Sử dụng lao động sau đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH tùng phương (Trang 87)

3.2. Mộ số gi ải pháp nh ằm hoàn thi ện công tác đ ào ạo và phát tri ển ngu ồn nhân

3.2.6. Sử dụng lao động sau đào tạo

Người lao động sau q trình đào tạo phải được Cơng ty bố trí những cơng việc phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động. Trong quá trình sử dụng lao động phải tạo dộng lực để người lao động phấn đấu, tạo ra sự cạnh tranh tích cực để người lao động khơng ngừng phấn đấu học thêm những kiến thức rèn luyện những kỹ năng làm việc. Người học trong các lớp bồi dưỡng thường là các cán bộ đang giữ chức vụ trong Công ty. Họ là người trực tiếp tiếp thu, áp dụng những kiến thức vào quá trình quản lý và quá trình làm việc của mình. Chất lượng, hiệu quả của cơng tác đào tạo phụ thuộc vào động cơ, trình độ tiếp thu và phương pháp đào tạo, học tập của họ. Trong đó, ý thức và động cơ của người học đóng vai trị quyết định nhất. Vì vậy, cần có cơ chế để tạo động cơ thực sự nhằm làm cho người học có ý thức tham gia tích cực vào các khố học bồi dưỡng. Cụ thể là áp dụng chế độ thi tuyển định kỳ 3 - 5 năm, chế độ bình chọn vào các chức quản lý lâu nay các cán bộ quản lý được cấp trên bổ nhiệm, đề bạt chứ chưa được coi là một nghề. Vì vậy, trong kinh tế hiếm những cán bộ quản lý đảm nhận một chức vụ đến 15 - 20 năm nếu người đó khơng mắc khuyết điểm gì nghiêm trọng thì khó bị cách chức.

Đối với những người được cử đi đào tạo nên quy định thời gian tối thiểu họ làm việc trong Công ty để họ đóng góp những kiến thức đã được đào tạo vào việc xây dựng, phát triển Công ty.

Đối với đội ngũ công nhân, sau khoá học cần tổ chức thi nâng bậc cho công nhân để họ được hưởng quyền lợi xứng đáng với cơng việc họ đóng góp. Việc nâng bậc kéo theo nâng lương do vậy có ảnh hưởng tới chi phí sản xuất người quản lý phải biết đánh giá chính xác hiệu quả của đào tạo với hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

Thực hiện nhiệm vụ hợp tác rộng rãi và linh hoạt giữa Công ty với các trường Đại học, các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với cá trường này để theo dõi chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng lên như thế nào. Tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo về kinh phí đào tạo, các phương pháp, hình thức đào tạo.

3.2.7. Hồn thiện giai đoạn thực hiện đào tạo

Vì mục tiêu đào tạo không rõ ràng cho nên giai đoạn thực hiện đào tạo tồn tại một số vấn đề làm ảnh hưởng đến kết quả đào tạo cho nên khi thực hiện đào tạo cần phải đảm bảo một số vấn đề sau:

 Đưa ra mục tiêu đào tạo: Người lao động hiểu rõ các kỹ năng và hành

vi mới nào sẽ đạt được từ việc đào tạo.

 Thông tin thường xuyên đến người lao động về những kiến thức họ

thu được sau mỗi buổi học từ đó họ có thể nhận thức rõ ràng về tình trạng hiện tại và từ đó có sự điều chỉnh kịp thời trong tương lai.

 Hỗ trợ người lao động trong việc lựa chọn các tài liệu, nội dung và

phương pháp học sao cho đạt kết quả cao nhất.

3.2.8. Tuyển chọn đội ngũ lao động chất lượng cao

Để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả của cơng tác đào tạo thì ngay khâu đầu tiên đã phải tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu của công việc và công tác tuyển dụng cần được thực hiện một cách công bằng

và cẩn trọng. Vì chất lượng của đội ngũ lao động được tuyển vào quyết định lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đào tạo. Do đó, cơng ty cần xây dựng những chính sách ưu đãi để thu hút người lao động giỏi đến với mình như các chính sách về lương, thưởng và các phúc lợi kèm theo cho người lao động. Tuyệt đối không nhận những người thân quen nhưng không đáp ứng yêu cầu của công việc vào làm việc. Thực hiện tốt điều này sẽ hạn chế được tối đa số lượng người lao động trình độ thấp hoặc khơng có trình độ vào làm việc tại đây.

Đồng thời cơng ty cần phối hợp với các trường dạy nghề, các trường đại học để tìm người tài và tạo điều kiện cho việc theo dõi chất lượng công nhân viên trong suốt quá trình đào tạo. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng cần đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng để công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực ngày càng có hiệu quả cao hơn.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Nhà Nước

Doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì thế để các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình thì Nhà Nước cần có những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có điều kiện phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Một số các chính sách hỗ trợ như: cải cách thủ tục hành chính, tạo thuân lợi cho các doanh nghiệp đăng kí kinh doanh hay các chính sách về thuế….

Hiện nay, nhu cầu xây dựng của nước ta ngày một tăng cao nên số lượng các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất những mặt hàng phục vụ cho hoạt động này là khá đơng. Vì thế, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển thì Nhà nước cần giảm nhập khẩu các sản phấm là gạch ốp lát xây dựng để cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao sản lượng bán.

Ngoài ra, vấn đề về giá cả cũng là một yếu tố khiến cho những nhà sản xuất phải quan tâm. Tâm lý của người tiêu dùng lại thích những sản phẩm chất lượng nhưng giá cả phải chăng. Vì thế Nhà nước cần có những chính sách

nhằm bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào như điện năng,..để doanh nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng nhất cho người tiêu dung.

Và cuối cùng, Nhà nước cũng cần có những cuộc điều tra, khảo sát về thị trường trong và ngồi nước để các doanh nghiệp lấy đó làm căn cứ phát triển và định hướng sản xuất cho mình.

3.3.2. Đối với cơng ty

Lãnh đạo cơng ty cần đưa ra các mục tiêu kế hoạch phát triển rõ ràng, cụ thể để phịng hành chính lập ra kế hoạch đào tạo phát triển trong thời gian tới phù hợp và bám sát mục tiêu đặt ra.

Hoàn thiện các nội quy, quy chế lao động tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý, giám sát nhằm phát huy tối đa và đánh giá chính xác chất lượng lao động của chi nhánh. Đồng thời, xây dựng những biện pháp, chính sách để khuyến khích người lao động khơng ngừng hồn thiện bản thân.

Bên cạnh đó, cơng ty cần xác lập quỹ riêng cho hoạt động đào tạo – phát triển giúp chủ động hơn trong các hoạt động khác và cho việc thực hiện công tác đào tạo, phát triển.

Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách chi tiết, cụ thể và cần đưa ra các biện pháp đo lường cả về mặt định tính và định lượng đối với hoạt động đánh giá sau đào tạo.

Thực hiện tốt cơng tác an tồn lao động và vệ sinh lao động trong suốt quá trinh diễn ra hoạt động đào tạo nhằm hạn chế tối đa sự gián đoạn trong quá trình học tập.

Giáo viên hướng dẫn Thạc Sĩ Lê Thị Hằng

Sinh Viên thực hiện Nguyễn Quốc Phi – Lớp: K17QT1

90

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu vấn đề trên ta thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong mọi tổ chức cũng như trong nền kinh tế của cả nước. hiện nay cơng tác đào tạo cho người lao động đóng vai trị then chốt trong mọi tổ chức vì con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất, muốn khai thác nguồn tài nguyên này mà khơng lo bị cạn kiệt thì phải bổ sung kiến thức, kiến thức càng rộng thì nguồn tài nguyên con người càng dồi dào, hơn nữa nền kinh tế hiện nay đòi hỏi người lao động càng phải có trình độ cao.Vì vậy tổ chức nào càng quan tâm đến vấn đề đào tạo người lao động, tổ chức đó càng phát triển trên mọi lĩnh vực.

Cũng qua nghiên cứu vấn đề đào tạo của Công ty TNHH Tùng Phương em đã thấy được các nhân tố ảnh hưởng, hạn chế và nguyên nhân, điểm mạnh, điểm yếu của công tác đào tạo trong cơng ty nói riêng và các doanh nghiệp trong cả nước nói chung.

Trong quá trình thực tập tại một Cơng ty, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức về công tác quản trị nhân lực tại cơng ty, giúp em có thể củng cố và bổ sung những kiến thức mà em đã thiết hụt. Đồng thời em cũng nhận rõ được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản trị nhân sự trong một Công ty. Trong suốt giai đoạn thực tập vừa qua em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận

tình của Cơ giáo hướng dẫn Thạc Sĩ Lê Thị Hằng và các Cô, Chú, Anh, Chị

trong phịng tổ chức hành chính của Cơng ty cho em học được những kiến thức, quan trọng về chuyên nghành. Do kiến thức của em còn nhiều hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cơ giáo để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Thạc Sĩ Lê Thị Hằng đã

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị nhân lực – TH.S Nguyễn Vân Điềm và PGS, TS Nguyễn Ngọc Quân (NXB Lao động- xã hội năm 2004)

2. Giáo trình Kinh tế lao động – PGS, PTS Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh (NXB Giáo dục)

3. Quản trị nhân sự: ( Nguyễn Hữu Thân)

4. Tài liệu của công ty TNHH Tùng Phương như :

- cơ sở vật chất kĩ thuật của cơng ty.( nguồn: phịng tài chính kế tốn) - Báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty . ( nguồn: phịng tài chính kế

tốn

) - kết quả đào tạo nguồn nhân lực của cơng ty.(nguồn: phịng tổ chức )- Bảng nhu cầu đào tạo của công ty. ( nguồn: phịng tổ chức hành chính)

động/1998.

6. PGS. TS Đỗ Minh Cương - Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công tác dạy nghề trong năm 2001 - Tạp chí lao động xã hội - Số tháng 3/2001.

7. PGS. TS Trần Đình Hoan - Một số căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2001-2010 - Tạp chí lao động xã hội - Số tháng 5/2001.

8 .Giáo trình kinh tế và quản lý cơng nghiệp

9 .Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.

10. VIM(2005), Phương pháp và kĩ năng quản lý nhân sự, NXB Lao Động – Xã Hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH tùng phương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w