❖ Tuyển dụng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động
Hiện nay hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều đưa ra những yêu cầu cao và khắt khe đối với những người muốn có nguyên vọng vào làm trong doanh nghiệp. Họ làm vậy sở dĩ muốn chất lượng nhân lực tốt ngay từ khâu tuyển dụng, điều đó giúp ích nhiều cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng, một chiến lược tuyển dụng tốt đến đâu cũng không thể thay thế được hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực, nhìn chung cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động nhưng chất lượng lao động lại không đạt yêu cầu cộng với chất lượng giáo dục đào tạo ở Việt Nam chưa cao. Và đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học và trên đại học cũng không phải là một ngoại lệ.
❖ Nhu cầu đào tạo – phát triển ngày một tăng
Ngày nay các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và đối với chi nhánh công ty cũng vậy. Với mục tiêu mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Trung và miền Nam, cộng với những cam kết của chi nhánh về chất lượng của những sản phẩm được phân phối ra thị trường, một đội ngũ lao động tăng lên cả về số lượng và chất lượng là một đòi hỏi tất yếu.
Bên cạnh đó, cũng giống như những doanh nghiệp khác, thực trạng một người phải đảm nhiệm nhiều vị trí cơng việc khơng phải ít ở cơng ty, có những cơng việc thuộc về chuyên môn của họ nhưng cũng có những cơng việc nằm ngồi chun mơn của họ. Vì thế, việc đào tạo thêm cho người lao động những kiến thức, kĩ năng ngồi chun mơn cũng là một nhiệm vụ cần thiết giúp cho người lao động tự tin hơn và giải quyết tốt hơn các vấn đề liên quan tới cơng việc của mình. Cơng ty
❖ Chất lượng của cơng tác đào tạo – phát triển chưa cao
Chất lượng của công tác đào tạo – phát triển chưa cao làm tốn kém nhiều về mặt thời gian và kinh phí tổ chức. Điều này đặt ra một thực tế cho bản thân doanh nghiệp đó là cần phải tìm ra những sai sót và tìm hiểu ngun nhân dẫn tới những sai sót mắc phải, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp khắc phục để các chương trình đào tạo tiếp sau sẽ cho kết quả tốt như mong đợi.
❖ Đào tạo đáp ứng sự thay đổi
Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự theo đổi khơng ngừng của các ngành kinh tế nói chung và với ngành sản xuất thức ăn chăn ni nói riêng. Đó những thay đổi về cơ cấu ngành nghề, sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hiện đại, sự đa dạng về sản phẩm hay đó là sự thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng….Vì thế để tồn tại và thích nghi được với những thay đổi này, ban lãnh đạo cần phải nhận ra, nắm bắt được những thay đổi đó và kịp thời điều chỉnh, đưa ra các chính sách thích hợp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO – PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG