Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số trường đại học sư phạm – đại học thái nguyên (Trang 29)

2 .Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

2.2 .Kỹ năng học tập

2.4. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số

Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên

2.4.1. Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student”, nghĩa là “Ngƣời làm việc, học tập nhiệt tình, hăng say”; “Là ngƣời tìm kiếm khai thác, khám phá kho tàng tri thức của nhân loại”.

Khái niệm “Sinh viên” đƣợc dùng với nghĩa rộng rãi “Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, gồm những ngƣời đang trong quá trình chuẩn bị tri thức nghề nghiệp để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau” [Nguyễn Thạc (chủ biên), Phạm Thành Nghị (1992, 2007); Tâm lý học sƣ phạm đại học; tr. 30] [24].

X.L.Rubinstein cho rằng: Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đƣợc đào tạo trong các trƣờng đại học – cao đẳng để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần cho xã hội. Nhóm sinh viên này rất cơ động, đƣợc tổ chức theo mục đích của xã hội nhất định nhằm chuẩn bị cho việc thức hiện vai trị xã hội với trình độ nghề nghiệp cao trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Sinh viên là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ trí thức. Sinh viên đƣợc đào tạo để trở thành ngƣời lao động trí óc với nghiệp vụ cao, tham gia tích cực vào các hoạt động đa dạng và có ích cho xã hội.

Nhƣ vậy, sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ.

2.4.2. Khái niệm sinh viên dân tộc thiểu số

“Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học đƣợc sử dụng phổ biến

trên thế giới hiện nay. Các học giả phƣơng Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trƣờng hợp, ngƣời ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát

triển”, “dân tộc chậm phát triển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia.

Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trƣớc đây cịn đƣợc gọi là “dân tộc ít ngƣời”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”, nhƣng cách gọi “dân tộc ít ngƣời” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung.

Nhƣ vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc.

Và, sinh viên dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số học tại các trường cao đẳng, đại học. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ.

2.4.3. Đặc điểm của sinh viên dân tộc thiểu số

Mỗi nhóm, cộng đồng xã hội có những đặc trƣng tâm lý riêng, mang tính chất xã hội – lịch sử. Sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số vừa mang đặc điểm dân tộc của họ, vừa mang đầy đủ những đặc điểm tâm lý của sinh viên nói chung. Sinh viên thƣờng ở lứa tuổi từ 18 – 25, đây là lứa tuổi có những nét nổi bật nhƣ nhiệt tình, sơi nổi, thích hoạt động, giàu hoài bão, đầy ƣớc mơ và là lứa tuổi hình thành hiệu quả nhất các chức năng tâm lý nhƣ khả năng nhận thức, tình cảm, ý chí… đặc biệt là năng lực trí tuệ. Đây là điều kiện để sinh viên có thể hình thành và phát triển mạnh mẽ nhân cách ngƣời chuyên gia trong tƣơng lai.

2.4.3.1. Một số đặc điểm về giao tiếpquan hệ với bạn bè cùng dân tộc và bạn bè khác dân tộc.

Sinh viên dân tộc thiểu số ở Việt Nam đƣợc sinh ra và lớn lên ở các vùng miền núi, cuộc sống khó khăn và cịn nhiều thiếu thốn. Cƣ dân ở đây thƣa thớt, mỗi nhà cách nhau rất xa có khi là cả quả đồi, nên việc giao tiếp của họ cũng hạn chế. Họ thƣờng sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc để giao tiếp. Do vậy, các sinh viên dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp

nói chung, đặc biệt là trong các mơi trƣờng mới. Những khó khăn trong giao tiếp ban đầu có ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiếp xúc đến môi trƣờng mới, cuộc sống mới, đặc biệt ảnh hƣởng đến kết quả học tập.

