Một số khuyến nghị Tâm lý nâng cao kỹ năng học tập theo học chế tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số trường đại học sư phạm – đại học thái nguyên (Trang 122)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Một số khuyến nghị Tâm lý nâng cao kỹ năng học tập theo học chế tín

tín chỉ cho sinh viên dân tộc thiểu số Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, ý kiến của các chuyên gia và GV hƣớng dẫn, chúng tôi đã đƣa ra 03 khuyến nghị Tâm lý nhằm nâng cao kỹ

năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN.

3.4.1. Nâng cao nhận thức của sinh dân tộc thiểu số về sự cần thiết của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ.

Ngoài việc có tri thức về kỹ năng học tập, các sinh viên dân tộc thiểu số cần thấy đƣợc vai trò, sự cần thiết của các kỹ năng thành phần trong kỹ năng học tập. Vì vậy, chúng tơi đƣa ra biện pháp nâng cao nhận thức của SVDTTS về sự cần thiết của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ.

*Mục tiêu của khuyến nghị

Giúp SVDTTS thấy đƣợc vai trò, sự cần thiết của các kỹ năng: lập kế hoạch hoạc tâp; đăng ký môn học; nghe giảng; làm việc nhóm; tự học, tự nghiên cứu. Từ đó, sinh viên dân tộc thiểu số hình thành cho bản thân ý thức học tập, điều chỉnh quá trình học, năng cao chất lƣợng học tập.

*Nội dung và biện pháp thực hiện

Tổ chức các hội thảo nói về vai trị, mức độ cần thiết của các kỹ năng học tập.

Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung, chƣơng trình và kế hoạch học tập của các bạn sinh viên dân tộc thiểu số, trao đổi thông tin tới GV và SV nhằm thúc đẩy sinh viên thực hiện các hành động của kỹ năng học tập.

Mỗi lớp tổ chức các buổi giao lƣu, trao đổi giữa các bạn sinh viên và các bạn sinh viên dân tộc thiểu số, để tạo mối quan hệ, tăng cƣờng giao tiếp với các bạn sinh viên dân tộc thiểu số.

*Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản lý, cố vấn học tập phải xây dựng đƣợc các buổi hội thảo… Nhà trƣờng phải tổ chức đƣợc các buổi giao lƣu, gặp gỡ trao đổi đƣợc với các sinh viên dân tộc thiểu số, khuyến khích họ tham gia các buổi đó.

Cán bộ lớp, các thành viên trong lớp tạo mối liên kết giữa các sinh viên với các sinh viên dân tộc thiểu số.

3.4.2. Thúc đẩy các sinh viên dân tộc thiểu số thực hiện các hành động lập kế hoạch học tập, đăng ký môn học, nghe giảng, làm việc nhóm, tự học.

Các sinh viên DTTS có nhận thức về kỹ năng học tập, nhƣng việc thực hiện các hành động của kỹ năng này đã tự giác chƣa? Vì vậy, chúng tơi đƣa ra biện pháp thúc đẩy các sinh viên dân tộc thiểu số thực hiện các hành động trong học tập.

*Mục tiêu: Giúp sinh viên tự giác trong vịêc thực hiện các hành động

lập kế hoạch học tập, đăng ký mơn học, nghe giảng, làm việ nhóm tự học một cách hiệu quả nhất.

*Nội dung và biện pháp thực hiện

Xây dựng các nhóm học trong lớp. Các thành viên phải chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

Xây dựng các quy định đối với sinh viên nói chung, sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng khi lên lớp học phả hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao.

Nâng cao nhận thức cho sinh viên dân tộc thiểu số về các yêu cầu mà sinh viên cần thực hiện.

Hƣớng dẫn cụ thể, khoa học các hành động học tập theo học chế tín chỉ. Xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể để sinh viên dân tộc thiểu số rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện hành động.

*Điều kiện thực hiện

Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ việc học tập của sinh viên.

Giảng viên cần nhận thức đúng về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và ứng dụng một cách phù hợp.

Tăng cƣờng công tác thanh tra đảm bảo chất lƣợng học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.

3.4.3. Phát triển khả năng giao tiếp cho sinh viên dân tộc thiểu số

Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp rất quan trọng. Ngôn ngữ giúp cho việc tiếp nhận, phản hồi các thơng tin. Vì vậy, đối với các bạn SVDTTS cũng

vậy, ngôn ngữ rất quan trọng trong giao tiếp. Chúng tôi đã đƣa ra biện pháp phát triển khả năng giao tiếp cho SVDTTS.

