Phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 94)

8. Kết cấu

2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa

2.3.1. Phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triên kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, và tồn bộ chính quyền nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Vĩnh Phúc là một q trình khó khăn và lâu dài, cần phải phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Những năm đầu tỉnh mới thiết lập, kinh tế Vĩnh Phúc cịn gặp nhiều khó khăn, tình trạng đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ báo cáo tổng kết cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị định của Chính phủ, Vĩnh Phúc đã triển khai chương trình 135 giai đoạn II đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có hiệu quả, với chương trình này, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm ở các xã vùng đặc biệt khó khăn nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, vay vốn, thực nhiện xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể.

Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào người Sán Dìu. Nhà nước cần có chính sách đầu tư và quản lý tốt hơn nữa để xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, hỗ trợ kỹ thuật và giống cây trồng, vật ni cho đồng bào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Tăng cường cán bộ nhất là cán bộ biết tiếng dân tộc Sán Dìu đến từng bản làng của đồng bào hướng dẫn một cách cụ thể, tránh chỉ đạo chung chung. Bên cạnh đó, nên lồng ghép nội dung tuyên truyền mục tiêu các hoạt động kinh tế - xã hội kết hợp phát triển văn hóa đến đồng bào người Sán Dìu.

Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc Sán Dìu khai thác thế mạnh của địa phương, nhằm thu hẹp khoảng cách phân biệt giàu nghèo. Bên cạnh đó, phát huy quan hệ tốt đẹp, tơn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, văn hóa, tiếng nói chữ viết, tập qn tín ngưỡng của người Sán Dìu. Tiếp tục phát huy tinh thần đấu tranh chống tư tưởng hẹp hịi, đồn kết trong đồng bào Sán Dìu ở Vĩnh Phúc tạo nền tảng cho đồn kết giữa dân tộc Sán Dìu với các dân tộc tên địa bàn tỉnh.

2.3.2. Đẩy mạnh cơng tác giáo dục văn hóa lịch sử, văn hóa truyền thống, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc hiện nay

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, để cộng đồng người Sán Dìu có thể phát triển theo xu hướng chung của đất nước, một trong những vấn đề quan tâm là tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục và tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Ln có ý chí phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

Tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần do đồng bào sáng tạo ra qua từ bao đời nay luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó, góp phần làm thất bại âm mưu của kẻ thù muốn lợi dụng chia rẽ dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tạo điều kiện và vận động con em đồng bào các dân tộc khi đến tuổi đi học tham gia học tập nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Bên cạnh đó, giáo dục văn hóa của đồng bào người Sán Dìu cho thế hệ trẻ, lịng kính trọng đối với ơng bà, cha mẹ và biết ơn tổ tiên, các anh hùng dân tộc.

Giáo dục tinh thần hữu nghị, trình độ dân trí cho đồng bào người Sán Dìu đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa du lịch của một tỉnh có nhiều địa danh lịch sử: danh thắng Tây Thiên - Thiền Viện.

Muốn thực hiện công tác nâng cao dân trí cho người Sán Dìu, một trong những chính sách là cần phải được chú trọng đến nâng cao chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trong trường học. Từ mầm non đến trung học phổ thông. Củng cố trường Trung học cơ sở và trường phổ thông Dân tộc Nội trú, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số về chất lượng và nghiệp vụ chuyên môn.

Phổ cập tin học cho con em các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho việc tiếp thu từng bước với khoa học và cơng nghệ, từng bước nâng cao trình độ cho các em học sinh hiểu biết và theo kịp thời đại.

Từ đó đẩy mạnh cơng tác nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Làm cho đồng bào nhận thức được ý nghĩa của các giá trị văn hóa dân tộc.

Điều đầu tiên phải thực hiện là điều tra nghiên cứu, sưu tầm những di sản văn hóa của dân tộc Sán Dìu đang có nguy cơ bị mai một như: ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán và tín ngưỡng tơn giáo. Phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương. Thực hiện tuyên truyền giáo dục rộng rãi đến các xã, huyện có đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống. Nâng cao nhận thức cho mỗi người dân trong cộng đồng người Sán Dìu có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Song song với hoạt độn tuyên truyền và giáo dục, cần có chính sách đầu tư kinh phí cho các hoạt động sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc giúp đồng bào nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu trong bối cảnh tồn cầu hóa.

2.3.3. Đổi mới và tăng cường cơng tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Đội ngũ cán bộ trong đó, cán bộ làm cơng tác quản lý văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng đến hiệu quả cơng việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong đó có văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu. Việc đào tạo cán bộ quản lý văn hóa và một yêu cầu cấp bách ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu cần phải tuyển chọn những cán bộ có trình độ, có năng lực được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc. Bồi dưỡng trọng tâm, trọng điểm, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số phải có chương trình cụ thể, đào tạo quy củ, để có những hiểu biết đúng đắn và có năng lực thực sự trong cơng tác làng, bản.

Với đội ngũ cán bộ văn hóa, các nghệ nhân dân gian người dân tộc Sán Dìu có chế độ thỏa đáng về lương, phụ cấp, nhà ở, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng. Có kế hoạch đào tạo, tạo nguồn cho cán bộ các xã vùng dân tộc đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở đánh giá tình hình chung của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc phải xuất phát từ nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa. Vì văn hóa dân tộc Sán Dìu trước hết là của người Sán Dìu sáng tạo ra. Do đó, họ chính là chủ thể giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đó. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trị của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ khơng có ý thức giữ gìn, kế thừa thì sự mai một các giá trị văn hóa là điều khơng tránh khỏi.

Bên cạnh đó, cuộc vận động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc không chỉ dừng lại ở đồng bào, mà cần được sự quan tâm của các ban ngành, các cấp, chính quyền trong tỉnh. Có như vậy, đồng bào mới có ý thức gìn giữ, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó hiệu quả cơng tác giữ gìn và kế thừa mới được nâng cao và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Để thực hiện được công tác này, cần phải thường xuyên thực hiện tuyên truyền các lớp tập huấn, cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản. Họ là những người lưu giữ nhiều những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Đây cũng là lớp người có vai trị tuyên truyền giáo dục cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Tiểu kết chƣơng 2

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, ở từng địa phương nơi có đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống là rất cần thiết và quan trọng để kế thừa phát huy các giá trị văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, có nhiều luồng văn hóa mới du nhập làm cho bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đang có nguy cơ phai nhạt. Đánh giá tình hình và thực trạng Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc ít người như: chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa gia đình năm 2001 – 2010, đề án chính sách phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội được thực hiện đối với đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 135, Quyết định 134, chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Kiện tồn bộ máy tổ chức, thực hiện làm công tác dân tộc và cơng tác văn hóa các cấp đã được kiện toàn và củng cố. Hàng năm, Ban Dân tộc đều có các chương trình phối hợp tun truyền về cơng tác dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số về việc phát triển và giữ gìn nét đẹp văn hóa đối với các dân tộc thiểu số. Qua nhiều năm thực hiện chính sách văn hóa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu nhất định. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng làm nâng cao được văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong đó có văn hóa đồng bào dân tộc Sán Dìu.

KẾT LUẬN

Văn hóa là tổng hịa những giá trị vật chất và tinh thần, do những hoạt động của con người sáng tạo ra. Lịch sử nhân loại đã chứng minh văn hóa chính là cơ sở, nền tảng cho mọi sự phát triển. Văn hóa là cái thể hiện trình độ người, là kết tinh sức mạnh bản chất sáng tạo của lồi người. Mặc dù văn hóa được hinh thành và phản ánh tồn tại xã hội nhưng cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nó có sự tác động to lớn đối với tồn tại xã hội. Nó trở thành nguồn lực nội sinh quy định sự bảo tồn và phát triển tương lại của một dân tộc.

Tỉnh Vĩnh Phúc là nơi bề dày lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc. Những giá trị văn hóa trong đời sống của người Sán Dìu góp phần phong phú và đa dạng. Xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho quá trình phát triển. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nhằm góp phần tạo nên nền tảng quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Việc phát huy những giá trị của văn hóa của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc khơng chỉ để khẳng định sức mạnh văn hóa của dân tộc của tỉnh nhà mà mà còn khẳng định bản lĩnh tham gia vào quá trình Hội nhập, chủ động tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam đó là quy luật của sự phát triển văn hóa.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay dân tộc Việt Nam càng cần phải ý thức được và chủ động phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa địi hỏi phải tổng hợp sức mạnh của văn hóa truyền thống với nhũng giá trị của thời đại xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu của sự phát triển đất nước.

Đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc xây dựng đời sống tinh thần cho chính đồng bào mình nhằm phát huy tốt những giá trị truyền thống, sức mạnh vốn có bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, chúng ta khơng thể kế thừa hồn toàn những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu. Bởi trong q trình phát triển đất nước có những nét văn hóa đã tỏ ra lỗi thời và khơng cịn phù hợp, thậm chí cịn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc nói riêng và của tỉnh nói chung. Bởi vậy, chúng ta chỉ kế thừa những nét văn hóa nào có giá trị tiến bộ mà dưới sự tác động của kinh tế thị trường nó đang bị mai một dần về các giá trị vật chất và tinh thần.

Việc bảo tồn và phát huy các gái trị văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cần phải có những phương hướng và giải pháp cụ thể, các giải pháp có ý nghĩa phương pháp luận. Qua đó thực hiện một cách có hiệu quả, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu được đạt ra là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện cơ sở vật chất và đời sống xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong đó có dân tộc Sán Dìu. Tăng cường cơng tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí cho đồng bào người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Như vậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh

Phúc là bảo tồn tính phong phú và sự đa dạng dân tộc Việt Nam. Để trong thời kỳ hội nhập để không đánh mất mình, cần phải khẳng định mình, tạo điều kiện nâng cao vị thế của nước nhà. Tiến tới xây dựng một Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh theo đúng tinh thần Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI đề ra

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.Thành phố Hồ

Chí Minh.

2. Trần Văn Bính (2007), Một số vấn đề văn hóa văn nghệ, Nxb.Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

3. Diệp Trung Bình (2011), Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc.

4. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 5. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh

tế quốc tế, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

7. Đồn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội địa biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Lê Q Đức - Hồng Chí Bảo (2007), Văn hoá đạo đức ở nước ta hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)