Đặc điểm dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 30 - 49)

8. Kết cấu

1.2. Nội dung bản sắcvăn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnhVĩnh Phúc

1.2.1. Đặc điểm dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam

Người Sán Dìu là một dân tộc ít người trong cộng đồng hơn 54 dân tộc anh em trong cả nước, sống chủ yếu ở trung du miền núi của một số tỉnh phía bắc Việt Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu về dân tộc học ở Việt Nam cho thấy: Dân tộc Sán Dìu là một tộc người được hình thành từ thời Nhà Minh ở Quảng Đông (Trung Quốc), di cư từ vào Việt Nam được khoảng 300 năm nay. Nơi đầu tiên người Sán Dìu đến là Quảng Ninh, họ đã vượt dãy Hoàng Chúc, Cao Sơn tới Hà Cối, Tiên Yên rồi tỏa đi các nơi. Một Bộ phận dọc theo bờ biển Đầm Hà, Móng cái và các tỉnh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương. Dân tộc Sán Dìu chọn nơi dịnh cư của của mình là vùng bán Sơn địa.

Có nhiều ý kiến cho rằng: Từ xa xưa người Sán Dìu có nguồn gốc từ người Dao, do chia thành những nhóm nhỏ phiêu bạt nhiều nơi, một trong những nhóm đó, người Sán Dìu rất có thể sống cạnh người Hán (Phương Nam) nên dần quên tiếng mẹ đẻ của mình và tiếp thu thổ ngữ Hán Quảng Đông. Thông qua truyện thơ bằng chữ Hán “Vũ Nhi”, truyền thuyết như “Vua Cóc” (Kham Suy Vong) được lưu truyền rộng rãi trong tộc người Sán Dìu. Cốt truyện nhiều lần nhắc đến các địa danh như Tân Châu, Linh Sơn, Hà Nam. Song truyền thuyết cũng không cho biết lai lịch của họ, ngoài các địa danh “Mãn Khê Quốc”. Qua lời kể của các cụ già và gia phả của một số dòng họ, cho thấy lịch sử người Sán Dìu vốn là một bộ tộc nhỏ bé, sinh sống ở miền Nam Trung Quốc. Vào những năm cuối thời nhà Minh, đầu nhà Thanh (thế kỷ XVII), vì khơng chịu nổi sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị phong kiến, người Sán Dìu một lần nữa phải lưu tán, một bộ phận đã vượt biên giới Việt - Trung để vào Việt Nam. Dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam khơng đông, nhưng sống xen kẽ với nhiều dân tộc khác trên khắp dải đất trung du

bán sơn địa, năm có dân số là 126.237 người (theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2009). Từ lâu, người Sán Dìu đã tự nhận là San Déo Nhín theo âm Hán – Việt là Sơn Dao Nhân, các tộc người xung quanh cư trú bên cạnh, gọi người Sán Dìu với nhiều tên gọi khác nhau như: Trại Đất (người Trại ở nhà đất) để phân biệt với Trại Cao (tức người Cao Lan ở nhà sàn), Mán Quần Cộc, Mán Váy xẻ. Năm 1960, Tổng cục Thống kê Trung ương đã chính thức sử dụng tên Sán Dìu, và từ đó Sán Dìu trở thành tên gọi chính thức được ghi trong văn bản Nhà nước. Đến nay, tên Sán Dìu được sử dụng phổ biến trong tồn quốc.

Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo, ngơn ngữ là một biểu hiện của sự độc đáo đó. Do vậy, nói đến văn hóa của người Sán Dìu là nói đến các yếu tố tiếng nói, chữ viết, lối sống, trang phục, cách ứng xử với môi trường tự nhiên, các mối quan hệ xã hội, các sắc thái tâm lý, tình cảm, những phong tục tập qn, lễ nghi, tín ngưỡng tơn giáo. Những yếu tố này được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong hoạt động của mỗi người, được truyền từ đời này sang đời khác. Hay nói cách khác văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc, được hình thành và phát triển cùng với dân tộc đó.

-Văn hóa dân tộc Sán Dìu dưới góc độ giá trị văn hóa vật chất

+ Về làng bản và Nhà ở

Khác với nơi định cư trên miền núi đá cao của dân tộc H’Mông (ở Hà Giang, dân tộc Chăm sống ở vùng ven biển miền trung, dân tộc Kinh chọn đồng bằng gần ven sơng cư trú, cịn người Sán Dìu chọn vùng chân núi (bán sơn địa) làm nơi ở của mình. Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám năm 1945, các khu vực cư trú của người Sán Dìu thường được sống thành trại, thơn, làng xã, tổng, có kỳ hào cai quản. Đứng đầu tổng có chánh quản, phó quản; làng xã có lý trưởng, phó lý; thơn thì có khám trại. Các chức dịch có nhiệm vụ thi

hành mọi luật lệ của chế độ thực dân phong kiến. Chính từ hình thức định canh định cư này cũng quy định nên phương thức sinh hoạt và canh tác và phong tục tập quán.