*Mục tiêu: Giúp sinh viên DTTS giao tiếp tốt hơn, nghe giảng, tiếp thu

bài học hiệu quả hơn; biết cách khai thác tài liệu, tìm kiếm thơng tin.

*Nội dung cơng việc và cách thực hiện

GV thƣờng xuyên trao đổi với sinh viên dân tộc thiểu số trong các tiết giảng, các nội dung bài học.

Tăng cƣờng các hoạt động thảo luận xêmina, hoạt động nhóm. Kiểm tra q trình hoạt động của từng thành viên trong nhóm.

Các thành viên trong lớp thƣờng xuyên trò chuyện trao đổi, giúp đỡ các bạn sinh viên dân tộc thiểu số vƣợt qua khó khăn trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày.

Yêu cầu các bạn sinh viên dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động của trƣờng của lớp, của nhóm với các cơng việc khác nhau.

*Điều kiện thực hiện

GV phải có phƣơng pháp giảng dạy tốt, có kỹ năng tổ chức, hƣớng dẫn sinh viên học tập.

Sinh viên dân tộc thiểu số phải nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò của giao tiếp, tự giác thực hiện các hành động, để hình thành tính chủ động trong giao tiếp.

Hoạt động quản lý đào tạo phải tạo điều kiện cho sinh viên dân tộc thiểu số, thân thiện với sinh viên.

3.5. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số Trƣờng ĐHSP – ĐHTN qua phân tích một số trƣờng hợp điển hình Trƣờng ĐHSP – ĐHTN qua phân tích một số trƣờng hợp điển hình

Để tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của SVDTTS , đề tài đã nghiên cứu sâu 02 rƣờng hợp điển hình. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

3.5.1. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số Triệu Thị H

3.5.1.1. Vài nét về bản thân và gia đình sinh viên Triệu Thị H

Họ và tên: Triệu Thị H Dân tộc: Nùng Ngày sinh: 06/11/1994 Sinh viên năm thứ 3 Trƣờng ĐHSP – ĐHTN

Thành phần gia đình: Bố mẹ làm kinh doanh tại đƣờng Lê Hồng Phong Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Là con út trong gia đình có 3 chị em, cả ba chị em đều có ý thức trong học tập và có cơng việc ổn định: Chị cả, sinh năm 1985 làm giáo viên cấp I, tại Lạng Sơn. Chị gái thứ hai, sinh năm 1987, hiện đang làm việc tại UBND huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.

3.5.1.2. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh H a. Điểm kỹ năng

Qua điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, chúng tôi đƣợc biết nhận thức về kỹ năng học tập của bạn H hoàn toàn đúng và đầy đủ (X = 4.13). Mức độ vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện các hành động của các kỹ năng thành phần ở mức cao (X = 4.2). Kết quả thực hiện ở mức tốt (X =4.3). Từ đó cho thấy, bạn H có kỹ năng ở mức cao (X =4.21)

Kết quả học tập năm: Năm thứ nhất: TBC 2.76 ;Năm thứ 2: TBC 3.44; Năm thứ 3: TBC 4.0

b. Biểu hiện của kỹ năng năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số.

- Về mặt nhận thức: Sinh viên H đã nhận thức đúng đắn về các kỹ năng lập kế hoạch học tập, đăng ký môn học, làm việc nhóm, nghe giảng, đăng ký mơn học theo học chế tín chỉ. Sinh viên H đã hiểu đƣợc mức độ cần thiết của các kỹ năng trên.

- Về mặt vận dụng: SV H luôn gƣơng mẫu trong học tập. Mặc dù không phải là sinh viên xuất sắc nhƣng sinh viên H đã có kết quả tiến bộ sau từng năm học do em đã biết vận dụng các tri thức kinh nghiệm vào hoạt động hoạc

tập, thực hiện các hành động một cách tích cực và thƣờng xuyên. Sinh viên H rất chú trọng lập kế hoạch học tập, luôn đi học chăm chỉ, đúng giờ, hăng hái phát biểu, xây dụng bài, có ý thực tự học. Có thể nói sự thành cơng trong học tập của SV H là do sự cố gắng và tích cực trong học tập.

- Về mặt kết quả: SV H đã thực hiện các hành động học tập ở mức độ tốt. Kết quả học tập của em cũng đạt loại giỏi. Không chỉ trong hoạt động mà SV H còn tham gia các hoạt động tình nguyện của trƣờng rất hăng hái. Em là đội trƣởng đội tình nguyện của Trƣờng ĐHSP – ĐHTN. Nhƣ vậy cho thấy, SV H không chỉ thực hiện các các kỹ năng học tập tốt, mà T còn tham gia các hoạt động khác rất tích cực.

