Sự phát triển dân số cơ học và sự chuyển dịch thành phần dân cư:

Một phần của tài liệu signed-signed-cv-617_81811 (Trang 127 - 129)

Giai đoạn 2015-2019: từ năm 2015 - 2018 dân số của tỉnh Cà Mau là tăng tương đối chậm và không đồng đều, đến năm 2019 thì tổng số dân có xu hướng giảm.

Trong giai đoạn 2015-2019, tỷ suất xuất cư và nhập cư của tỉnh Cà Mau cũng có sự chênh lệch rất lớn, tỉ suất xuất cư qua các năm luôn cao hơn tỉ lệ nhập cư.

Bảng 4: Tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần tỉnh Cà Mau từ năm 2015-2020 (Đơn vị: ‰) Năm Tỷ suất 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nhập cư 0,5 0,9 0,1 1,1 1,3 - Xuất cư 7 9,1 9,4 7,7 13,8 - Di cư thuần -7,2 - 8,2 - 9,3 - 6,6 -12,5 -

Chú thích: “-” Chưa có số liệu thống kê tại thời điểm lập báo

(Nguồn: Số liệu thống kê theo địa phương -Tổng cục thống kê)

Tỷ suất di cư thuần qua các năm qua luôn nằm ở số âm cho thấy số lượng người dân của tỉnh Cà Mau đi đến các vùng khác để làm ăn, sinh sống khá nhiều. Việc di cư đến các vùng kinh tế phát triển, các khu công nghiệp lớn là xu hướng hiện nay.

Bảng 5: Hiện trạng dân số tỉnh Cà Mau phân theo huyện, thành phố

ST

T Đơn vị hành chính

Năm 2015 Năm 2019

Tỉnh Cà Mau 1.218.919 1.194.281

1 TP. Cà Mau 223.009 226.358

2 Huyện Thới Bình 135.692 135.875

3 Huyện U Minh 101.823 100.859

4 Huyện Trần Văn Thời 189.141 197.660

5 Huyện Cái Nước 138.455 136.594

6 Huyện Phú Tân 103.347 97.684

7 Huyện Đầm Dơi 183.347 175.612

8 Huyện Năm Căn 65.724 56.789

9 Huyện Ngọc Hiển 77.825 66.850

(Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau năm 2015; Số liệu dân số năm 2019 - Chi cục thống kê Cà Mau)

Quy mô dân số tỉnh Cà Mau giảm từ 1.218,9 triệu người năm 2015 xuống còn 1.194,281 triệu người năm 2019, từ năm 2015 – 2019 quy mô dân số tại tỉnh giảm xuống khoảng 24,6 triệu người. Mật độ bình quân dân số xu hướng giảm từ 230 người/km2 (năm 2015) xuống còn 229 người/km2 (năm 2019). Dân số của tỉnh phân bố không đều, chủ yếu là tập trung ở thành phố, thị trấn, gần các trục đường giao thông. Mật độ dân số cao nhất ở thành phố Cà Mau với 908 người/km2, thấp nhất ở huyện Ngọc Hiển là 94 người/km2 , so các huyện với nhau thì huyện Cái Nước có mật độ dân số cao nhất với 328 người/km2 .

Sự phân bố dân cư khu vực nông thôn và thành thị ở Cà Mau có sự thay đổi qua các năm trong giai đoạn 2015 – 2019, có xu hướng dịch chuyển từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị. Năm 2015, khu vực nơng thơn có tỉ lệ chiếm 77,38% (tương ứng với 943,1 triệu người) – khu vực thành thị có tỉ lệ chiếm 22,62% (tương ứng với 275,8 nghìn người), đến tháng năm 2019 tỉ lệ dân cư ở khu vực nơng thơn đã giảm xuống cịn 77,25% (tương ứng với 922,5 nghìn người) – khu vực thành thị tỉ lệ tăng lên 22,75 % (tương ứng với 271,7 nghìn người). Cho thấy sự dịch chuyển thành phần dân cư từ khu vực nông thôn sang thành thị của tỉnh Cà Mau đang diễn ra, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

Bảng 6: Hiện trạng dân số tỉnh Cà Mau phân theo khu vực thành thị và nông thôn

Khu vực Năm Thành thị (nghìn người) Nơng thơn (nghìn người) Tổng số (nghìn người) 2015 275,8 943,1 1.218,9 2016 277,0 945,6 1.222,6 2017 278,2 948,0 1.226,2 2018 279,4 950,2 1.229,6 2019 271,7 922,5 1.194,2

Việc định cư của các hộ dân ở khu vực nông thôn trong tỉnh Cà Mau chủ yếu ở ven sông rạch, các vàm sông và dọc theo các tuyến đường giao thông, số cụm dân cư định cư tập trung không nhiều. Đây là đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng các khu dân cư, làm hạn chế hiệu quả đầu tư hạ tầng, nhất là đối với các cơng trình xã hội như: cấp nước, lưới điện sinh hoạt, đường giao thông.

Trong giai đoạn này, phát triển dân cư nông thôn của tỉnh Cà Mau được thực hiện theo mơ hình nơng thơn mới: các khu dân cư phải thích ứng với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng...; định hướng phát triển các khu dân cư nông thôn trên cơ sở triệt để tận dụng các điểm dân cư hiện hữu, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, tiết kiệm và hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác, cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới, bảo vệ môi trường bền vững; quy hoạch bố cục các khu chức năng hợp lý, đảm bảo bán kính phục vụ; kết hợp đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ. Phát triển các điểm dân cư nông thôn gắn với vùng sản xuất, phù hợp phong tục tập quán, đặc điểm tự nhiên của từng vùng trong tỉnh.

Một phần của tài liệu signed-signed-cv-617_81811 (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)