Đứng trước sư tiến bộ của phương thức sản xuất kinh tế mới, xuất hiện sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là điều tất yếu khơng thể tránh khỏi. Vì thế, trong điều kiện mới quan hệ sản xuất phong kiến cần được xóa bỏ và nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Điều này tác động đến kiểu tổ chức xã hội của người Sán Dìu, tạo thành những bước thay đổi căn bản. Họ đã cùng nhau xây dựng nông thôn mới tiến kịp với sự phát triển chung trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Người Sán Dìu thường sống thành từng xóm nhỏ, có từ khoảng 200 – 300 hộ, hoặc có thể ít hơn, làng được thiết lập dưới những chân núi hoặc sườn đồi thấp, trên đồi bằng. Người Sán Dìu ở nhà đất gần với kiểu nhà của dân tộc Kinh, sống xen kẽ với nhiều tộc người khác, đồng bào người Sán Dìu thiết kế cho mình kiểu kiến trúc nhà ở bằng nhà đất, lập bằng mái tranh hay mái lá bằng lá cọ, nhà dựa lưng vào núi hướng mặt ra cánh đồng màu mỡ, hoặc nơi gần ruộng tiện lợi cho sinh hoạt.

Nhà cửa của người Sán Dìu thường làm theo quy mơ nhỏ, bộ sườn kết cấu đơn giản, vì kèo thường là ba hay năm, kèo đơn nhỏ nguyên cây, xà và kèo gác lên ngoàm đầu cột, được buộc lại với nhau bằng lạt (lạt tre, nứa hay dây rừng). Nhà thường ba gian hai chái (sam ngạn lóng xá), gian bên trong nhơ ra phía ngồi khoảng 80cm, tạo nên một cái hiên nhỏ ở gian chính giữa. Mái nhà thường được lợp bằng tranh hay rơm rạ. Tường nhà trái bằng đất (buộc đứng thưa rồi trát rơm trộn bùn).

+ Về công cụ lao động: người Sán Dìu rất sáng tạo trong việc chế tạo

cơng cụ lao động để giải quyết cho khâu canh tác trên các địa hình khác nhau: Sử dụng cày (lày), bừa một (tan phà), bừa đơi (sồng phà), bừa bàn có 11 đến

13 chiếc răng sắt, và dùng sức kéo của trâu bò. Ngồi ra cịn sử dụng cái cào bàn (thui phà) công cụ lao động này dùng chủ yếu để trồng khoai lang, lên luống trồng ngô, trồng sắn. Bên cạnh đó, cịn dùng liềm để gặt hái (lèm) và Vàng (vố lèm).Công cụ không thể thiếu đối với người Sán Dìu đó là chiếc xe quệt (phong) gần giống với xe bị, nhưng xe quyệt chỉ có 2 dây kéo và ko có lốp, dùng để kéo lúa, củi, các vật dụng đi canh tác và thu hoạch mùa màng. Nhìn chung phương thức canh tác của người Sán Dìu gắn với nơi cư trú vùng bán sơn địa, chủ yếu vẫn là nông nghiệp lúa nước gần với dân tộc Kinh, bên cạnh đó cũng có nương soi, bãi, trên nương trồng lúa nếp nương, ngô, khoai sắn phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và chăn nuôi. Trong chăn nuôi, họ ni trâu, bị, lợn, gà, là chủ yếu.

Công cụ lao động một trong những yếu tố quan trọng giúp cho đồng bào có thể thực hiện phương thức sản xuất tự cấp, tự túc đắp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Sự sáng tạo trong việc chế tạo ra công cụ góp phần làm phong phú thêm văn hóa của tộc người.

+ Về trang phục: Trang phục của người Sán Dìu đến nay đã có sự thay

đổi nhiều. Trước đây trang phục có sự phân biệt giữa ngày thường và ngày lễ. Dịp tết, ngày hội hoặc đi chơi xa đối với nam giới và nữ giới trang phục là nét đẹp của người Sán Dìu.

Nam giới: Thường vận một cặp áo dài, áo trong màu xanh, áo ngoài

màu đen. Kiểu áo có năm thân, cổ cao, có hị cái khuy bên phải, ống tay hẹp, áo dài quá gối. Ngày thường hay khi lao động người ta thường mặc áo ngắn và cũng là kiểu áo năm thân, nhưng màu nâu, thân cụt, ở bên trong thân áo phải có may một túi nhỏ.