Quan hệ với bạn bè cùng dân tộc: Các sinh viên dân tộc thiểu số họ có

mối quan hệ rất thân thiện với nhau, và họ thƣờng xuyên trò chuyện trao đổi với nhau. Và ngôn ngữ họ giao tiếp với nhau họ sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc họ. Trong những cuộc giao tiếp đó họ trao đổi rất thoải mái và tự do. Quan hệ giữa các sinh viên dân tộc thiểu số thƣờngng bền chặt và sâu sắc, bền lâu.

Quan hệ với bạn bè khác dân tộc: Các sinh viên dân tộc thiểu số ít giao

tiếp với các sinh viên dân tộc khác vì ngơn ngữ chính của học là ngơn ngữ của dân tộc họ, họ sử dụng ngôn ngữ phổ thông không thƣờng xuyên và họ thƣờng giao tiếp rụt rè, và không thoải mái, và nhiệt tình. Quan hệ của sinh viên dân tộc thiểu số với sinh viên khác dân tộc không sâu sắc và bền chặt.

2.4.3.2. Một số đặc điểm về tư duy

Do sống trong điều kiện tự cấp tự túc, năng xuất mùa màng phó mặc cho thiên nhiên, cuộc sống ít va chạm, sống theo tập tục, thỏa mãn với những gì có sẵn, nên trong tƣ duy của sinh viên dân tộc thể hiện những đặc điểm đặc trƣng nhƣ khả năng tƣ duy trực quan – hình ảnh tốt hơn khả năng tƣ duy ngơn ngữ. Các em thiếu thói quen suy nghĩ theo chiều sâu. Biểu hiện trong học tập là nhiều sinh viên không phát hiện mâu thuẫn cần giải quyết, suy nghĩ thiếu sâu sắc. Nhiều em không hiểu bài nhƣng khơng biết mình khơng hiểu chỗ nào, các em có thói quen suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận những điều ngƣời khác nói, óc phê phán cịn hạn chế … nhƣ khi làm bài, chép đề xong, một số em chỉ nghĩ qua loa rồi cứ thế viết nhiều câu khơng có nội dung, khơng đúng ngữ pháp, bài làm là một bài viết với những kiến thức thiếu logic.

Qúa trình tƣ duy thực chất là một quá trình hoạt động trên cơ sở sử dụng các thao tác tƣ duy để lĩnh hội khái niệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

2.4.3.3. Đặc điểm về trí nhớ

Trí nhớ là q trình phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dƣới hình thức biểu tƣợng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó. Vốn ngơn ngữ phổ thông ở sinh viên nguời dân tộc thiểu số cũng hạn chế. Tốc độ nói tiếng phổ thơng của các em chậm, phát âm khơng chuẩn, nói ngọng, nói mất dấu, diễn đạt rời rạc, không đúng ngữ pháp… Đây là một trong những khó khăn lớn nhất làm hạn chế khả năng học tập và giao tiếp của các em.

Ghi nhớ máy móc chiếm ƣu thế với các sinh viên dân tộc thiểu số. Việc ghi nhớ chỉ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản. Nhìn chung các em cịn ngại tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu. Mặt khác, trình độ ngơn ngữ tiếng Việt thấp nên khả năng liên kết các phần của tài liệu của các em khơng tốt. Việc ghi nhớ máy móc nhƣ này, ảnh hƣởng nặng nề tới việc học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số.

