Kiến thức cơ bản:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn HSG NGỮ văn 6 (Trang 81 - 85)

II. Tiến trình ơn tập

A. Kiến thức cơ bản:

1. Những trải nghiệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có

những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời

khen ngợi mà đơi khi nó cịn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta.

2. Các yêu cầu cần thiết với bài viết kể về trải nghiệm:

- Trước hết yếu tố đầu tiên tạo nên cảm hứng viết là ở đề bài giàu sức khơi gợi, có độ mở để các con được lựa chọn sự việc theo ý thích của mình để kể. Từ “trải nghiệm” khác với “kỉ niệm” là ở sự nhấn mạnh đến các hoạt động khám phá thiên nhiên, cuộc sống, con người và kể cả bản thân để rút ra được kĩ năng, bài học về cuộc sống để trưởng thành hơn một cách chủ động và tích cực. Từ “ trải nghiệm” nghe hợp với xu thế hiện đại với hình thức học trải nghiệm, kết hợp nhận thức lý thuyết và học vận dụng thực tế. Cũng phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với sự tò mò, năng động của các con. Vì vậy kể về trải nghiệm của mình thì chắc chắn học sinh sẽ háo hức khi được bộc lộ về bản thân hơn.

- Thứ hai, HS kể về một sự việc mình đã trải qua nên cảm xúc rất thực, rất riêng và cả rất mới mẻ. Kể ở ngôi thứ nhất với cách cảm nhận, suy nghĩ của bản thân học sinh nên không thể rập khuôn, sáo rỗng như bài văn mẫu được.

- Thứ ba, học sinh biết vận dụng các phương thức biểu đạt khác bên cạnh tự sự như miêu tả, biểu cảm, nghị luận hoặc vận dụng vốn kiến thức văn học như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thơ hay những câu danh ngôn, bài hát…làm cho lời văn linh hoạt.

- Thứ tư, các con có thực tế để viết. Những trải nghiệm từ nhiều năm trước cũng là một nội dung để thể hiện trong bài làm của mình. Thực tế càng mới mẻ thì cảm xúc càng nóng hổi, càng dễ viết. Có thể đó là những trải nghiệm từ khi vào trường cấp 2: từ buổi khai giảng online hay những tiết học trực tuyến vui hấp dẫn, từ buổi lễ sơ kết học kì I hay chương trình “ Chào xn 2022”, từ khơng khí đón tết của gia đình hay chuyến đi về q, từ hoạt động nhóm sơi nổi hay việc phải đối diện và vượt qua Covid ( khi trở thành F0)…hoặc một tình huống ứng xử, có ý nghĩa giáo dục trong gia đình…Khi chọn sự việc để kể, các con chú ý đọc kĩ đề và làm đúng phạm vi giới hạn ( trải nghiệm trong dịp tết, trong đợt dịch Covid, trong năm học lớp 6 …)

- Thứ năm, chính là ở cách miêu tả diễn biến tâm lý của bản thân người viết, trước, trong và sau khi sự việc diễn ra, cách để nhận ra bài học, rút ra kinh nghiệm.

Bài viết hay là ở việc chọn sự việc độc đáo, là ở cách kể sinh động hấp dẫn với tình huống bất ngờ, có khi là cách kể nhẹ nhàng bình dị nhưng ý nghĩa sâu xa thấm thía. Mỡi bài viết là một tác phẩm thực sự của các con. Nếu các con tôn trọng nghệ thuật, các con u q bản thân mình thì sẽ viết nên những rung cảm đích thực từ trong tâm hồn mình chứ khơng chấp nhận sự sao chép, sự bắt chước một cách máy móc, sáo rỡng. Giáo viên khi đọc những bài viết chân thực đó sẽ rất vui vì dù cho đơi chỡ ngây ngơ, đơi chỡ sai sót nhưng cơ sẽ hiểu được học trị nhiều hơn, sẽ cảm thơng và u thương, quan tâm được nhiều hơn. Trải nghiệm là cách để ni dưỡng tâm hồn văn chương, cịn gọi tên cảm xúc trong từng bài viết là cách để hiểu mình, hiểu người, để trưởng thành. Khơng có bất cứ một khn mẫu nào cho sự sáng tạo nghệ thuật.