Quần màu nâu hoặc trắng, cắt theo kiểu chân què, cặp lá tọa, thắt lưng màu chàm, xanh hay để ngun màu của sồi, đũi. Đàn ơng để tóc dài, búi tó sau gáy, cài châm bằng xương Nai hoặc bằng bạc. Đối với ngày thường họ để

đầu trần hoặc vấn khăn đầu rìu, khi đi dự tiệc làng hoặc đám cưới thì đội khăn xếp hoặc vấn khăn nhiễu màu đen. Ngày thường họ đi chân đất hoặc guốc gộc bằng gỗ, vào dịp hội hè người sang đi giày da Gia Định, còn người nghèo đi ép quai ngang, đế bằng da trâu. Nam giới ít dùng đồ trang sức, chỉ có vài cái nhẫn bằng đồng hoặc bằng bạc, đơi khi có thêm vịng cổ.

Nữ giới: Đối vớí trang phục của phụ nữ phong phú hơn trang phục của

nam giới, bộ trang phục truyền thống gồm có: Khăn đội đầu, áo ngắn, váy, yếm, thắt lưng, và xà cạp. Áo dài và áo ngắn cắt cùng kiểu chỉ khác nhau về độ dài, thường mặc thành từng cặp, áo dài bên ngoài bao giờ cũng là màu chàm, cịn áo bên trong có thể là màu trắng. Áo dài cắt theo kiểu áo tứ thân, cổ cao nẹp trơn, khơng đính khuy, bên trong đắp bằng vải màu trắng, để khi mặc lộn ra phía ngồi. Cách mặc áo cũng có sự khác biệt giữa lứa tuổi người già thường mặc áo vắt sang bên phải, cịn người trẻ thì ngược lại. Họ dùng thắt lưng màu màu xanh, đỏ, tím, hoa lý, hoặc có hoa văn trang trí nhiều màu.

Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ thường mặc áo ngắn cắt theo kiểu áo năm thân nhưng khơng có khuy, chỉ đính dài để buộc. Phụ nữ Sán Dìu trước đây khơng có yếm. Đối với trang phục nữ giới ở các dân tộc có nhiều nét độc đáo, nhưng khơng có một một dân tộc nào có kiểu váy độc đáo như chiếc váy của phụ nữ Sán Dìu. Đó là kiểu váy khơng khâu liền gồm hai hoặc bốn mảnh vải cùng đính trên một cạp, mảnh này chồng lên mảnh kia khoảng 10 – 15cm. Nếu là váy hai mảnh có từ ba đến bốn bức can lại với nhau. Khi mặc váy thì một mảnh ở phía trước, một mảnh ở phía sau, tạo thành hai khe hở dọc hai bên chân. Với kiểu váy này, khiến cho người phụ nữ Sán Dìu ln phải giữ ý tứ trong lao động cũng như trong sản xuất và giao tiếp. Chiếc váy của phụ nữ Sán Dìu khơng thêu thùa nhiều kiểu hoa văn xanh đỏ, đen, trắng như một số dân tộc khác mà vẫn đẹp, gọn gàng, mở từ hai vai khép lại ở thắt lưng ngang eo bụng, tạo nên nét đẹp trong bản sắc của họ.

Nếu như phụ nữ dân tộc Nùng, Dao, Cao Lan đội khăn lệch trên đầu, thì phụ nữ Sán Dìu họ vấn tóc và đội khăn vng màu đen, ở 4 góc khăn có trang trí hoa văn ghép vải màu và có các tua vải, khi đội người ta thường buộc 2 tua vải lên đỉnh đầu.

Thường ngày phụ nữ Sán Dìu đi giày vải, dép lốp, dép nhựa và các kiểu guốc. Trong lao động hoặc đi đường còn cuốn xà cạp (Kịooc sen) bằng vải màu trắng hoặc màu chàm. Bên cạnh đó, phụ nữ sán Dìu cịn sử dụng những trang sức phổ biến mang đặc trưng riêng bao gồm: Khuyên tai, vòng cổ, nhẫn, xà tích bằng bạc. Khi nói đến đồ trang sức, nổi bật là cái túi đựng trầu (loi

thoi) hình múi bưởi, được may và trang trí thêu thùa rất công phu. Từng

đường kim múi chỉ được các chị em phụ nữ Sán Dìu thể hiện bằng sự khéo léo của mình có lẽ được thể hiện rõ nét nhất là ở đây. Túi thêu bằng chỉ màu, luồn từ bốn đến tám sợi dây tết bằng chỉ nhiều màu. Đầu day tết nút và có tua dài đeo một chuỗi xu đồng để vắt qua vai ra sau lưng giữ lấy túi trầu, ngoài ra còn phải kể đến con dao cau với cái vỏ gỗ chạm khắc rất công phu, thường được chị em phụ nữ đeo bên thắt lưng vào dịp hội hè, tết nhất. Túi đựng trầu là vật làm duyên của phụ nữ Sán Dìu.

