Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 64 - 75)

8. Kết cấu

2.1.1. Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội

*Vài nét sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi và truyền thống lịch sử của tỉnh Vĩnh Phúc

- Về điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là tỉnh vừa có đồng bằng và miền núi, nằm

trong vùng kinh tế trọng điểm của phía bắc, đồng thời là cầu nối giữa Thủ đô Hà nội với các các tỉnh phía bắc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do vậy, tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và chính trị.

Địa hình Vĩnh Phúc được chia thành ba dạng cơ bản: Đồng bằng, trung du và miền núi, vùng miền núi nằm ở phía bắc tiếp giáp với hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, nằm án ngữ giữa Vĩnh Phúc và hai tỉnh nói trên là dãy núi Tam Đảo và Sáng Sơn, có nhiều tiềm năng lớn về phát triển và khai thác tài nguyên rừng.

Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đơng và phía Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, cách thủ đơ Hà Nội 62km. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 1.236,5 km2

chiếm Theo niên giám thống kê dân số của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 dân số tồn tỉnh Vĩnh Phúc là 1.020.597 nghìn người, mật độ dân số 824 người/km2

. Có hệ thống giao thơng thuận lợi, với các tuyến đường giao thông quan trọng nằm trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2A, dài 39km (Hà Nội, Phú Thọ) đi qua các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường; quốc

30km (từ phường Ðồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên đến Tuyên Quang) đi qua huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch; quốc lộ 2 dài 15km (từ thị trấn Phúc Yên đi cầu Thăng Long) đi qua xã Tiền Châu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Ngồi ra, cịn có đường sắt dài 41km (Hà Nội - Lào Cai) đi qua các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương, Vĩnh Tường. Hệ thống sơng ngịi chính nằm trên địa bàn tỉnh gồm có sơng Hồng chảy qua huyện Bạch Hạc (TP Việt Trì), qua huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc đến xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) dài 41km. Tuyến Đường sắt: Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đơ Hà Nội; Đường thuỷ: Phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sơng Lơ. Q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, kinh tế; tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của Quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng.

Vị trí địa lý của tỉnh là điều kiện quan trọng góp phần vào việc hình thành những phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán riêng của các dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng.

+ Khí hậu, thuỷ văn

Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

Nhiệt độ trung bình năm 230

C - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình từ 80% - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C). Điều kiện khí hậu ấy tạo cho Tam Đảo phong cảnh rừng núi xanh tươi,

khơng khí trong lành, tràn đầy sự sống phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch sinh thái nghỉ ngơi, giải trí.

Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sơng chảy qua, song chế độ

thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sơng chính là sơng Hồng, sơng Lơ. Sơng Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ, bồi tụ cho diện tích đất canh tác nơng nghiệp của tỉnh. Đồng thời, là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch, tạo thuận lợi cho sự giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh với các tỉnh trung du miền núi phía bắc và các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Hệ thống sơng nhỏ như: sơng Phan, sơng Phó Đáy, sơng Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sơng Lơ, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh cịn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3

nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

Khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Đông Dương Vĩnh Yên và một số xã thuộc huyện Kim Anh và Phủ Yên Lãng của tỉnh Phúc.

Sau Cách mạng Tháng 8/1945, thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ: Hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên được hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc ngày 12/ 2//1950. Sau khi hợp nhất Vĩnh Phúc có diện tích 1.715km2

, dân số gần 40 vạn người, bao gồm có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Từ khi hợp nhất tới nay Vĩnh Phúc đã nhiều lần đổi về địa giới hành chính + Năm 1955 huyện Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên hiện nay được nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, đến năm 1957 lại tách trở về tỉnh Thái Nguyên.

+ Tháng 6/1957 thị trấn Bạch Hạc và đến tháng 7/1977 hai thôn Mộ Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).

+ Tháng 6/1991, huyện Đông Anh cùng xã Kim Chung (huyện Yên Lãng) và thơn Đồi xã Phù Lỗ (huyện Kim Anh), tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về Hà Nội.

+ Tháng 2/1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 1/1/996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khố IX đã thơng qua Nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó có Vĩnh Phú chia thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Đến ngày (01/01/1997) đã chính thức đi vào hoạt động. Sau hơn10 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, ngày (01/08/2008) Huyện Mê Linh đã được tách và trở về Thủ đô Hà Nội.

Với địa bàn cư trú ở vùng trung du miền núi, khó khăn về nhiều mặt, vì vậy, buộc người Sán Dìu phải thích nghi và cải tạo tự nhiên nhằm đắp ứng nhu cầu của mình. Do đó, tạo nên lối sống, cách ứng xử của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc cũng quy định nên bản sắc văn hóa của người Sán Dìu.

-Về lịch sử văn hóa truyền thống

Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều danh thắng lịch sử với bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước nhân dân Vĩnh Phúc đã phát huy truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần giữ yên bờ cõi non sông đất nước. Tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam nhân dân Vĩnh Phúc luôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện dại hóa phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp hiện đại vào năm 2020. Trong đó, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi đầu. Do vậy, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc rất nhạy bén với thời cuộc, nhất là trong công cuộc kiến thiết đất nước.

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và ách đô hộ gần một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đến quốc, nhân dân Vĩnh Phúc vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hố dân tộc, duy trì và phát triển dòng văn học dân gian truyền thống và tạo nên các cơng trình văn hố nghệ thuật đặc sắc có giá trị cho thế hệ sau. Những làn điệu dân ca như: Hát ghẹo, hát ví, hát ca trù, hát trống quân, biểu diễn trong các dịp hội hề, đình đám, lễ tết được nhân dân rất yêu thích đã trở thành “dòng sữa tinh thần ngọt ngào” nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người con Vĩnh Phúc. Ngoài những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như: Núi Tam Đảo, Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm - Tây Thiên. Bằng bàn tay, khối óc, trí tưởng tượng của mình người dân đã tạo nên nhiều cơng trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như: Tháp Bình Sơn (Lập Thạch), chùa Hà (Vĩnh Yên), đền Bắc Cung (Yên Lạc),.. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cịn là một trong những cái nôi của người Việt cổ đã được các nhà khảo cổ, sử học phát hiện và minh chứng qua khu di tích khảo cổ Đồng Đậu (Yên Lạc), dấu ấn truyền thống các cơng trình này đều đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hố cần được tơn tạo, bảo vệ.

Vùng đất Vĩnh Phúc cũng là nơi sinh ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng, danh nhân đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực: Văn hố, chính trị, quân sự, ngoại giao. Ngoài Trần Nguyên Hãn anh hùng dân tộc thế kỷ XV, được dân tộc ghi công, cả nước tơn thờ, Vĩnh Phúc cịn có nhiều nho sĩ đỗ đạt cao như: Triệu Thái, Nguyễn Duy Thì, Phạm Du, đảm đương những trọng trách quan trọng trong triều đình phong kiến độc lập.

Vĩnh Phúc cịn là trung tâm sinh tồn của người Việt cổ, là nơi ra đời Nhà nước cổ của các vua Hùng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, qua nhiều thế hệ người con quê hương Vĩnh Phúc đã luôn anh dũng hi sinh, đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương.

Những truyền thống văn hóa lịch sử của nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ. Đó là những cơ sở bền vững, là hành trang quý báu để Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc vững bước phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho Vĩnh Phúc ngày càng giàu mạnh, đi lên cùng sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, văn hóa truyền thống đó cịn giúp cho đồng bào dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh hình thành ý thức cố kết cộng đồng người, dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong quá trình đổi mới.

Mảnh đất Vĩnh Phúc là nơi có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Song cùng với địa bàn cư trú, đã tạo nên tinh thần cố kết đồng bào các dân tộc ở Vĩnh Phúc. Từ đó tạo nên nền tảng cho sự hình thành tinh thần đồn kết trong cộng đồng người Sán Dìu.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Sau gần hai mươi năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc có nhiều điệu kiện thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế.

