8. Kết cấu
2.1.1.1. Tác động của cơ chế kinh tế thị trường
Phát triển kinh tế xét đến cùng, quyết định sự hình thành và biến đổi bản sắc văn hóa dân tộc. C.Mác đã khẳng định: “con người muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa” [7,tr.40]. Quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động lao động của con người không ngừng phát triển năng lực thực tiễn của mình. Là một trong những nội dung quan trọng của kiến trúc thượng tầng. Văn hóa khơng đứng ngồi kinh tế. Do vậy, sự vận động, biến đổi của đời sống kinh tế tất yếu kéo theo sự vận động và biến đổi của văn hóa.
Ở Việt Nam, quy luật kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng khơng nhỏ đến bản sắc văn hóa dân tộc. Khơng đứng ngồi tác động đó, bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu đang có sự biến đổi sâu sắc.
- Những tác động tích cực của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là điều kiện cho việc thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, cải thiện và có hiệu quả. Cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, tiêu cực, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh kiên quyết hơn, có kết quả hơn. Kinh tế thị trường tạo ra sự trao đổi về kinh tế giữa dân tộc Sán Dìu với các dân tộc trong tỉnh và giữa dân tộc Sán Dìu trong tỉnh Vĩnh Phúc với các dân tộc ngoài tỉnh, phá vỡ kinh tế tự cấp, tự túc chuyển sang kinh tế thị trường với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng phục vụ cho nhu cầu của đồng bào, từ đó có điều kiện giao lưu về văn hóa văn nghệ dân gian với dân tộc Sán Dìu ở tỉnh khác thơng qua những buổi hát “sọong cô” làm cho họ hiểu nhau hơn.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nguồn thực tiễn để phát triển văn hóa tiên tiến. Bản sắc văn hóa đồng bào người Sán Dìu cịn được hình thành từ sự gắn kết với thực tiễn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên canh đó, vừa thể hiện ở sự tiếp nối hiệu quả truyền thống văn hóa lâu đời qua các thế hệ trướcvừa là thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thời đại mới. Sức sống cơ bản của văn hóa mới chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động sáng tạo hiện thực của đồng bào. Chuyển biến từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi xã hội rộng lớn và sâu sắc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu cịn là sự gắn kết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hút lấy dưỡng chất hiện đại tạo nên tính năng động. Mặt khác, bước vào thời đại kinh tế tri thức, sự phát triển con người là sự tổng hợp giữa con người kinh tế với con người văn hóa. Do năng suất lao động trong sản xuất vật chất của người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng cao, thời gian lao động rút ngắn, vì thế, thời gian dành cho phát triển con người văn hóa ngày càng tăng. Hơn nữa, do tác động của phát triển khoa học theo hướng nhân văn, trong người lao động tri thức, con người văn hóa sẽ ngày càng trội hơn. Đó là cơ sở vững chắc bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là cái gốc để thực hiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của kinh tế, cơ sở vật chất của phát triển văn hóa cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Một mặt, hàm lượng khoa học – kỹ thuật của sản phẩm văn hóa ngày càng cao, phương thức chuyển tải hiện đại liên tục xuất hiện, sản xuất và truyền bá văn hóa ngày càng mở rộng và hiệu quả nhờ vào những thành tựu mới như máy tính, thơng tin vệ tinh, mạng. Mặt khác, còn giúp cho việc thực
hiện kinh tế của đồng bào người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc và các dân tộc khác có điều kiện ngày càng hòa nhập vào nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc sản xuất sản phẩm văn hóa như sách báo, sản phẩm video không chỉ mang ý nghĩa là sản phẩm truyền bá quan niệm, tư tưởng mà còn là một loại vật hóa. Những sản phẩm do ngành cơng nghiệp văn hóa chế tác nên chính là kết quả của q trình nhất thể hóa văn hóa kinh tế. Theo đó, văn hóa khơng cịn đơn thuần là những quan niệm, tư tưởng có tác dụng gián tiếp đối với sức sản xuất, mà cịn với hình thức của một ngành cơng nghiệp mới năng động có hiệu suất kinh tế cao là cơng nghiệp văn hóa.
Hơn nữa, trong thời đại kinh tế tri thức đã góp phần thực hiện sự gắn kết sự phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị của người Sán Dìu lại với nhau nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả của khoa học – kỹ thuật trình độ cao, có khả năng thâm nhập thị trường một cách mạnh mẽ. Sự phát triển văn hóa tiên tiến ngày càng chịu sự chi phối của trình độ khoa học – kỹ thuật cao hay thấp và thực lực kinh tế lớn hay nhỏ. Vì vậy, chỉ có phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa sản xuất văn hóa vào quỹ đạo thị trường và thúc đẩy ngành cơng nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ, thì phát triển văn hóa tiên tiến mới có cơ sở kinh tế vật chất hùng hậu cơng tác giữ gìn bản sắc văn hóa Sán Dìu khơng ngừng được nâng cao.
Hơn nữa, sản xuất văn hóa khi trở thành một ngành công nghiệp vận hành theo quy tắc thị trường, thì thị trường sẽ trở thành cơ chế thực hiện của phát triển văn hóa tiên tiến. Một mặt, thị trường trở thành biểu đồ xác định nhu cầu văn hóa tinh thần của con người, từ đó dắt dẫn người sản xuất văn hóa đáp ứng những nhu cầu đa dạng ấy. Đồng thời do mục đích của văn hóa là hướng tới phục vụ đơng đảo quần chúng nhân dân, nên về cơ bản thị trường văn hóa nước ta hồn tồn nhất trí với lợi ích căn bản của quần chúng nhân
dân, và thống nhất với phương hướng phát triển của văn hóa xã hội chủ nghĩa. phủ sóng của nó ngày càng mở rộng nhờ vào cơ chế thị trường.
- Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường
Sự phát triển của kinh tế và văn hóa chưa đồng bộ ở tỉnh Vĩnh Phúc, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc Sán Dìu trong tỉnh. Bên cạnh đó, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Mơi trường văn hóa cịn bị ơ nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống. Có biểu hiện lúng túng, hữu khuynh trong cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng tư tưởng xu hướng "thương mại hóa", chạy theo thị hiếu thấp kém trong một đời sống tinh thần đồng bào dân tộc Sán Dìu chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả, đã làm giảm sút, hạ thấp các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn hóa.
Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa - tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa đồng bào dân tộc Sán Dìu với các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh, điều này đã làm xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo trong tộc người.
Kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến các giá trị của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở những khía cạnh sau:
+ Giá trị văn hóa vật chất
Những ngơi nhà đắp tường đất, lập bằng mái cọ, mái tranh. Nay đều bị phá đi thay vào đó là kiến trúc nhà kiểu mới được xây dựng tồn bộ là những ngơi nhà giống với nhà ở của dân tộc Kinh, xây bằng gạch và các chất liệu
khác để làm mái, nhà ở sát vách nhau không giống như trước đây. Ngôi nhà truyền thống gần như đã khơng cịn tồn tại.
Về trang phục: Bước vào cơ chế thị trường, tạo ra mọi chuyển biến mạnh mẽ, trong đó việc tiếp thu trang phục của đồng bào khơng cịn được lưu giữ nguyên xi như trước. Xưa kia đàn ơng búi tó, cuốn khăn xếp, mặc áo dài than, quần màu nâu đất vào các dịp lễ tết, nhưng ngày nay quần áo của nam giới đã được cách tân và dường như khơng cịn lưu giữ lại. Đối với nữ giới, gồm váy và áo kết hợp với một số phụ kiện, trang phục được đồng bào coi trọng, nhất là trong việc thêu thùa hoa văn, dệt vải để tạo ra chiếc váy mang nét đặc trưng riêng, thì hiện nay với cơng cụ lao động, kỹ thuật hiện đại, người Sán Dìu khơng cịn sử dụng những chất liệu và khâu váy, thêu thủ công. Ta dễ dàng nhận thấy, trang phục nam giới khơng cịn được lưu giữ mà chỉ còn trang phục truyền thống của nữ giới. Hầu hết các dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mặc quần áo giống với người dân tộc Kinh và trang phục truyền thống của đồng bào chỉ được sử dung vào trong dịp tết, lễ hội, đám cưới. Rất khó bắt gặp người dân tộc gốc mặc trang phục truyền thống của học trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này chứng tỏ khơng gian văn hóa của đồng bào người Sán Dìu ngày càng bị thu hẹp lai trước sự tác động của kinh tế thị trường.
Trong ẩm thực, những món ăn truyền thống của đồng bào ít nhiều bị mai một dần, như việc làm bánh chưng gù, bánh do là món quan trọng khơng thể thiếu trong các dịp lễ tết, hay món cháo lỗng, nay khơng mấy gia đình tự làm và tự chế biến, mà thay vào đó là mua đồ làm sẵn.
+ Giá trị văn hóa tinh thần
Thiết chế xã hội, Trước đây đồng bào người Sán Dìu sống thành những ngơi làng nhỏ, có cùng dịng họ người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc hiện nay khơng phải chỉ định cư ở vùng bán sơn địa như trước, mà họ định cư ở khắp nơi trên
địa bàn tỉnh, để thuận lợi cho công việc, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, Làng bản khơng cịn ngun xi như trước, dẫn đến ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau.
Về cưới xin: Trong nghi lễ cưới xin trước đây đều có ơng mối và bà mối giữ vai trò là cầu nối giữa hai bên gia đình, nay hình thức đó đã khơng cịn. Hơn nữa, có tục thách cưới với nhiều nghi bằng hiện vật, cách thức tiến hành gồm nhiều bước khác nhau, hiện nay mọi lễ vật đều được quy ra thành tiền. Tục thách cưới với một khoản tiền lớn. Kinh tế thị trường biến các giá trị văn hóa, nét đẹp của đồng bào phai mờ đi, trở thành thị trường hóa.
Ngơn ngữ và chữ viết: Ngơn ngữ chính là tiếng Sán Dìu thổ ngữ Quảng Đơng (Trung Quốc) nay sử dụng chủ yếu là tiếng Kinh. Hơn nữa chỉ có người già biết tiếng dân tộc, trẻ em đến tuổi đi học chỉ nói tiếng Kinh do đó khơng biết tếng mẹ đẻ của mình. Chữ Viết, chữ Hán, hay (Nơm – Sán Dìu) hiện nay gần như bị mai một, thế hệ trẻ chỉ học tiếng Việt và ngoại ngữ khác phù hợp với điều kiện công việc.
Kinh tế thị trường đan xen những mặt trái, tác động lớn đến lối sống của giới trẻ, làm suy thoái đạo đức ở một bộ phận thanh niên đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện nay, có lối sống khơng lành mạnh, gây ra nhiều tệ nạn lớn ở các thôn bảo như: ma túy, mại dâm. Xuất hiện Lối sống chạy theo đồng tiền, làm lu mờ các giá trị văn hóa được đồng bào xây dựng từ bao đời nay.
Kinh tế phát triển nâng cao mức sống thu hoạch khoảng cách nhưng lại tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc.