Các yếu tố tác động tới kỹ năng học tậpcủa sinh viên dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số trường đại học sư phạm – đại học thái nguyên (Trang 111 - 122)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố tác động tới kỹ năng học tậpcủa sinh viên dân tộc thiểu số

trong đào tạo theo tín chỉ.

Khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trong đào tạo theo phƣơng thức tín chỉ, chúng tơi nhận thấy có hai nhóm yếu tố thuộc về các yếu tố bên trong (Nhu cầu, động cơ, tính tích cực, hứng thú học tập, ngôn ngữ) và những yếu tố thuộc về bên ngoài (cơ sở vật chất, giáo viên và cố vấn học tập, chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng môn học, thực tập, thực tế).

3.3.1. Các yếu tố chủ quan

Có rất nhiều yếu tố bên trong ảnh hƣởng tới việc hình thành và phát triển kỹ năng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số. Những yếu tố này thuộc

về nhu cầu, động cơ học tập, tính tích cực học tập và hứng thú học tập, ngôn ngữ ... Do giới hạn của đề tài và thời gian nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác bốn yếu tố chính bên trong: nhu cầu học tập đại học của sinh viên dân tộc thiểu số,động cơ học tập, tính tích cực học tập, hứng thú học tập, ngôn ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số trong việc hình thành và phát triển kỹ năng học tập. Để nghiên cứu những yếu tố trên, chúng tôi đặt ra những câu hỏi liên quan nhằm tập trung khai thác:

- Nhu cầu học tập của sinh viên dân tộc thiểu số: các items… - Động cơ học tập của các sinh viên dân tộc thiểu số: các items… - Tính tích cực học tập của sinh viên dân tộc thiểu sô: các items… - Hứng thú học tập của sinh viên dân tộc thiểu số: các items… - Ngôn ngữ của các bạn sinh viên dân tộc thiểu số: các items…

Theo phƣơng pháp nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng tơi nhóm các biến đó lại và tiến hành mã hóa lại biến. Kết quả thu đƣợc ở bảng 3.16

Bảng 3.16: Tác động của các yếu tố chủ quan tới kỹ năng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số Trƣờng ĐHSP - ĐHTN

Các yếu tố KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 R2 p R2 p R2 p R2 p R2 p 1. Nhu cầu 0,05* 0,01 0,003 0,00 0,111* 0,00 0,094 0,01 0,17 0,00 2. Động cơ 0,009 0,00 0,002 0,02 0,020 0,00 0,020 0,00 0,10 0,00 3. Tính tích cực 0,08* 0,00 0,008* 0,00 0,176* 0,00 0,270* 0,00 0,20* 0,01 4. Hứng thú 0,010 0,00 0,001 0,03 0,025 0,00 0,008 0,00 0,12 0,00 5. Ngôn ngữ 0,004 0,00 0,07* 0,001 0,03 0,00 0,30* 0,00 0,19* 0,02

Ghi chú: * khi p < 0,001; R2 là hệ số hồi qui

Trong đó :

- KN1: là kỹ năng lập kế hoạch học tập - KN2: là kỹ năng đăng ký môn học - KN3: là kỹ năng tự học, tự nghiên cứu - KN4: là kỹ năng nghe giảng

- KN5 : là kỹ năng làm việc nhóm

*Tác động của các yếu tố chủ quan đến các kỹ năng thành phần của sinh viên dân tộc thiểu số Trường ĐHSP - ĐHTN

Nhƣ vậy, từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy trong 5 yếu tố chủ quan thì yếu tố tính tích cực là yếu tố có tác động mạnh nhất tới kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên dân tộc thiểu số Trƣờng ĐHSP – ĐHTN.

Yếu tố ngôn ngữ tác động mạnh nhất đến kỹ năng đăng ký môn học của sinh viên dân tộc thiểu số.

Chúng ta có thể nhận thấy yếu tố tính tích cực và yếu tố nhu cầu là hai yếu tố có tác động mạnh nhất tới kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số.

Hai yếu tố chủ quan có tác động mạnh đến kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số. Đây cũng là hai yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê và có ý nghĩa độc lập giải thích sự biến đổi về kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số. Những yếu tố động cơ, ngôn ngữ, hứng thú là những yếu tố ảnh hƣởng ít hơn đến kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số.

