Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 91 - 94)

8. Kết cấu

2.2. Giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnhVĩnh Phúc

2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

Địa bàn cư trú ở vùng trung du miền núi của tỉnh, đời sống kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khó khăn cho việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Bên cạnh đó, khó khăn về mặt giao thơng cịn là ngun nhân gây trở ngại cho việc tiếp xúc giao lưu về kinh tế giao lưu về văn hóa. Đến nay, trên địa bàn tỉnh ở một số xã vùng đặc biệt khó khăn như huyện Tam Đảo, có một số thơn chưa có đường bê tơng, cùng với đó phương tiện đi lại còn hạn chế chạy qua vùng dân cư sinh sống cịn ít, phải đi lại khá xa mới có có phương tiện lưu thơng. Do đó, việc đi lại của đồng bào cịn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn về kinh tế, về giao thơng kéo theo hạn chế về trình độ dân trí.

*Về trình độ dân trí

Trình độ dân trí của đồng bào cịn thấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn những giá trị văn hóa. Dân số tăng nhanh, nhiều gia đình vì cịn ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” buộc phải sinh con trai để nói dõi dịng họ, thờ cúng tổ tiên. Dẫn đến gia tăng dân số và đời sống gặp nhiều khó khăn, thất nghiệp diễn ra, tỷ lệ người khơng có việc làm khá phổ biến ở các bản làng. Hơn nữa, những người đến độ tuổi lao động sau một thời gian đi làm thuê về đã mang theo những tệ nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy mại dâm phá vỡ thiết chế và giá trị làng bản. Bên cạnh đó, cịn mang về luồng văn

hóa ngoại lai, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến ngơn ngữ và các hình thức sinh hoạt.

Do vậy, trong lao động sản xuất thuần túy là kinh nghiệm và được truyền từ đời này sang đời khác. Gia đình là mơi trường là nhà trường của cá thể, thế hệ trước là thầy của thế hệ sau. Ngay từ nhỏ trẻ đã theo cha mẹ lên nương làm rẫy, làm đồng nên cuộc sống của họ gắn với những chuỗi ngày lao động miệt mài để có cái ăn chủ yếu dựa vào lao đông chân tay, thuần túy. Chính điều đó làm cho họ có thói quen lười suy nghĩ, ít tư duy, khơng chịu khó tìm tịi những kiến thức mới, bằng lòng với cuộc sống. Hơn nữa ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến “trọng nam, khinh nữ” do vậy lại càng hạn chế việc nâng cao dân trí.

Ở các xã cách xa khu trung tâm trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, học sinh ngại đến trường, ngại học vẫn cịn phổ biến. Có khi đang học thì bỏ dở việc học, đi làm thêm phụ giúp gia đình. Nhìn chung trình độ dân trí đồng bào các dân tộc cịn thấp, trong đó có người Sán Dìu cịn thấp so với người Kinh. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc Sán Dìu tham gia vào cơng tác cơ sở còn nhiều bất cập về trình độ học vấn, trình độ chun mơn, khả năng nhạy bén về thông tin chưa cập nhật nhanh và nhạy để theo kịp với yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Từ những nguyên nhân trên đã làm hạn chế về trình độ dân trí, dẫn đến nhiều người chưa nhận biết được nét văn hóa nào là những giá trị tích cực cần phải phát huy và đâu là những hủ tục cần phải hạn chế và loai bỏ.

Theo đó, nhiều cán bộ xã là người đồng bào dân tộc Sán Dìu chưa được tập dượt về việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, chưa được tập huấn về các lớp bồi dưỡng về chính trị và nghiêp vụ chun mơn. Do đó chưa nhận thức được những giá trị văn hóa nào của đồng bào là giá trị văn hóa tốt đẹp, gây khó khăn cho cơng tác quản lý và thực hiện bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc của người Sán Dìu.

* Về cơng tác tổ chức quản lý

Cơng tác thực hiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở triển khai xuống các địa phương chưa được chú trọng. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí bng lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và cịn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Dẫn đến nhận thức của nhiều cán bộ lãnh đạo ở các cấp còn nhiều khuyết điểm và lệch lạc, chưa nhận thức rõ vai trị, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng dẫn đến việc xem nhẹ lĩnh vực văn hóa. Hàng năm có nhiều chương trình đầu tư cho văn hóa, tuy nhiên chưa có kế hoạch cụ thể và thích đáng cho các hoạt động liên quan đến văn hóa. Hơn nữa cịn xuất hiện tệ tham nhũng ở một bộ phận những người lãnh đạo, làm cho sự phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa gặp nhiều khó khăn.

Điều đáng quan tâm, do chưa nhận thức đầy đủ giá trị tư tưởng của văn hóa truyền thống, xem nhẹ những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, có thái độ nơn nóng trong việc cải tạo văn hóa truyền thống trong bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường nhiều yếu tố văn hóa nước ngồi đang có xu hướng du nhập mà khơng có chiến lược mới, sự tiếp thu của thế hệ trẻ nhạy bén với các luồng văn hóa mới mà khơng có chọn lọc, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, lối sống thực dụng càng khiến cho giới trẻ chạy theo lối sống đồng tiền và không quan tâm đến giá trị văn hóa dân tộc. Dẫn tới tình trạng cái cũ lạc hậu chưa được xóa bỏ đã tiếp thu ngay cái mới vào, khiến cho việc cái mới không thâm nhập nổi, mà ngược lại cái cũ bị biến thành những hủ tục, cản

trở sự phát triển. Điều này thể hiện rõ như: Sao chép lối sống, mơ hình của người Kinh, từ nhà ở, trang phục, sinh hoạt, thậm chí cả một số tín ngưỡng tơn giáo. Hầu hết thanh niên người Sán Dìu hiện nay không biết hát những làn điệu dân ca của dân tộc mình mà thay vào đó lại tiếp thu nhanh chóng những dịng nhạc thị trường.

Việc đầu tư cho sưu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chưa có hệ thống, từ đó dẫn tới mơ hồ trong sự chỉ đạo đánh giá các giá trị văn hóa. Do chưa được cụ thể trong sự chỉ đạo đánh giá các giá trị văn hóa: Cái nào cần được bảo vệ cái nào cần được giữ gìn, kế thừa? Cái nào cần hạn chế xóa bỏ dẫn đến bị động chưa phát huy được vai trò của giao lưu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa xã hội, nhiều các hoạt động giao lưu văn hóa cịn mang nặng tính hình thức, phong trào.

Ngồi ra, giữ gìn ngơn ngữ chưa thực sự chú trọng, do đó vẫn coi tiếng Việt là quốc ngữ chung.

Như vậy, từ những hạn chế nêu trên, đặt ra vấn đề cho Đảng và Nhà nước, các ban ngành đoan thể, có chính sách cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc hiện nay.

2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)