Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 27 - 29)

1.1.2 .Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong kinh tế thị trường, sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các thông tin rút ra từ phân tích và đánh giá kinh tế.

Phân tích tài chính giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để phục vụ tốt cho cơng tác quản lý hoạt động kinh doanh, do đó các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập theo định kỳ, phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh… bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thơng tin về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, công chúng…, tuỳ theo mối quan hệ nhất định mỗi cá nhân hay tổ chức có được các thơng tin thích hợp trong mối quan hệ với doanh nghiệp, cụ thể:

Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Phân

tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban giám đốc, dự báo kế hoạch tài chính như: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.

Mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội và bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu trên đây nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn là hai mục tiêu cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh tốn được nợ. Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa, mặt khác nếu doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn nợ đến hạn cũng sẽ bị ngừng hoạt động và buộc phải đóng cửa.

18

Như vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp cần phải có đầy đủ thơng tin về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá đúng đắn tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh tốn, khả năng sinh lời, rủi ro và dự đốn chính xác tình hình tài chính để đề ra quyết định đúng đắn.

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Phân tích tài

chính doanh nghiệp giúp họ nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh tốn tức thời của doanh nghiệp. Ngồi ra, các chủ ngân hàng và những nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng của vốn chủ sở hữu, đó chính là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn khoản vay sẽ được thanh toán đúng hạn. Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, vì đó là cơ sở của việc hồn trả vốn và lãi vay dài hạn.

Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị hàng hoá và dịch vụ: Phân tích

tài chính doanh nghiệp giúp họ nhận biết về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó có thể quyết định bán hàng hay khơng bán hàng, áp dụng phương thức thanh tốn hợp lý để có thể thu hồi tiền bán hàng nhanh chóng.

Đối với các chủ đầu tư: Phân tích tài chính giúp họ nhận biết tình hình

thu nhập của vốn chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Nhờ vào phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đó chính là căn cứ quan trọng trong việc ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Đối với khách hàng: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá

khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyết định có ứng trước tiền hàng hay khơng.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Phân tích tài chính giúp họ

19

nghiệp, từ đó nâng cao trách nhiệm đối với công việc mà họ đảm nhận, giúp họ đánh giá được thu nhập của bản thân sẽ tăng lên hay giảm đi.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Phân tích tài chính giúp cho việc

kiểm tra, giám sát, kiểm toán, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện đúng các chế độ, chính sách về tài chính, ngân hàng, kế tốn, thuế…

Tóm lại, phân tích tài chính là cơ sở để dự đốn tài chính, nó có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chính vì lẽ đó phân tích tài chính chứng tỏ thực sự có ích và cần thiết đối với nhiều đối tượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)