng dụng cả hệ điều hành Android và IOS, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Thực hiện chủ trương phát triển VTHKCC của thủ đô, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký vận hành 10 tuyến buýt mới bằng xe chạy điện và cam kết đầu tư 150 - 200 xe buýt điện cao cấp với hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư trung tâm quản lý và vận hành xe buýt thông minh, trạm kỹ thuật cùng hệ thống trạm sạc pin tại các điểm đầu cuối, bãi đỗ xe ban đêm để đáp ứng yêu cầu vận hành của hệ thống xe buýt điện.

Hiện tập đoàn đang làm việc với Cục Đăng kiểm Việt Nam để bảo đảm các xe buýt điện đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy chuẩn hiện hành...

Với đặc thù "ngõ nhỏ, phố nhỏ", TP Hà Nội cũng cần phát triển các loại phương tiện VTCC công suất nhỏ như buýt mi-ni và xe điện chạy theo tuyến nhưng không cần bến, xe lam, xe đạp công cộng để kết nối với các tuyến xe buýt. Trong tương lai xa, có thể đầu tư một số tuyến tàu điện thường, trang bị hiện đại chạy quanh Hồ Gươm, dọc các đường Bà Triệu, Hàng Bài, Tràng Thi,... Đây là loại phương tiện VTCC rất kinh tế và đẹp đối với các thành phố du lịch.

“Qua các phân tích trên có thể thấy các doanh nghiệp chỉ cải tiến những dịch vụ hiện có, cịn các dịch vụ mới, những dịch vụ mang tính đột phá vẫn cịn chưa được chú trọng đầu tư. Ngành GTVT và các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến những dịch vụ này trong thời gian tới, nhằm nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đường bộ.“

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội

4.3.1 Kết quả nghiên cứu định tính

“Khi các chuyên gia, các nhà quản lý dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt được hỏi về sự phát triển VTHKCC bằng xe buýt được đánh giá như thế nào, có nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng tất cả hầu hết đều có chung một ý kiến đó là sự phát triển của dịch vụ xe buýt nên được xem xét dưới góc độ đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu đi lại của người dân thành phố, ngồi ra cịn có các ý kiến về số lượng tuyến xe, mật độ mạng lưới dịch vụ xe buýt, thời gian chuyến đi của hành khách tính theo phương pháp OD. Một số ý kiến cho rằng sự phát triển của VTHKCC bằng xe buýt có sự tác động trực tiếp của chất lượng dịch vụ xe buýt do doanh nghiệp cung cấp...

Khi được hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội, NCS đã thu được rất nhiều ý kiến đáng giá, một số điểm quan trọng cần lưu ý trong cuộc phỏng vấn được trích xuất dưới đây:

“Thủ đơ hiện là một trong những thành phố có hệ thống xe buýt được đầu tư

tương đối lớn, chất lượng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của người dân. Mạng lưới tuyến buýt của Hà Nội đang thiếu tầm nhìn dài hạn, điều chỉnh luồng tuyến nhiều nhưng khơng hợp lý. Do đó, Hà Nội cần phải có quy hoạch dài hạn, ổn định cho mạng lưới xe buýt...”, một cán bộ quản lý của Transerco cho biết.

“...khi quy hoạch xây dựng một khu đô thị, khu dân cư, Hà Nội phải đồng thời tính đến sự hiện diện tất yếu của xe buýt. Hạ tầng khu vực đó phải tối ưu cho vận tải

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở Việt Nam Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)