3.5.1.3. Những yếu tố tác động đến kỹ năng học tập theo HCTC của SV H

Qua kết quả khảo sát cho chúng ta thấy, sinh viên H không phải là sinh viên học giỏi ngay từ những năm đầu tiên. Nhƣng sinh viên H đã có nhận thức, vận dụng, thực hiện tốt các hành động của các kỹ năng Lập kế hoạch học tập, đăng ký mơn học, nghe giảng, làm việc nhóm, tự học. Có một số yếu tố ảnh hƣởng tới kỹ năng học tập của SV H là:

Nhu cầu, ý chí vƣơn lên trong học tập: Theo sinh viên H chính nhu cầu và sự vƣơn lên trong học tập đã giúp em có đƣợc kết quả học tập nhƣ vậy. Em chia sẻ: “ Kỳ 1 năm thứ nhất là năm khủng hoảng đối với em. Vì em học

một phương thức học hoàn toàn mới, nhưng em vẫn học theo cách học ở trung học phổ thông. Nên kết quả học tập học kỳ đó của em thấp. Mục tiêu của em là ra trường phải có bằng giỏi. Thế là sau học kỳ đó, em đã tìm hiểu qua anh chị khóa trên, và trên mạng em đã lập kế hoạch học tập cho từng kỳ, từng môn. Nghỉ hè, em đăng ký học cải thiện các môn điểm thấp kỳ trước. Ở ký túc xá ồn ào, nên em hay lên thư viên trường tự học, tiện cho việc tìm tài liệu…”

- Bên cạnh đó chính sự hứng thú, tích cực học tập đã giúp em thực hiện các hành động của các kỹ năng lập kế hoạch học tập, đăng ký môn học, nghe

giảng, làm việc nhóm, tụ học đƣợc tốt. Khơng những vậy, SV H rất tích cực trong các hoạt động của trƣờng lớp. Em cho biết: “ Tham gia vào các phong

trào giúp em tự tin, năng động hơn. Tham gia các hoạt động giúp em học hỏi được nhiều từ các thầy cô và bạn bè”.

Nhƣ chúng ta thấy, với SV H yếu tố tạo nên thành cơng của em chính là nhu cầu, sự hứng thú, tích cực trong học tập.

3.5.2. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Ma Văn Tr

3.5.2.1. Vài nét về bản thân và gia đình em Ma Văn Tr

Họ và tên: Ma Văn Tr ; Ngày sinh : 13/08/1994 ; Nơi sinh : Na Rì, Bắc Cạn Dân tộc: Sán Dìu

Thành phần gia đình khó khăn, bố mẹ đều làm nƣơng rãy, thu nhập chủ yếu từ nƣơng rãy, chăn ni. Gia đình Tr có 2 anh em: Tr là con cả, em trai đang học lớp 10. Tr là ngƣời dân tộc Sán Dìu, tính hiền lành, ít nói, và rất ít khi Tr nói chuyện với các bạn trong lớp. Hiện nay, Tr học rất kém, Tr lo lắng sẽ không ra trƣờng đƣợc.

a. Điểm nhận thức

Trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi và phỏng ván sâu chúng tôi đƣợc biết: Mức độ nhận thức về kỹ năng học tập sai (X =2.7); mức độ vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào các hành động của các kỹ năng thành phần ở mức thấp (X =2.1). Kết quả thực hiện chỉ đạt mức kém (X=2.01). Nhƣ vậy, ta thấy đƣợc kỹ năng học tập của Tr ở mức thấp (X =2.27)

Kết quả học tập: Năm thứ nhất: TBC 1.71 Năm thứ 2: TBC 2.08 Năm thứ 3: TBC 2.2

- Về mặt nhận thức: SV Tr có nhận thức sai về các kỹ năng: lập kế hoạch học tập, đăng ký môn học, nghe giảng, làm việc nhóm, tụ học, tự nghiên cứu. Chƣa thấy đƣợc mức độ cần thiết của các kỹ năng này trong học tập theo HCTC.