Như vậy, có thể thấy trang phục của của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói

riêng tạo nên nét văn hóa độc đáo góp phần xây dựng nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Văn hóa dân tộc Sán Dìu dưới góc độ giá trị văn hóa tinh thần + Gia đình – dịng họ.

Trước cách mạng tháng tám, gia đình người Sán Dìu khơng cịn tồn tại kiểu tứ đại, ngũ đại đồng đường (bốn, năm đời) mà chuyển sang gia đình nhỏ phụ quyền. Đối với dân tộc Kinh, vai trò của trưởng họ rất quan trọng và quyền uy trong dịng họ, thì người Sán Dìu ngược lại tộc trưởng khơng có uy quyền lớn trong dịng họ. Tuy nhiên, khi gia đình hay dịng họ có việc gì, thì cũng mời tộc trưởng đến chủ chì và góp ý trong cơng việc.

Trong gia đình, người cha, người chồng có quyền định đoạt mọi việc. Người con trai trưởng được tơn trọng gần ngang với người cha. Chỉ có con trai mới được thừa kế tài sản của gia đình và dịng họ để lại, do ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo và định kiến xã hội phong kiến “trọng nam, khinh nữ” con gái khơng được học chữ Hán, chỉ có cơng việc đồng áng và nội trợ, chăm sóc gia đình, nếu con gái muốn thừa kế tài sản thì của gia đình đó khơng có con trai, phải ở rể thì mới được thừa hưởng và thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ vợ sau này, hơn nhân của người Sán Dìu một vợ, một chồng, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, việc dựng vợ gả chồng là do bố mẹ.

Người Sán Dìu cấm kỵ trong gia đình con dâu khơng được ngồi cùng mâm với bố chồng hoặc anh chồng.

Đối với người Sán Dìu có các dịng họ như: Lý, Trần, Trương, Từ, Lê, Lương, Diệp, Tạ, mỗi dịng họ có một hệ thống tên đệm riêng. Có dịng họ 7 tên đêm, thậm chí lên tới 9 hoặc 12 tên đệm. Những người cùng dịng họ khơng được kết hơn với nhau, họ Lý và họ Trương không kết hôn cùng nhau.

+ Về ngôn ngữ

Nếu như trang phục một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa tộc người này với tộc người kia, thì đồng bào người Sá Dìu cũng có ngơn ngữ riêng: Ngơn ngữ của đồng bào dân tộc Sán Dìu sử dụng trong nội bộ cộng đồng tộc người đó là thổ ngữ Hán, Quảng Đông (Trung Quốc). Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Sán Dìu tác giả Vương Tiến (Viện ngơn ngữ học) thì người Sán Dìu dùng khoảng 95% chữ Hán, đọc theo âm Sán Dìu (Hán – Sán Dìu), cịn lại chữ tự tạo theo chữ Hán nhưng âm ngữ thay đổi, hoặc chữ mới âm nghĩa mới do chính người dân tộc sáng tạo ra trong quá trình phát triển tộc người. Có thể coi đó là chữ Nơm Sán Dìu nên ai đã biết chữ Hán khơng biết tiếng Sán Dìu vẫn có thể đọc hiểu văn tự của người Sán Dìu. Tuy vậy, vẫn có

sự khác nhau giữa văn viết và văn nói, có thể người Sán Dìu biết tiếng Sán Dìu nhưng mỗi khi nghe đọc truyện nghe lời các bài cúng của thầy cúng hay đọc sách chữ Hán cũng chỉ nghe lõm bõm.

STT Tiếng Việt Sán Dìu Hoa Dao

1 Một Ết Dít A

2 Hai Lóong Nhi I

3 Trời Then Thín Gúung

4 Đất Này Thi Ni

5 Nước Slủi Sùi Wẵm

6 Lửa Vố Vồ Tầ

7 Mắt Ngạn Ngận Mây

8 Mồm Chọi Choi Diệt

9 Chân Quác Cược Tháu

10 Tay Slíu Siu Phú

11 Nhà Ôc ộc Piéc

12 Gà Cay Kế Chi áy

13 Cá Nhùy Lửng Bieo

14 Chó Cói Kều Clố

15 Hổ Láo Hú Lẩu Phù Chi an

16 Chim Chóoc Téo Nị

17 Ăn Slệch Sịch Nhặn

18 Ngồi Sộ Só Thây

19 Đi Hị Hây Ninh

20 Chạy Chói Chàu Tíu

21 Xanh Xeng Slếch Miềng

22 Đỏ Hồng Hồng Thí

23 Trắng Phac Phạc Pẹ

+ Về tín ngưỡng, tơn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)