Phân tích rủi ro tài chính và dự báo tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 47 - 50)

1.1.2 .Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.4. Phân tích rủi ro tài chính và dự báo tài chính

1.3.4.1. Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro kinh doanh là sự rủi ro của các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp chưa xem xét ảnh hưởng của các khoản nợ vay. Rủi ro kinh doanh là các biến động trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được đo lường bởi lợi nhuận

38

trước thuế và lãi vay (EBIT). Cịn rủi ro tài chính là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu thêm do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Rủi ro tài chính là các biến động thêm của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ vay. Thường thì một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong một ngành có rủi ro kinh doanh thấp thì có thể sẵn sàng vay nhiều vốn để kinh doanh (chịu rủi ro tài chính cao). Ngược lại, một doanh nghiệp hoạt động trong ngành có rủi ro kinh doanh cao thì nhìn chung sẽ gánh chịu rủi ro tài chính thấp hơn. Phân tích rủi ro tài chính cũng như rủi ro kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư và huy động vốn hợp lý. Bên cạnh đó, cũng giúp các đối tác liên quan bên ngồi doanh nghiệp có các quyết định an toàn hơn đối với các hợp đồng kinh doanh có liên quan tới doanh nghiệp.

Để lượng hố rủi ro tài chính, các nhà phân tích sử dụng khái niệm độ lớn địn bẩy tài chính. Địn bẩy kinh doanh ảnh hưởng tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, cịn địn bẩy tài chính ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận rịng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu. Như vậy, địn bẩy tài chính kế tục địn bẩy kinh doanh, phản ánh những thay đổi của mức độ tiêu thụ ảnh hưởng tới lợi nhuận trên cổ phiếu. Vì lý do này, địn bẩy kinh doanh có thể cịn được gọi là đòn bẩy giai đoạn một và địn bẩy tài chính được gọi là địn bẩy giai đoạn hai. Độ lớn của địn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi của lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu khi có một tỷ lệ phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Khái niệm địn bẩy rất có ích trong việc xem xét ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh tới lợi nhuận doanh nghiệp và lãi trên cổ phiếu. Đòn bẩy là một con dao hai lưỡi nên các nhà quản lý phải sử dụng kết hợp để cân bằng mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Khái niệm địn bẩy cũng rất có ích đối với các nhà đầu tư: nếu ngành kinh doanh đang có xu hướng phát triển thì có thể họ sẽ thích đầu tư vào các doanh nghiệp có độ lớn địn bẩy cao và ngược lại nếu ngành đang có xu hướng suy thối thì có thể họ sẽ khơng dám mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp đó vì mức độ rủi ro lớn.

39

Dự báo tài chính cần thiết khơng chỉ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với cả những người sử dụng thơng tin ngồi doanh nghiệp. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, muốn sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, họ phải dự báo được tình hình tài chính, tiên đốn các tình huống có thể xảy ra để xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và có các biện pháp ứng xử phù hợp. Nhờ các báo cáo tài chính dự báo, các nhà quản trị thấy được triển vọng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai để có các quyết định kinh doanh đúng đắn. Các chỉ tiêu tài chính dự báo cho các nhà quản trị biết cần phải thực hiện kế hoạch và phương án nào, mua sắm tài sản, dự trữ hàng tồn kho ở mức nào, dữ trữ tiền mặt là bao nhiêu, cần phải vay bao nhiêu tiền hoặc được phép bán chịu bao nhiêu lâu, .. để duy trì hoặc cải thiện tình trạng tài chính doanh nghiệp. Đối với người sử dụng thơng tin ngồi doanh nghiệp, các báo cáo tài chính dự báo cho phép họ đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Thơng qua các chỉ tiêu tài chính dự báo, các cổ đơng dự báo được tình trạng tài chính và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai để quyết định có tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Các nhà đầu tư cũng thông qua các chỉ tiêu tài chính dự báo để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư. Các nhà cung cấp tín dụng cũng căn cứ vào đó để đánh giá tình trạng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó quyết định số tiền cho doanh nghiệp vay và thời hạn vay.

Các nhà phân tích sẽ dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, bao gồm: - Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh: báo cáo kết quả kinh doanh dự báo được dự báo dựa trên mẫu của báo cáo kết quả kinh doanh thực tế theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Để dự báo báo cáo kết quả kinh doanh dự báo, người ta sẽ dựa vào giả thiết về doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí tài chính trong mối quan hệ với các khoản tiền vay, các khoản đầu tư…

- Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo cũng được lập dựa trên mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực tế và căn cứ vào các chỉ tiêu có mối liên quan đến luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

40

- Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán: dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán thực chất là việc xác định các chỉ tiêu để lập bảng cân đối kế toán dự báo, đây là báo cáo dự báo về tài sản, công nợ và nguồn vốn tại thời điểm cuối kỳ của dự báo. Báo cáo này dựa trên mẫu của bảng cân đối kế tốn thực tế và có mối quan hệ chặt chẽ với báo cáo kết quả kinh doanh dự báo và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo.

Tóm tắt chương 1

Chương một đã trình bày một cách tổng quan về tài chính doanh nghiệp bao gồm: thực chất, ý nghĩa và vai trị của tài chính doanh nghiệp; các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt trong phần này đã trình bày những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp, như vai trị, ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp; nội dung, phương pháp và tài liệu dùng để phân tích tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tài chính và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty ADCC ở các phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)