- Về mặt vận dụng: SV Tr rất thụ động và chƣa tích cực trong học tập. SV Tr đi học đầy đủ nhƣng trong lớp học ngồi một chỗ, chƣa bao giờ em phát biếu xây dựng bài. Khi GV gọi Tr phát biểu em thƣờng lúng túng, đỏ mặt và rất tự ti vì tiếng phổ thơng của em khơng đƣợc lƣu lốt. Em cho biết: “Em lập

kế hoạch học tập có một lần duy nhất, nhưng em khơng thực hiện.Khi nào thi thì em học khơng thì em đọc qua qua. Em chưa tích lũy đủ số tín chỉ nhà trường u cầu vì em khơng đăng ký được mơn học. Em đi làm thêm suốt nên em khơng có thời gian tìm hiểu hay tự học”.

- Kết quả: Chính từ việc thực hiện các hành động trên ở mức độ thấp nên kết quả thực hiện các hành động của các kỹ năng lập kế hoạch học tập, đăng ký môn học, nghe giảng, tự học, tự làm việc nhóm của bạn Tr ở mức kém. Chính từ đó dẫn tới kết quả học tập của Tr cũng rất thấp. Tr chia sẻ: “Em lo mình có ra trường sau 6 năm được khơng”.

c. Những yếu tố tác động đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Tr

- Khả năng ngơn ngữ ảnh hƣởng rất lớn đến q trình học tập của Tr. Là ngƣời dân tộc thiểu số, lại ở vùng sâu vùng xa, ngôn ngữ phổ thông của em hạn chế nên em rất ngại giao tiếp chỗ đông ngƣời. Đồng thời tin học của em rất kém. Do đó, vốn đã mặc cảm, Tr càng mất tự tin hơn. Em ít khi nói chuyện vơi các bạn sinh viên dân tộc kinh mà chủ yếu nói chuyện với các bạn sinh viên cùng dân tộc với mình. Em chia sẻ: “Khi nghe cơ giáo giảng bài em

cứ mơ mơ ấy, vì có những từ phát âm giống với từ của dân tộc em nhưng nghĩa hoàn toàn khác, em phải mất thời gian hiểu từ đó, bỏ qua việc nghe giảng đoạn tiếp theo. Nên bài nghe giảng của em thường thiếu, ghi chép bị ngắt quãng…”. Hằng ngày, em thƣờng đến lớp sớm nhƣng rất trầm và thƣờng

im một chỗ.

- Yếu tố tiếp theo ảnh hƣởng đến kỹ năng học tập theo HCTC của SV Tr là kiến thức nền tảng của sinh viên ở phổ thông của em bị thiếu hụt. Khi là ngƣời dân tộc thiểu số, sống ở vùng đặc biệt khó khăn nên thi ĐH Tr đƣợc ƣu

tiên. Em học hệ cử tuyển của trƣờng. Chính vì kiến thức ở bậc phổ thông bị thiếu hụt nên học ở ĐH, Tr rất hụt hẫng, em thƣờng tự ti, mặc cảm đơi lúc tỏ ra chán nản vì khơng tiếp thu đƣợc bài. Có khó khăn trong học tập, Tr khơng dám chia sẻ với GV và các bạn nên việc học tập của em càng trở nên bế tắc. Đồng thời, ở phổ thông, Tr chƣa một lần đƣợc sử dụng máy tính nên khi học ĐH, phải sử dụng nhiều đến máy tính nên em rất lúng túng và khó khăn. Vì vậy, việc đăng ký mơn học của Tr gặp nhiều khó khăn, và khơng đnagƣ ký đƣợc môn học.

- Thiếu sự quan tâm kịp thời của cố vấn hoc tập, GV giảng dạy bộ môn, của bạn bè. Nếu trong quá trình giảng dạy, GV thƣờng xuyên kiểm tra kiến thức của SV thì sẽ phát hiện tình trạng học kém của sinh viên Tr và có biện pháp khắc phục sớm hơn. Thiếu sự chia sẻ về khó khăn vật chất của các GV, cố vấn học tập, bạn bè.

Nhƣ vậy, với sinh viên Tr, sự khó khăn trong ngơn ngữ giao tiếp, sự thiếu hụt kiến thức phổ thông, yếu tố môi trƣờng sống và tính cách đã tác động trực tiếp tới kỹ năng học tập theo HCTC của Tr.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua phần phân tích trên, cho chúng ta thấy đa số sinh viên dân tộc thiểu số đã có nhận thức đúng đắn và khá đầy đủ về mức độ cần thiết của kỹ năng học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học. Đây chính là nhân tố chính góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên dân tộc thiểu số trường đại học sư phạm – đại học thái nguyên (Trang 122)