- Cơng nghiệp, đơ thị hóa tác động đến sức khỏe nhân dân
a. Diễn biến nước mặt tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du
lịch
* Thơng số pH
Hình 3: Diễn biến pH qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
- Nước mặt ở tỉnh Cà Mau chủ yếu là nước mặn và nước lợ chính vì thế mang tính kiềm nhẹ. Qua kết quả quan trắc tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2020, giá trị pH trong các mẫu nước quan trắc đều nằm trong mức quy chuẩn quy định, dao động từ 3,86 - 8,54 và đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.Tuy nhiên, trên sơng ngã 4, khóm 3, thị trấn U Minh, huyện U Minh (NM -05) giá trị thay đổi thất thường vào giai đoạn tháng 10/2015, giá trị tương đối thấp năm 2017 (pH = 3,86) không đạt quy chuẩn cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.
* Thơng số TSS
Hình 4: Diễn biến TSS qua các năm khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng :qua các thời điểm quan trắc hầu hết đều vượt mức quy chuẩn cho phép, dao động từ 20-1053 mg/l. Vào kỳ quan trắc năm 2015 tại tất cả các vị trí quan trắc hàm lượng TSS đều vượt cao so với quy chuẩn nhất là mùa khô, cao nhất tại Cửa sơng Rạch Gốc, khóm 1, TT. Rạch Gốc, Ngọc Hiển (NM-13) có giá trị 318mg/l, vượt 6,4 lần so với quy chuẩn. Đặc biệt năm 2016 có thời điểm giá trị tại Cửa Khánh Hội, ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh (NM-06) có giá trị là 1053 mg/l, vượt 21,06 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1). Nguyên nhân của sự tăng cao bất thường này là nước mặt tại của Khánh Hội ngay thời điểm lấy mẫu chịu sự tác động mạnh từ nhiều yếu tố: triều cường đang có sự giao thoa giữa 2 chế độ triều lên và xuống, thêm vào thời điểm này tàu thuyền tập trung ra vào cửa biển đông đúc,…làm cho nước mặt tại thời điểm lấy
mẫu có sự xáo trộn mạnh, làm tăng lượng cạn lơ lửng trong nước. Ngoài ra do đặc trưng sơng rạch của tỉnh có lượng phù sa cao nên làm tăng hàm lượng TSS trong các mẫu cũng cao.
Hàm lượng TSS trong nước cao ngăn cản ánh sáng cũng như ngăn cản oxy khuếch tán vào trong nước sẽ có hại cho hệ sinh thái thuỷ sinh. Hàm lượng TSS trong nước càng cao càng bất lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
* Thơng số oxy hịa tan (DO)
Hình 5: Diễn biến DO qua các năm khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
- Hàm lượng DO (mg/L): tại Khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015 - 2020, cho kết quả tương đối thấp, giá trị DO dao động từ 0,48 - 8,6 mg/l và có nhiều điểm thấp hơn quy chuẩn cho phép QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1.
+ Năm 2015 hàm lượng DO (mg/L): dao động từ 1,39 – 7,75 mgO2/l, có 08/20 vị trí giá trị DO thấp hơn từ 1,03 – 2,9 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1.
+ Năm 2016 hàm lượng DO (mg/L): dao động từ 1,2 – 8,6 mgO2/l, có 12/20 vị trí giá trị DO thấp hơn từ 1,02 – 3,33 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1.
12/20 vị trí giá trị DO thấp hơn từ 1,08 – 2,1 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1.
+ Năm 2018 hàm lượng DO ((mg/L): dao động từ 0,48 – 7,93 mgO2/l, có 12/20 vị trí giá trị DO thấp hơn từ 1,01 – 8,3 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1.
+ Năm 2019 hàm lượng DO (mg/L): dao động từ 1,24 – 7,78 mgO2/l, có 07/20 vị trí giá trị DO thấp hơn từ 1,1 – 2,0 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1.
+ Năm 2020 hàm lượng DO (mg/L): dao động từ 0,48 – 7,11 mgO2/l, có 6/20 vị trí giá trị DO thấp hơn từ 1,03-8,33 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1.
Nhận xét: Theo kết quả quan trắc từ năm 2015 đến năm 2020, hàm lượng oxy hồ tan trong nước có sự biến đổi theo mùa và theo năm, đồng thời có sự dao động lớn giữa những địa bàn thuộc các huyện, thành phố trong tỉnh. Nhìn chung các mẫu tại các huyện Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi có hàm lượng DO cao hơn các huyện, thành phố còn lại, các mẫu thu thập tại thành phố Cà Mau thấp hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 nhiều lần.
Do các vị trí quan trắc là những khu vực trung tâm thành phố, thị trấn hay các điểm đặc trưng trong tỉnh, đều là các khu vực tập trung đông đúc dân cư cùng với các hoạt động sản xuất, dịch vụ nên hầu hết các điểm này đều có hàm lượng DO rất thấp so với mức quy chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước và sự phát triển của hệ sinh thái thuỷ sinh.
* Thơng số COD và BOD5
Hình 6: Diễn biến COD qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
Hình 7: Diễn biến BOD5 qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
+ Năm 2015: hàm lượng BOD5, COD (mgO2/L): Hầu hết các vị trí thu mẫu tại thành phố, các huyện, thị trấn có giá trị BOD5 và COD đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.
+ Năm 2016: hàm lượng BOD5, COD (mgO2/L): Hầu hết các điểm thu mẫu đều vưọt quy chuẩn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1, những điểm bị ô nhiễm hữu cơ cao nhất bao gồm các điểm tại ngã 3 sông Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước (NM08) hàm lượng COD dao động 75-93 mgO2/L, BOD5 dao động 23-72 mgO2/l; thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (NM09) hàm lượng COD dao động 70-105 mgO2/L , hàm lượng BOD5 dao động 25 – 63 mgO2/L; Cửa sơng Rạch Gốc, khóm 1, TT. Rạch Gốc, Ngọc Hiển (NM13) hàm lượng COD dao động 110-143 mg O2/L, hàm lượng BOD5 dao động 48 – 86 mgO2/L; Ngã 3 xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi (NM16) hàm lượng COD dao động 50-140 mgO2/L, hàm lượng BOD5 dao động 18 - 84 mgO2/L; Cửa Gành Hào, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi (NM17) hàm lượng COD dao động 73 - 75 mgO2/L, hàm lượng BOD5 dao động 25 – 44 mgO2/L; Kênh xáng Bảy Háp ấp Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi (NM20) hàm lượng COD dao động 85-120
mgO2/L, hàm lượng BOD5 dao động 21-72 mgO2/L. Giá trị 02 thông số quan trắc vượt nhiều lần quy chuẩn nguyên nhân một phần do thời điểm lấy mẫu tập trung nhiều tàu thuyền qua lại và ngay giờ xả chất thải cao điểm của các chợ trong khu vực. Đồng thời, do các vị trí lấy mẫu này nằm trong khu vực đơ thị hóa đang trong quá trình phát triển nhanh, dân số tăng nhanh đáng kể, kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ,…nên tải lượng chất ô nhiễm hữu cơ cũng tăng cao.
+ Năm 2017: hàm lượng BOD5, COD (mgO2/L) Hầu hết các vị trí thu mẫu tại thành phố, các huyện, thị trấn có giá trị BOD5 và COD đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Duy chỉ có thành phố Cà Mau có 02 điểm bị ơ nhiễm hữu cơ nhưng khơng đáng kể tại ngã 3 Chùa Bà, Tp. Cà Mau (NM02); ngã 3 Tắc Vân, xã Tắc Vân, Tp. Cà Mau (NM03).
+ Năm 2018, 2019: hàm lượng BOD5, COD (mgO2/L): Hầu hết các vị trí thu mẫu tại thành phố, các huyện, thị trấn có giá trị BOD5 và COD đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Duy chỉ có thành phố Cà Mau có 02 điểm bị ơ nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể tại ngã 3 Chùa Bà, Tp. Cà Mau (NM02) năm 2019, hàm lượng COD 56 mgO2/L, hàm lượng BOD5 21 mgO2/L; ngã 3 Tắc Vân, xã Tắc Vân, Tp. Cà Mau (NM03) năm 2019, hàm lượng COD 47 mgO2/L, hàm lượng BOD5 29 mgO2/L.
+ Năm 2020: hàm lượng BOD5, COD (mgO2/L): có 5/20 vị trí quan trắc có giá trị COD vượt 1,1 -1,7 lần và 9/20 vị trí quan trắc có giá trị BOD5 vượt so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Hàm lượng COD, BOD5 vượt cao nhất tại ngã 3 Chùa Bà, Tp, Cà Mau, vượt 1,1 và 1,86 lần.
* Thông số Amoni (NH4+)
Hình 8: Diễn biến NH4+ qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
- Hàm lượng amoni (mg/L): Giá trị amoni dao động qua các năm trong khoảng 0,022 – 3,21 mg/L, nhìn chung các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn quy định của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) (15/21 vị trí). Riêng các vị trí như: Trường tiểu học Tân Thành, phường Tân Thành (NM-01); Ngã 3 Chùa Bà, Tp. Cà Mau (NM-02); Ngã 3 Tắc Vân, xã Tắc Vân, Tp. Cà Mau (NM-03); Ngã 4 khóm 3, TT. U Minh, huyện U Minh (NM-05); Cửa Khánh Hội, ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh (NM06); TT. Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (NM-07) và Cửa Bảy Háp, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (NM-10) vượt giới hạn quy định từ 1,1 - 3,6 lần. Trong 07 vị trí vượt chuẩn quy định như đã nêu, thì có 03 vị trí thuộc địa bàn thành phố Cà Mau, 01 vị trí tại TT.U Minh. Các vị trí này thuộc vùng nội địa, vận tốc chảy yếu, lịng sơng cạn nguồn nước khơng có sự xáo trộn lớn, ít thay đổi do triều cường nên khả năng tự làm sạch của dịng sơng kém hơn các vị trí khác; thêm nữa đây là các vị trí tập trung dân cư, khu vực chợ,… chất thải từ sinh hoạt, từ quá trình phát triển kinh tế,….làm tăng hàm lượng amoni trong nước mặt.
Hình 9: Diễn biến PO43- qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
Hàm lượng phosphat (mg/l): dao động qua các năm trong khoảng KPH - 1,06 mg/L. Vào tháng 4/2016 tất cả các vị trí quan trắc đều vượt giới hạn. Hầu hết các điểm tại Trường tiểu học Tân Thành, phường Tân Thành (NM-01); ngã 3 Chùa Bà, Tp. Cà Mau (NM-02) qua các năm đều vượt giới hạn quy định của QCVN 08 MT: 2015/ BTNMT (cột B1) vượt từ 1,4-3,5 lần mg/L.
Các điểm vượt quy chuẩn thuộc khu vực trung tâm chợ và thị trấn tăng, qua đó cho thấy các hoạt động dân sinh, thương mại và sản xuất ảnh hưởng lên chất lượng môi trường nước mặt, nước thải, rác trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thải ra làm ô nhiễm nguồn nước trên các kênh sông chảy qua địa bàn. Ngồi ra, nắng nóng kéo dài, làm cho mực nước trên các kênh, sông hạ thấp các chất thải khu dân cư, đô thị đổ ra sông làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước nhất là các vị trí TP. Cà Mau khả năng tự làm sạch của nguồn nước giảm so với các khu vực khác.
* Thơng số sắt tổng (Fe)
Hình 10: Diễn biến Fe tổng qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
- Hàm lượng sắt tổng (mg/L): dao động qua các năm trong khoảng 0,25 – 15,4 mg/L, hầu hết hàm lượng sắt tại các vị trí thu mẫu đều vượt giới hạn cho phép (19/20) vị trí từ 1,03 – 10,3 lần; cao nhất tại vị trí Cửa sơng Rạch Gốc, khóm 1, TT. Rạch Gốc, Ngọc Hiển (NM13), tiếp theo là vị trí Cửa Khánh Hội (NM-06) và tiếp theo là vị trí Ngã 3 Tắc Vân, xã Tắc Vân, Tp. Cà Mau (NM03). Hàm lượng sắt có trong nước mặt chủ yếu do đặc điểm địa chất của khu vực. Nguyên nhân giá trị Fe tổng cao tại 03 vị trí này là do tính cả hàm lượng sắt trong phù sa, vì giá trị TSS đo được tại 03 vị trí này rất cao (NM-06) có TSS là 1053 mg/L và NM-03 là 301 mg/L và NM13 là 318 mg/L).