+ Quy mô dân số và nguồn lao động

Về quy mơ dân số, diện tích vừa phải, điều này tạo điều kiện cho công tác quản lý chỉ đao được sát sao và hiệu quả hơn. Năm 2013 Dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.020.597 người. Hơn nữa, nhân dân Vĩnh Phúc có truyền thống cần cù sáng tạo, trong lao động sản xuất, cùng với số lượng dân số như vậy, tỉnh có nguồn lao động dồi dào phục vụ cho nhu cầu sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu của tỉnh nhà. Bên cạnh số dân theo Tổng điều tra dân số với trên 1tr người, trong đó có 8 dân tộc có số dân từ 100 người trở lên. Trong 5 năm 2006-2010, tỷ lệ đơ thị hố diễn ra tương đối nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009 và năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đơ thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn cịn thấp so với mức bình quân cả nước khoảng 28,1% (năm 2008). Nguồn nhân

lực: Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ) năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm 2009; chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.

+ Về kinh tế: Kinh tế sau khi tái lập tỉnh đã có những bước chuyển biến

rõ rệt qua việc thực hiện đường lối phát triển kinh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năm 2008 tăng trưởng 15,65%, chiếm tỷ trọng 18,5% trong GDP (theo giá cố định năm 1994). Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Kinh tế tập thể từng bước khắc phục yếu kém, chiếm 7,7% GDP (theo giá cố định năm 1994). Các hợp tác xã tiếp tục phát triển với nhiều loại hình, hoạt động từng bước có hiệu quả. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, năm 2008 chiếm tỷ trọng 29,11% GDP (theo giá cố định năm 1994), tăng trưởng 14,59%. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trưởng cao, năm 2008 tăng 32,27% chiếm 44,7% GDP, năm 2010 – 2012 tăng lên khoảng 14% GDP so với các năm trước. Sau gần 20 năm tái lập, kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có nguồn thu lớn nhất cả nước.

Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong toàn tỉnh từng bước được khẳng định, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, doanh nghiệp quốc doanh Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Trong tỉnh bước đầu hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: Cơ khí, lắp ráp ơ tô, xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,..những sản phẩm của các ngành này đang dần chiếm ưu thế trong thị phần của thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. Hàng loạt các khu công nghiệp

tập trung được hình thành và đi vào hoạt động như: Khu công nghiệp Hợp Thịnh, Khai Quang (Vĩnh Yên), Khu công nghiệp Chấn Hưng (Vĩnh Tường), khu cơng nghiệp Bình Xun (Bình Xun),

Năm 2003, tỉnh đã quy hoạch chi tiết 24 cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Do vậy, một số làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển như: mộc Bích Chu, Thanh Lãng, đá Hải Lựu, gốm Hương Canh. Để thúc đẩy hai ngành kinh tế mũi nhọn là công nghiệp và dịch vụ, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch tập trung và cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông huyện lộ, tỉnh lộ và đường liên thôn, liên xã. Vốn đầu tư cơ bản của tỉnh tăng lên theo từng năm, năm 2003 đạt xấp xỉ 6.200 tỷ đồng, năm 2005 đạt xấp xỉ 6.312,5 tỷ đồng, đến năm 2008 tổng số vốn đầu tư cơ bản của tỉnh là 7.521 tỷ đồng.

Đi liền với sự tăng trưởng cao của kinh tế công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ cũng có bước chuyển biến tích cực. Các trung tâm thương mại mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Kinh doanh thương mại diễn ra sơi nổi đảm bảo hàng hố lưu thơng trong và ngồi tỉnh.

+ Về kinh tế đối ngoại: Theo số liệu thống kê năm 2009 Vĩnh Phúc có

10 khu cơng nghiệp trong đó có 07 khu đã thành lập, 03 khu được chấp nhận đầu tư thành lập, các khu công nghiệp đã thành lập tỷ lệ lấp đầy đạt 74,8%, trong đó có một số khu đạt tỷ lệ 100%. Hoạt động kinh tế đối ngoại đạt kết quả quan trọng. Thị trường xuất khẩu lao động mở rộng, có 108 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 32,59%, năm 2008 ước đạt 463,68 triệu USD. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, trong 3 năm (2006 - 2008) tỉnh đã thu hút hơn 90 dự án FDI, với vốn đăng ký 2,1 tỷ USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)