2.4.3.4. Đặc điểm về ngôn ngữ sử dụng

Khi sinh ra, các bạn dân tộc thiểu số nói tiếng của dân tộc họ, lúc đi học họ bắt đầu học nói tiếng phổ thơng. Nhƣ vậy, các bạn dân tộc thiểu số nói hai thứ tiếng là tiếng dân tộc mình và tiếng phổ thơng. Khi ở nhà, hay trị chuyện, trao đổi với bạn bè cùng dân tộc, họ sử dụng tiếng dân tộc. Khi ở trên lớp, nghe giảng bằng tiếng phổ thông. Do việc sử dụng hai ngôn ngữ dẫn đến có hiện tƣợng giao thoa, tác động giữa hai ngôn ngữ, hoặc ngôn ngữ này chèn ép ngơn ngữ kia. Chính điều đó, làm cho các bạn sinh viên dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong nghe giảng, tiếp thu kiến thức và phát triển trình bày vấn đề. Hơn nữa, việc sử dụng hai ngôn ngữ nhƣ này, làm cho các bạn sinh viên khó khăn trong giao tiếp, đôi khi lúng túng trong sử dụng ngơn ngữ, dẫn đến các em ít chủ động trong giao tiếp, phát biểu ý kiến.

2.4.5.Điều kiện vật chất

Cuộc sống của sinh viên dân tộc ở trƣờng đại học cịn rất khó khăn, các em sống xa gia đình, các khoản trang trải cho cuộc sống và học tập dựa vào học bổng hỗ trợ của nhà nƣớc (160.000đ/tháng), sinh hoạt vật chất của các em

rất co hẹp. Nhiều em chấp nhận cuộc sống âm thầm, lặng lẽ với những khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Nhiều em rơi vào mặc cảm tự ti khi so sánh cuộc sống của mình với sinh viên khác.

Trên thực tế, đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng rừng núi, điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, giao thơng đi lại khó khăn, ít tiếp xúc với xã hội bên ngoài… Cuộc sống của ngƣời dân tộc thiểu số gắn bó với thiên nhiên, lao động chủ yếu là thủ công. Kinh tế miền núi vẫn mang tính chất tự cung, tự cấp, chủ yếu là trồng tỉa trên nƣơng rẫy, thu nhập khơng cao, trình độ dân trí và chất lƣợng cuộc sống thấp. Nhiều dân tộc nhƣ dân tộc Êđê, Ja rai… đi làm rẫy hàng 3 tháng. Họ đi cả nhà, ở lại bên rẫy trong rừng. Chính đặc điểm này làm cho mặt bằng kiến thức đầu vào của sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số không đồng đều và thấp hơn mặt bằng chung. Trong quá trình học tập ở đại học, các em gặp nhiều khó khăn hơn những sinh viên khác.

Có thể nói , sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Khả năng nhận thức chậm, ngơn ngữ phổ thơng hạn chế, khó hịa nhập với phƣơng pháp học tập ở đại học, mặc cảm tự ti, ngại giao tiếp, đời sống vật chất khó khăn là những đặc điểm ảnh hƣởng nhiều đến kết quả học tập của các em.

2.4.3.6. Đặc điểm văn hóa của sinh viên dân tộc thiểu số

Các sinh viên dân tộc thiểu số có đặc trƣng văn hóa riêng của dân tộc họ. Họ có đặc trƣng văn hóa riêng nhƣ vậy nên khi đi học hay ra ngoài họ vẫn mang theo những truyền thống văn hóa, tín ngƣỡng, tơn giáo, phong tục tập quá, lối sống riêng. Có những ngƣời hịa đồng với các dân tộc khác những vẫn giữ nét riêng cho truyền thống dân tộc mình, họ thích lƣu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc mình, ngại tiếp thu hay học hỏi trao đổi với văn hóa dân tộc khác. Chính những điều này làm cho q trình học tập, phát triển của họ sẽ gặp khó khăn và hạn chế hơn.

2.4.4. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Từ những lý luận chung về kỹ năng, học chế tín chỉ đã đƣợc trình bày ở trên, chúng tôi hiểu: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ là sự thực hiện có

kết quả các hành động: Lập kế hoạch học tập, đăng ký mơn học, nghe giảng, làm việc nhóm, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên dựa trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm tương ứng, phù hợp với điều kiện cụ thể. Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ học tập đã đặt ra.

Đặc trƣng cơ bản của phƣơng thức đào tạo theo học chế tín chỉ là trao quyền tự chủ cho sinh viên nói chung, sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng quyết định thời gian chƣơng trình đào tạo đại học, địi hỏi các sinh viên này phải chủ động, tích cực, tự giác học tập ở mức độ cao. Chuyển sang phƣơng thức đào tạo mới vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với sinh viên. Hơn nữa đối với sinh viên dân tộc thiểu số thì là thách thức rất lớn. Để đảm bảo yêu cầu đào tạo sinh viên dân tộc thiểu số phải chủ động tiếp nhận các tri thức, kinh nghiệm để vận dụng vào các hoạt động học tập, để có hiệu quả tốt các hành động lập kế hoạch học tập; đăng ký môn học; nghe giảng; làm việc nhóm; tự học, tự nghiên cứu. Các nội dung đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Về tiếp nhận các tri thức: Thông qua sách báo, các khóa học về đào tạo theo tín chỉ, các trang mạng, các anh chị khóa trƣớc, bạn bè để hiều đƣợc kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ. Có quan điểm đúng đắn của mình về kỹ năng này. Bên cạnh đó, có nhận thức đầy đủ đúng đắn về mức độ cần thiết của các hành động: Lập kế hoạch học tập; đăng ký mơn học; nghe giảng; làm việc nhóm; tự học tự nghiên cứu.

Về việc vận dụng các tri thức, kinh nghiệm vào các hành động: Lập kế hoạch học tập; đăng ký môn học; nghe giảng; làm việc nhóm; tự học tự nghiên cứu. Từ việc nhận thức đƣợc, có đƣợc quan điểm đúng đắn về các

hành động trên, các sinh viên dân tộc thiểu số đã thực hiện các hành động này ở mức độ nào.

Về kết quả hành động: Sau khi thực hiện đƣợc các hành động: Lập kế hoạch học tập; đăng ký môn học; nghe giảng; làm việc nhóm; tự học tự nghiên cứu, các bạn sinh viên dân tộc thiểu số đã đạt đƣợc kết quả thực hiện hành động.

2.4.5. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số biểu hiện qua một số kỹ năng thành phần

Nhƣ đã trình bày , Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số đƣợc đánh giá trên 5 kỹ năng cơ bản: Kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng đăng ký môn học; kỹ năng nghe giảng; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu . Năm kỹ năng đó đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ sau:

2.4.5.1. Kỹ năng lập kế hoạch học tập

* Nhận thức: Bất kể khi làm một việc gì, hay thực hiện một hành động nào đó chúng ta cũng phải có kế hoạch. Và trong học tập cũng vậy, lập kế hoạch học tập là rất cần thiết đối với sinh viên nói chung và sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng. Các sinh viên dân tộc thiểu số phải có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về kỹ năng lập kế hoạch học tập:

- Nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Cách thức xây dựng kế hoạch dựa trên khung chƣơng trình đào tạo: thời gian, số tín chỉ, giáo viên…

- Xác định đƣợc khó khăn và thuận lợi khi lập kế hoạch nhƣ: điều kiện tài chính, khả năng thực hiện kế hoạch..

* Vận dụng: Trên cơ sở có đƣợc những tri thức đầy đủ, đúng đắn về kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ, các sinh viên dân tộc thiểu số đã thực hiện các hành động của kỹ năng này ở mức độ thế nào? Chúng tôi lựa

chọn một số biểu hiện của kĩ năng lập kế hoạch học tập dƣới đây làm cơ sở phân tích:

- Xem, nắm bắt kế hoạch năm học của Nhà trƣờng

- Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi

- Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn thời khóa biểu học tập phù hợp - Tìm hiểu đề cƣơng mơn học của các mơn học mình đăng ký học trong học kỳ

- Sƣu tầm các tài liệu liên quan tới môn học

- Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên

- Chuẩn bị các nội dung cho việc thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số trường đại học sư phạm – đại học thái nguyên (Trang 29)