Yếu tố ngơn ngữ và tính tích cực học tập tác động mạnh đến kỹ năng nghe giảng của các bạn sinh viên dân tộc thiểu số. Em H.T.P.T – sinh viên năm thứ 3 chia sẻ : „„Có những lúc ngồi nghe giảng em khơng hiểu gì. Vì

ngơn ngữ phổ thơng em còn hạn chế, nhiều từ em thấy phát âm gần giống với từ của dân tộc em, nhưng nghĩa thì lại khác. Mỗi lúc gặp khó khăn hay vướng mắc về ngôn ngữ em lại thấy nản và việc nghe giảng hay bị gián đoạn’‟. Nhƣ

tộc thiểu số. Từ những khó khăn về ngơn ngữ đó sẽ làm giảm tính tích cực trong q trình nghe giảng, các em gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài nên khó chủ động phát biểu hay đóng góp ý kiến của bản thân.

Yếu tố tính tích cực và ngôn ngữ là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số. Làm việc nhóm hiệu quả là các thành viên hăng hái, chủ động, tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, dùng ngôn ngữ diễn đạt cho các thành viên trong nhóm và ngƣời khác hiểu. Chính hạn chế về ngơn ngữ của các bạn sinh viên dân tộc thiểu số làm cho q trình làm việc nhóm của các bạn cịn chƣa hiệu quả.

Qua các phần phân tích trên cho chúng ta thấy các yếu tố chủ quan đã tác động lớn đến kỹ năng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.

Thứ nhất là yếu tố nhu cầu:

Nhƣ chúng tơi đa phân tích ở trên, kết quả số liệu thu đƣợc hầu hết các sinh viên dân tộc thiểu số đều cho rằng các kỹ năng của kỹ năng học tập là rất cần thiết. Điều này có thể kết luận: Sinh viên dân tộc thiểu số có nhận thức tốt về mức độ cần thiết của kỹ năng học tập đối với bản thân mỗi ngƣời trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ ở bậc đại học. Tuy nhiên, những bảng số liệu chúng tôi thu đƣợc ở trên cho thấy, không hẳn giữa nhận thức và hành động thống nhất với nhau. Đào tạo theo phƣơng thức tín chỉ có một ý nghĩa tích cực quan trọng đó là nó phát huy tinh thần tự học của sinh viên, sâu xa hơn nữa, nó làm thay đổi cả một phƣơng pháp giáo dục. Do vậy, sinh viên viên dân tộc thiểu số dù có nhận thức đúng nhƣng nếu nhƣ không bắt tay ngay vào học từ những ngày đầu tiên ở giảng đƣờng đại học thì sẽ sớm khơng thích ứng đƣợc với các yêu cầu học tập ở trƣờng. Kỹ năng học tập là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng những tri thức trong quá trình học tập để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện nhất định. Do vậy, kỹ năng ln địi hỏi mức độ thƣờng xuyên thực hiện các hoạt động học tập chứ không dừng lại ở mức độ hiểu về nó. Trong thực tế, để giáo dục, định hƣớng cho sinh viên dân tộc thiểu số nhận thức đầy

đủ về kỹ năng học tập ở bậc đại học, Nhà trƣờng cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức các khóa học định hƣớng cho sinh viên ngay từ đầu. Tuy nhiên, những khóa học định hƣớng này theo chúng tơi đánh giá chỉ nhƣ “cƣỡi ngựa xem hoa” chƣa thực sự mang lại những hiệu quả tích cực đối với mỗi sinh viên dân tộc thiểu số.

Thứ hai, đó là yếu tố thuộc về động cơ học tập.

