Phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 35 - 36)

1.1.2 .Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.5 Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như:

a) Phương pháp so sánh

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo cả điều kiện có thể so sánh được của chỉ tiêu tài chính (thống nhất về khơng gian, nội dung tính chất và đơn vị tính tốn…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc khơng gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm:

+ So sánh giữa số thực hiện này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành và với các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, được hay chưa được.

+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

b) Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phân tích theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm. Sau đó mới tiến hành xem xét so sánh mức độ làm được của từng bộ phận giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng của từng bộ

26

phận với tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả chung. Bằng các xem xét chỉ tiêu phân tích theo các hướng khác nhau, các nhà phân tích sẽ nắm được tác động của các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trong từng thời gian, từng địa điểm, từng bộ phận. Từ đó tìm cách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện vận dụng từng giải pháp một cách phù hợp có hiệu quả.

c) Phương pháp loại trừ

Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Đặc trưng nổi bật của phương pháp này là ln đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu.

d) Phương pháp liên hệ cân đối

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như quan hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng số nguồn vốn hình thành tài sản, giữa thu chi và kết quả… điều đó dẫn đến sự cân bằng về mức biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chúng. Dựa vào mối quan hệ cân đối này người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Phương pháp này đòi hỏi mối quan hệ lỏng (mối quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số).

e) Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để đánh giá chính xác hiệu quả vốn đầu tư nhất thiết phải tính tốn đổi tiền về một thời điểm nhất định. Phương pháp này thường được sử dụng trong các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà v1 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)