* Thông số Coliforms tổng
Hình 11: Diễn biến Coliforms tổng qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
Ghi chú: Vì giá trị tại ngã 3 Chùa bà (NM02) vào tháng 4/2018 là 3.600.000, quá lớn so với các giá trị còn lại nên khi đưa vào biểu đồ sẽ không thấy các giá trị còn lại. Thể hiện giá trị này bằng cách vẽ thấp biểu đồ với giá trị tượng trưng.
- Hàm lượng tổng Coliforms (MPN/100mL): dao động trong khoảng <3 - 3,6x106 MPN/100mL, hầu hết hàm lượng Coliforms tại các vị trí thu mẫu đều vượt giới hạn cho phép (18/20 vị trí). Ơ nhiễm Coliforms nhiều nhất tại Trường tiểu học Tân Thành, P. Tân Thành (NM-01); ngã 3 Chùa Bà, Tp. Cà Mau (NM-02), vượt từ 28-480 lần.
Qua kết quả quan trắc mẫu nước qua các năm cho thấy, mật độ Coliforms thay đổi theo từng khu vực huyện thị và theo mùa. Thường những vùng có mật độ dân cư cao thì hàm lượng Coliforms cao và ngược lại. Mùa mưa thường mật độ Coliform cao hơn mùa nắng.
* Thông số dầu mỡ tổng
Hình 12: Diễn biến dầu mỡ tổng qua các năm tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch giai đoạn 2015-03/2020
3/201510/2015 10/2015 4/2016 9/2016 4/2017 9/2017 4/2018 9/2018 9/2019 3/2020 QCVN 08- MT:2015/BTNMT, cột B1 Vị trí quan trắc C o li fo r m s (M P N /1 0 0 m L )
- Dầu mỡ tổng (mg/L): dao động trong khoảng không phát hiện – 2,12 mg/L, hầu hết các vị trí quan trắc qua các năm tại khu vực đơ thị, khu dân cư, chợ trung tâm, khu du lịch đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên có một vài vị trí quan trắc có giá trị vượt giới hạn nhưng không đáng kể như tại ngã 3 Chùa Bà, Tp. Cà Mau (NM-02), Ngã 3 Tắc Vân, xã Tắc Vân, Tp. Cà Mau (NM-03), ngã 3 sông Tắt Năm Căn, thị trấn. Năm Căn, huyện Năm Căn (NM-11), cửa sông Rạch Gốc, khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, Ngọc Hiển (NM-13), khu bến đỗ tàu thuyền khách du lịch tại nhà hàng Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (NM-19).
* Nhận xét chung
Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2015 – 03/2020 tại khu vực đô thị, khu dân cư, chợ tập trung, khu du lịch cho thấy: các giá trị pH không biến động nhiều qua các năm, hàm lượng TSS có giá trị vượt quy chuẩn khá cao. Vào kỳ quan trắc năm 2015 tại tất cả các vị trí quan trắc hàm lượng TSS đều vượt cao so với quy chuẩn nhất là mùa khô, cao nhất tại Cửa sơng Rạch Gốc, khóm 1, TT. Rạch Gốc, Ngọc Hiển (NM-13) có giá trị 318mg/l, vượt 6,4 lần so với quy chuẩn. Đặc biệt năm 2016 có thời điểm giá trị tại Cửa Khánh Hội, ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh (NM-06) có giá trị là 1053 mg/l, vượt 21,06 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1). Môi trường nước mặt tại một số vị trí có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ cao nhất tại khu vực Trường tiểu học Tân Thành, P. Tân Thành (NM-01); ngã 3 Chùa Bà, Tp. Cà Mau (NM-02) vào giai đoạn năm 2016, tại khu vực trung tâm thành phố, thị trấn hay các điểm đặc trưng trong tỉnh, đều là các khu vực tập trung đông đúc dân cư cùng với các hoạt động sản xuất, dịch vụ nên hầu hết các điểm này đều có hàm lượng DO rất thấp so với mức quy chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước và sự phát triển của hệ sinh thái thuỷ sinh, giai đoạn 2015, 2017-3/2020 cũng có dấu hiệu vượt nhẹ tại một số điểm. Ô nhiễm dinh dưỡng thể hiện rõ qua thông số NH4+. Tại Trường tiểu học
3/201510/2015 10/2015 4/2016 9/2016 4/2017 9/2017 4/2018 9/2018 9/2019 3/2020 QCVN 08-MT:2015/ BTNMT, cột B1 Vị trí quan trắc D ầ u m