Động cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Động cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là những yếu tố tâm lý của chính chủ thể nhƣ: hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tƣởng sống… cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài chủ thể nhƣ: yêu cầu của gia đình, xã hội. Động cơ học tập cũng có thể nảy sinh trong chính q trình chủ thể tham gia vào hoạt động học tập nhờ tác động của hoàn cảnh nhƣ: nội dung, phƣơng pháp dạy học, trình độ dạy học, nhân cách của ngƣời dạy… Nhiệm vụ học tập chính là mục đích đƣợc đặt ra trƣớc ngƣời học ở dạng “bài tốn” có vấn đề. Nhiệm vụ học tập khác với những nhiệm vụ khác mà con ngƣời cần giải quyết ở chỗ mục đích và kết quả của nhiệm vụ học tập thể hiện ở việc biến đổi chính chủ thể hành dộng, chứ khơng làm biến đổi khách thể mà chủ thể tác động vào. Việc tổ chức cho ngƣời học chiếm lĩnh đối tƣợng của hành động học tập diễn ra dƣới hình thức tổ chức cho ngƣời học thực hiện một hệ thống nhiệm vụ học tập. Sự sắp xếp các nhiệm vụ học tập phải tạo thành một hệ thống phát triển. Trong đào tạo theo tín chỉ mọi hoạt động đều tập trung vào ngƣời học. Do vậy, ở bất cứ chỗ nào, góc độ nào cũng có thể xem xét, đánh giá động cơ học tập của ngƣời học hình thành và phát triển các kỹ năng học tập của sinh viên nói chung và sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng.

Thứ ba, đó là yếu tố thuộc về tính tích cực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.

Tính tích cực học tập của sinh viên nhƣ là một phẩm chất tâm lý giúp sinh viên vƣợt qua đựơc những khó khăn trong quá trình học tập. Với phƣơng thức đào tạo mới, tính tích cực học tập sẽ giúp ích rất nhiều cho mỗi sinh viên.

Nó biểu hiện bằng những việc nhƣ xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp, xác định rõ động cơ học tập, mục đích học tập, ý nghĩa của việc mình theo học một ngành học này với tƣơng lai, cuộc sống. Sinh viên cũng cần xác định rõ tinh thần tự học, chủ động, ý thức tự giác trong suốt quá trình học tập của mình. Trên cơ sở ấy, những kỹ năng học tập sẽ ít thành thạo đƣợc vận dụng, trau dồi, làm cho hiện thực hoá sinh động kết quả học tập của mỗi sinh viên.

Thứ tƣ, là yếu tố hứng thú học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.

Hứng thú học tập có ý nghĩa quan trọng giúp mỗi sinh viên say mê, tích cực, sáng tạo trong học tập. Khi thiếu hứng thú sẽ là cản trở lớn đối với quá trình học tập của các em. Qua thực tế, chúng tôi thấy một số khống nhỏ sinh viên dân tộc thiểu số khơng thích ngành mình đang học, vì khơng biết ra làm gì. Có lẽ đây cũng là một trong những ngun nhân khiến các em không hứng thú, mặn mà với nghề mình đang học. Ngoài nguyên nhân trên còn nhiều nguyên nhân khác ảnh hƣởng đến hứng thú học tập của các em nhƣ nội dung, chƣơng trình mơn học, giáo viên…Sinh viên V.V.L Khoa Địa, Đại học Sƣ phạm cho biết: “Lúc đầu em đăng ký thi và học vì em thích ngành này. Nhưng

càng học càng thấy chán vì thấy mình khơng hợp với ngành này”.

Thứ năm, yếu tố ngôn ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số

Nhƣ chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp rất quan trọng trong đời sống cũng nhƣ trong hoạt động hàng ngày của con ngƣời. Ngôn ngữ chung của ngƣời Việt chúng ta là tiếng Kinh, là tiếng phổ thông. Các bạn sinh viên dân tộc thiểu số chỉ đƣợc học tiếng phổ thơng chính thức khi tới trƣờng, nhƣ vậy việc học ngôn ngữ phổ thơng của các em sẽ gặp nhiều khó khăn. Các bạn sinh viên dân tộc thiểu số chia sẻ: “Khi học ở các bậc dưới chúng em cứ

học cho qua/ chúng em chỉ nghĩ học lấy cái chữ thôi nên không học kỹ học sâu, có nhiều từ lên đại học em mới được nghe…Lên đại học mọi người đều dùng tiếng phổ thơng lưu lốt, đọc thơng viết thạo cịn chúng em hạn chế trong việc sử dụng tiếng phổ thơng/Đơi khi có những từ cơ giáo nói em khơng hiểu nhưng cũng ngại khơng hỏi lại…”. Điều đó cho thấy, ngơn ngữ tác động

rất lớn đến kỹ năng học tập của các bạn sinh viên dân tộc thiểu số. Đây cũng là điểm nổi bật khác hẳn giữa sinh viên nói chung và sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng.

