Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 42 - 47)

1.1.2 .Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính

1.3.3.1 Phân tích tổng quát hiệu quả tài chính

Phân tích tổng quát hiệu quả tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích trả lời câu hỏi: tình hình tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng?

Phân tích tổng quát hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát, đầy đủ tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là hiệu quả hay khơng hiệu quả. Điều đó cho phép doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu để quản lý.

a) Phân tích chỉ tiêu phản ánh tổng quát hiệu quả tài chính

Để trả lời câu hỏi: Tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả khơng? Chúng ta tiến hành tính tốn chỉ tiêu hiệu quả tổng quát: sức sinh lời nguồn vốn chủ sở hữu (ROE); tiếp đó so sánh chỉ tiêu tính tốn giữa các kỳ nếu kỳ sau cao hơn kỳ trước thì kết luận kỳ sau hiệu quả hơn (hoặc ngược lại); so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nếu cao hơn thì kết luận hiệu quả (hoặc ngược lại).

b) Phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu hiệu quả tổng quát

33

Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát của tài chính doanh nghiệp là sức sinh lời nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) được xác định như sau:

Lãi ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ ROE = x x

Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Vốn CSH BQ

Mục đích phân tích là để trả lời câu hỏi: ROE tăng hay giảm giữa các kỳ là do chỉ tiêu nào chi phối? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tiến hành tính tốn các chỉ tiêu thành phần và so sánh giữa các kỳ nếu chỉ tiêu nào tăng thì tốt, chỉ tiêu nào giảm là xấu; trong trường hợp các chỉ tiêu đều tăng (hoặc giảm) thì chỉ tiêu nào tăng nhiều nhất (hoặc giảm ít nhất) là tốt và ngược lại.

c) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lợi doanh thu (ROS)

Thực chất là phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, ta biết được tổng doanh thu và doanh thu thuần của doanh nghiệp qua các năm biến động ra sao, chỉ tiêu doanh thu thuần tăng hay giảm, việc giảm doanh thu thuần là do hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán tăng hay do các khoản chiết khấu thanh toán tăng lên. Nếu doanh thu thuần giảm do hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán tăng thì doanh nghiệp cần phải xem lại chất lượng sản phẩm của mình đã đảm bảo chưa, nếu do chiết khấu thanh tốn tăng thì xem xét tỷ lệ chiết khấu cơng ty đưa ra so với các đơn vị cùng ngành có cao q khơng? Nếu cao q sẽ ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, ta biết được chi phí của doanh nghiệp tăng hay giảm ở khoản mục nào và lý do vì sao? Đồng thời cũng cho biết lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động trong năm và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng vào NSNN.

34

Thực chất là phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản; qua phân tích cho biết năng suất tổng tài sản tăng hay giảm do thành phần tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn và nguyên nhân vì sao?

Năng suất sử dụng của tổng tài sản được chi phối bởi năng suất của từng thành phần tài sản.

+ Năng suất tài sản dài hạn cao phản ánh tình hình giá trị tài sản dài hạn chuyển dịch nhanh vào giá trị sản phẩm, sớm hoàn thành kỳ luân chuyển vốn. Nếu tỷ số này thấp chứng tỏ việc đầu tư tài sản cố định không hợp lý, vốn ứ đọng.

+ Năng suất tài sản ngắn hạn cao phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp đã tạo ra mức doanh thu cao và ngược lại.

+ Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt và ngược lại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. + Số vịng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao và ngược lại.

Phân tích những thay đổi của tài sản ngắn hạn cho thấy những thay đổi về dự trữ có liên quan đến quy mơ sản xuất của doanh nghiệp. Nếu quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng sẽ kéo theo sự tăng lên của dự trữ. Khi mở rộng quy mô mà dự trữ khơng đủ sẽ khơng đảm bảo cho tính liên tục của q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt, khi quy mô sản xuất tăng lên, dự trữ thấp nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không thiếu hụt vật tư, hàng hóa dẫn đến phải ngừng sản xuất thì lúc đó dự trữ thấp lại là có lợi cho doanh nghiệp. Do đó đánh giá sự thay đổi của dự trữ ta cần phải xem xét kết cấu của từng loại tài sản dự trữ, đánh giá xem loại nào thừa, loại nào cần thiết để đưa ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

35

Quy mô sản xuất tăng lên thì nợ phải thu khơng nhất thiết phải gia tăng. Việc gia tăng công nợ phải thu phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thương mại nói chung và chính sách bán hàng của doanh nghiệp nói riêng. Nhìn chung, nếu các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có một chính sách thương mại và chính sách giá hợp lý thì sẽ khuyến khích khách hàng trả tiền đúng thời hạn.

Những thay đổi về các khoản tiền của doanh nghiệp có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. Tiền của doanh nghiệp khơng chỉ bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng mà còn bao gồm các khoản tương đương tiền như trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu… Nói chung, doanh nghiệp khơng nên dự trữ một lượng tiền quá lớn vì như thế sẽ gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn. Doanh nghiệp chỉ nên dữ trữ một lượng tiền vừa đủ để thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như các chi phí phát sinh thường xun phải thanh tốn bằng tiền mặt.

Khi phân tích các chỉ tiêu này, cần lưu ý đến các lĩnh vực và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, tỷ trọng tài sản dài hạn thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp thương mại. Kết cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sản xuất cũng khác so với các doanh nghiệp thương mại, tỷ trọng tiền mặt của doanh nghiệp sản xuất thường thấp, trong khi đó dữ trữ và các khoản phải thu và bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng rất cao. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì kết cấu của ba bộ phận tài sản ngắn hạn này đồng đều hơn, tỷ trọng tiền mặt thường cao hơn, các khoản phải thu và bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng thấp hơn.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tỷ số tài trợ

Thực chất là phân tích sự biến động và cơ cấu của nguồn vốn; qua phân tích cho biết nguồn vốn tài trợ cho tài sản tăng hay giảm do thành phần nguồn vốn vay hay nguồn vốn chủ sở hữu và nguyên nhân vì sao?

Hệ số tài trợ được xác định bằng công thức:

36

Hệ số tài trợ = =

Nguồn vốn CSH BQ 1 – Hệ số nợ bình quân

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định sự ổn định tài chính và khả năng thanh tốn dài hạn của doanh nghiệp. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cho phép chúng ta đánh giá sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp, đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

1.3.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính dành cho nhà đầu tư

Các nhà đầu tư thường xem xét các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp đến lợi ích của mình để từ đó đưa ra các quyết định mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác với mục đích thu lợi nhuận tối đa trong các hoạt động kinh doanh. Do vậy khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty, các nhà đầu tư thường quan tâm tới các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hệ thống các đòn bẩy trong quyết định tương lai.

- Tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần: chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, cổ đơng đầu tư 100 đồng cổ phiếu theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, đó là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 Vốn cổ phần bình quân

- Thu nhập một cổ phiếu phổ thông: chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, đó là sự hấp dẫn của cổ đơng đối với doanh nghiệp.

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu PT =

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

37

- Tỷ lệ giá thị trường so với mệnh giá của mỗi cổ phiếu phổ thông: mối quan hệ giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu so với mệnh giá của nó được thể giá trị của mỗi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán gấp bao nhiêu lần so với mệnh giá. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đó có khả năng tài chính mạnh và triển vọng kinh doanh. Đó là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư vào các cổ phiếu.

Tỷ lệ giá thị trường so với mệnh giá của 1 cổ phiếu =

Giá thị trường của 1 cổ phiếu

Mệnh giá của 1 cổ phiếu

- Tỷ suất chi trả lãi cổ phần: chỉ tiêu này cho biết trong mỗi kỳ, cổ phiếu thu được bao nhiêu cổ tức. Chỉ tiêu này càng cao, đó là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.

Tỷ suất chi trả lãi cổ phần =

Cổ tức 1 cổ phiếu

x 100 Thu nhập 1 cổ phiếu

- Tỷ suất sinh lãi cổ phần: chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng giá trị cổ phiếu thị trường thì thu được bao nhiêu đồng cổ tức. Chỉ tiêu này càng cao thu hút các nhà đầu tư vào các cổ phiếu đó. Chỉ tiêu này cịn là cơ sở để các nhà đầu tư chứng khốn có căn cứ quyết định mua hay bán chứng khốn nào đó có lợi nhất.

Tỷ suất sinh lãi cổ phần =

Cổ tức của 1 cổ phần

x 100 Giá trị thị trường của 1 cổ phần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)