ĐỀ I:

I. Đọc – hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi.

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân khơng tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: Tơi đánh rơi tấm vải khốc!

- Thế thì gay go đấy!Trời rét, khơng có áo khốc thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tơi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tơi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lơng. Quả nhiên vơ số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lơng nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đoạn trích sử dụng ngơi kể thứ mấy? Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khốc xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Xác định CN -VN trong câu sau: Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Chủ ngữ có phải là cụm danh từ khơng? Nếu có, hãy xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ của cụm danh từ đó.

Câu 5. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thơng điệp nào?

Câu 6. Viết đoạn văn (12 đến 15 dịng) nêu vai trị của tình bạn trong cuộc sống.

II. Làm văn:

Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng nhất. * Gợi ý:

I. Đọc – hiểu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đoạn trích sử dụng ngơi kể thứ mấy?

+ Phương thức biểu đ ạt ch í nh: tự sự.

+ Ngôi kể: ngôi thứ ba (tác giả dấu mình và mượn tên nhân vật xưng tơi).

—> phương thức biểu đ ạt ch í nh của đ oạn v ă n ch í nh là tự sự. V ì trong b à i Tự kể về một sự việc v à giải quyết.

Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khốc xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của

Nhím nói lên điều gì?

—> khi thỏ bị rơi chiếc áo xuống nước, Nhím đã nhặt chiếc que khều..... Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ. Nhím đã chủ động lấy kim trên người mình may tấm vải của thỏ thành chiếc áo để thỏ không bị rét giữa mùa đông.

- sẵn sàng giúp đỡ người khi gặp hoạn nạn. - có tình thương người và tấm lịng nhân hậu.

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

—> nói lên tình bạn bè thân thiết. Tấm lịng giúp người hoạn nạn khi khó khăn. Nhím là một người vơ cùng tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Thỏ có Nhím làm bạn chính là tình bạn đáng q.

Câu 4: Xác định CN -VN trong câu sau: Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Chủ

ngữ có phải là cụm danh từ khơng? Nếu có, hãy xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ của cụm danh từ đó.

+ Chủ ngữ: Những cành cây

+ Vị ngữ: khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. – Trong câu trên:

+ Chủ ngữ là cụm danh từ. Những cành cây. - nói lên nhiều danh từ cộng lại th à nh cụm danh từ.

Xác định:

— Danh từ trung t â m: cành cây. — Danh từ phụ trước: những.

Câu 5. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thơng điệp nào?

- Nhận thức: Em nhận thấy, cao ngạo, tự cao, tự đại coi thường người khác là một tính xấu, cần phải loại bỏ.

- Hành động:

+ Trong cuộc sống, không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác; …

+ Từ đoạn văn trên em cảm thấy rất ngưỡng mộ Tình Bạn của thỏ và nhím. Đó đích thực là một tình bạn. Sẵn sàng giúp đỡ cho, chia sẻ khó khăn, chia sẻ vui buồn, chia sẻ hoạn nạn. Từ đó em cảm thấy chân q tình cảm bạn bè hơn. Muốn giữ gìn tình bạn thật bền lâu.

Câu 6. Viết đoạn văn (12 đến 15 dịng) nêu vai trị của tình bạn trong cuộc sống.

GV hướng dẫn

- Đảm bảo thể thức, dung lượng của đoạn văn.

- Xác định đúng nội dung chủ yếu của đoạn văn: vai trị của tình bạn trong cuộc sống. Gợi ý dàn bài:

- Mở đoạn: Dẫn dắt được vấn đề: vai trị của tình bạn trong đời sống. - Thân đoạn: Tình bạn có ý nghĩa rất lớn đối với mỡi con người. + Tình bạn mang đến niềm vui, hạnh phúc.

+ Tình bạn khiến cuộc sống trở nên phong phú, tốt đẹp hơn.

+ Tình bạn giúp ta có thêm niềm tin, nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách, giúp con người vươn tới thành cơng.

+ Có bạn, ta sẽ có người chia sẻ những yêu thương, vui buồn của cuộc sống…

(HS biết lấy một số dẫn chứng trong văn học hay thực tế để làm rõ vai trị của tình bạn.) - Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ.

Đoạn văn tham khảo:

Tình bạn chính là một góc cuộc sống của mỡi người. Nó giúp chúng ta cảm thấy xung quanh chúng ta có rất nhiều người đang quan tâm chúng ta. Bạn bè giúp ta chia sẽ những niềm vui, nỡi buồn cùng nhau. Tình bạn cịn cho ta sự ấm áp, sự yêu thương lạ kì. Giúp ta trân trọng hơn cuộc sống này. Khi ta hoạn nạn hay khó khăn thì đều có người bên nhau giúp chúng ta. Ln chia sẻ những khó khăn, hoạn nạn cùng nhau. Sự diệu kỳ của tình bạn sẽ giúp chúng ta có nghị lực hơn trong cuộc sống. Giúp ta mạnh mẽ hơn trong những bước đi đến tương lai của chúng ta. An ủi những lúc chúng ta buồn nhất. Và hơn thế nữa là gắn bó với chúng ta suốt những năm tháng còn là học sinh. Bạn bè chính là bao kỷ niệm thời tuổi thơ của chúng ta mà mãi mãi sau này chúng ta sẽ khơng qn được.

II. Làm văn:

a. Về hình thức: Bài văn cần có 3 phần rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài (Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự (có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm) b. Về nội dung:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện

- Ấn tượng của em về câu chuyện đó (nhớ mãi, không quên, day dứt không thôi, mỗi lần nhớ đến vẫn thấy ân hận…)

2. Thân bài:

a. Giới thiệu kỷ niệm về chuyến trải nghiệm - Xảy ra trong thời gian, không gian nào?

- Nhân vật liên quan đến câu chuyện (hình dáng, tuổi tác, tính cách, cách cư xử của người đó…) b. Diễn biến của câu chuyện:

- Đỉnh điểm của câu chuyện

c. Thái độ, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện

3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết.

Bài tham khảo:

Trong gia đình, người tơi u q nhất chính là ơng nội. Tuy rằng hiện tại ơng đã khơng cịn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tơi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ơng chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tơi lại chạy theo ơng để địi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ơng cịn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông cịn dạy cho tơi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tơi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ơng nói.

Mỡi lần tưới cây xong xi, ơng cháu tơi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ơng sẽ kể cho tơi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó khơng phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ơng thời xưa. Tơi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đơi mắt hiền từ của ơng dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ơng nội. Vì ơng đã dạy cho tơi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lịng, tơi cảm thấy u thương và kính trọng ơng rất nhiều.

ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

SƠNG HƯƠNG

Sơng Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho khơng khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

(Theo:Đất nước ngàn năm)

Câu 1.Sông Hương đã được miêu tả ở những thời điểm nào? Tác dụng của việc lựa chọn đó?

Câu 2. Gọi tên cho các cụm từ sau: một bức tranh phong cảnh, trở nên trong lành, những tiếng ồn ào,

ửng hồng cả phố phường.

Câu 3. Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn được in đậm trong phần trích thuộc kiểu câu gì?

Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong phần trích và cho biết tác dụng của một biện pháp tu từ đó. II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1(4.0 điểm)

Từ biển đảo khơi xa sóng quanh năm rì rào.. Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la. Vì tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh giữ, Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa. Dưới mặt trời thiêu đốt chói chang

Anh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đối mặt

Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên hình dung và tình cảm của em về hình ảnh người lính đảo.

Câu 2 (10.0 điểm)

Trong giấc mơ em gặp nhân vật Mã Lương và được tặng lại cây bút thần nhờ đó em làm được nhiều việc có ích . Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó.

------------------ HẾT ------------------HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM

Ý NỘI DUNG Đ

I ĐỌC – HIỂU 6.0

Câu 1 Thời điểm miêu tả : Mùa hè đến, những đêm trăng sáng. 0.5

Tác dụng: Gợi tả những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương 0.5 2 Học sinh xác định được các cụm từ: (mỡi cụm từ chính xác được 0.5 điểm)

- một bức tranh phong cảnh - Cụm danh từ - trở nên trong lành – cụm động từ

- những tiếng ồn ào - cụm danh từ - ửng hồng cả phố phường - cụm động từ

2.0

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn HSG NGỮ văn 6 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w