3.3.2. Các yếu tố khách quan

Do những yếu tố bên ngoài có thể lƣợng hóa đƣợc trong q trình nghiên cứu, vì thế chúng tơi đặt ra câu hỏi: “Theo bạn, những yếu tố sau đây

ảnh hưởng như thế nào tới kỹ năng học tập của các bạn?” Với các mức độ:

5= Rất ảnh hƣởng; 4= Ảnh hƣởng; 3= Bình thƣờng; 2= Ít ảnh hƣởng; 1= Không ảnh hƣởng. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.17

Bảng 3.17: Tác động của các yếu tố khách quan đối với kỹ năng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số

Các yếu tố KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 R2 TB R2 TB R2 TB R2 TB R2 TB 1. Cơ sở vật chất 0,02 4 0,034 * 2 0,123 3 0,180* 2 0,167 3 2.Giáo viên và cố vấn học tập 0,03 3 0,024 3 0,206* 2 0,293* 1 0,17* 2 3.Chƣơng trình đạo tạo 0,003 5 0,010 4 0,007 4 0,014 3 0,005 4 4.Đề cƣơng môn học 0,036* 2 0,005 5 0,005 5 0,009 4 0,003 5 5.Thực tập, thực tế 0,21* 1 0,11 1 0,22* 1 0,005 5 0,20* 1

Ghi chú: * khi p < 0,001; R2 là hệ số hồi qui

Trong đó :

- KN1: là kỹ năng lập kế hoạch học tập - KN2: là kỹ năng đăng ký môn học - KN3: là kỹ năng tự học, tự nghiên cứu - KN4: là kỹ năng nghe giảng

*Tác động của các yếu tố khách quan đến kỹ năng thành phần của sinh viên dân tộc thiểu số Trường ĐHSP - ĐHTN

Nhƣ vậy, từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy trong 5 yếu tố khách quan thì yếu tố thực tế, thực tập là yếu tố có tác động mạnh nhất tới kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên dân tộc thiểu số Trƣờng ĐHSP – ĐHTN.

Yếu tố khách quan thì yếu tố thực tế, thực tập tác động mạnh nhất đến kỹ năng đăng ký môn học của sinh viên dân tộc thiểu số.

Trong các yếu tố khách quan, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố thực tế, thực tập và yếu tố giáo viên và cố vấn học tập là hai yếu tố có tác động mạnh nhất tới kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy, hai yếu tố khách quan có tác động mạnh đến kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số. Đây cũng là hai yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê và có ý nghĩa độc lập giải thích sự biến đổi về kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số. Những yếu tố cơ sở vật chất, chƣơng trình đào tạo, đề cƣơng môn học là những yếu tố ảnh hƣởng ít hơn đến kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số.

Yếu tố giáo viên và cố vấn học tập; cơ sở vật chất tác động mạnh đến kỹ năng nghe giảng của các bạn sinh viên dân tộc thiểu số.

Yếu tố thực tế, thực tập; giáo viên và cố vấn học tập là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên dân tộc thiểu số..

Qua các phần phân tích trên cho chúng ta thấy các yếu tố chủ quan đã tác động lớn đến kỹ năng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.

Thứ nhất, về chƣơng trình đào tạo đại học là hệ thống các mơn học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất đạo đức), phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phƣơng pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi mơn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Mỗi chƣơng trình đào tạo gắn với một ngành học. Một ngành học với mục tiêu đào tạo,

mức chất lƣợng và đặc thù khác nhau có một hoặc nhiều chƣơng trình đào tạo khác nhau với khối lƣợng kiến thức, yêu cầu chất lƣợng và đặc thù tƣơng ứng. Trong đào tạo theo tín chỉ, việc thiết kế một chƣơng trình đào tạo phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số trường đại học sư phạm – đại học thái nguyên (Trang 111 - 122)