8. Kết cấu
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa
2.3.3. Đổi mới và tăng cường công tác giữ gìn và phát huy bản sắcvăn
chữ viết, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo. Phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương. Thực hiện tuyên truyền giáo dục rộng rãi đến các xã, huyện có đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống. Nâng cao nhận thức cho mỗi người dân trong cộng đồng người Sán Dìu có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Song song với hoạt độn tuyên truyền và giáo dục, cần có chính sách đầu tư kinh phí cho các hoạt động sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc giúp đồng bào nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.3.3. Đổi mới và tăng cường công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu dân tộc Sán Dìu
Đội ngũ cán bộ trong đó, cán bộ làm công tác quản lý văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả công việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong đó có văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu. Việc đào tạo cán bộ quản lý văn hóa và một yêu cầu cấp bách ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu cần phải tuyển chọn những cán bộ có trình độ, có năng lực được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc. Bồi dưỡng trọng tâm, trọng điểm, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số phải có chương trình cụ thể, đào tạo quy củ, để có những hiểu biết đúng đắn và có năng lực thực sự trong công tác làng, bản.
Với đội ngũ cán bộ văn hóa, các nghệ nhân dân gian người dân tộc Sán Dìu có chế độ thỏa đáng về lương, phụ cấp, nhà ở, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng. Có kế hoạch đào tạo, tạo nguồn cho cán bộ các xã vùng dân tộc đặc biệt khó khăn.
Trên cơ sở đánh giá tình hình chung của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc phải xuất phát từ nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa. Vì văn hóa dân tộc Sán Dìu trước hết là của người Sán Dìu sáng tạo ra. Do đó, họ chính là chủ thể giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đó. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ không có ý thức giữ gìn, kế thừa thì sự mai một các giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi.
Bên cạnh đó, cuộc vận động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc không chỉ dừng lại ở đồng bào, mà cần được sự quan tâm của các ban ngành, các cấp, chính quyền trong tỉnh. Có như vậy, đồng bào mới có ý thức gìn giữ, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó hiệu quả công tác giữ gìn và kế thừa mới được nâng cao và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Để thực hiện được công tác này, cần phải thường xuyên thực hiện tuyên truyền các lớp tập huấn, cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản. Họ là những người lưu giữ nhiều những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Đây cũng là lớp người có vai trò tuyên truyền giáo dục cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Tiểu kết chƣơng 2
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, ở từng địa phương nơi có đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống là rất cần thiết và quan trọng để kế thừa phát huy các giá trị văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, có nhiều luồng văn hóa mới du nhập làm cho bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đang có nguy cơ phai nhạt. Đánh giá tình hình và thực trạng Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc ít người như: chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa gia đình năm 2001 – 2010, đề án chính sách phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội được thực hiện đối với đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 135, Quyết định 134, chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện làm công tác dân tộc và công tác văn hóa các cấp đã được kiện toàn và củng cố. Hàng năm, Ban Dân tộc đều có các chương trình phối hợp tuyên truyền về công tác dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số về việc phát triển và giữ gìn nét đẹp văn hóa đối với các dân tộc thiểu số. Qua nhiều năm thực hiện chính sách văn hóa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu nhất định. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng làm nâng cao được văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong đó có văn hóa đồng bào dân tộc Sán Dìu.
KẾT LUẬN
Văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần, do những hoạt động của con người sáng tạo ra. Lịch sử nhân loại đã chứng minh văn hóa chính là cơ sở, nền tảng cho mọi sự phát triển. Văn hóa là cái thể hiện trình độ người, là kết tinh sức mạnh bản chất sáng tạo của loài người. Mặc dù văn hóa được hinh thành và phản ánh tồn tại xã hội nhưng cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nó có sự tác động to lớn đối với tồn tại xã hội. Nó trở thành nguồn lực nội sinh quy định sự bảo tồn và phát triển tương lại của một dân tộc.
Tỉnh Vĩnh Phúc là nơi bề dày lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc. Những giá trị văn hóa trong đời sống của người Sán Dìu góp phần phong phú và đa dạng. Xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho quá trình phát triển. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nhằm góp phần tạo nên nền tảng quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Việc phát huy những giá trị của văn hóa của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc không chỉ để khẳng định sức mạnh văn hóa của dân tộc của tỉnh nhà mà mà còn khẳng định bản lĩnh tham gia vào quá trình Hội nhập, chủ động tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam đó là quy luật của sự phát triển văn hóa.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay dân tộc Việt Nam càng cần phải ý thức được và chủ động phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa đòi hỏi phải tổng hợp sức mạnh của văn hóa truyền thống với nhũng giá trị của thời đại xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu của sự phát triển đất nước.
Đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc xây dựng đời sống tinh thần cho chính đồng bào mình nhằm phát huy tốt những giá trị truyền thống, sức mạnh vốn có bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa hoàn toàn những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu. Bởi trong quá trình phát triển đất nước có những nét văn hóa đã tỏ ra lỗi thời và không còn phù hợp, thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc nói riêng và của tỉnh nói chung. Bởi vậy, chúng ta chỉ kế thừa những nét văn hóa nào có giá trị tiến bộ mà dưới sự tác động của kinh tế thị trường nó đang bị mai một dần về các giá trị vật chất và tinh thần.
Việc bảo tồn và phát huy các gái trị văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cần phải có những phương hướng và giải pháp cụ thể, các giải pháp có ý nghĩa phương pháp luận. Qua đó thực hiện một cách có hiệu quả, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu được đạt ra là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện cơ sở vật chất và đời sống xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong đó có dân tộc Sán Dìu. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí cho đồng bào người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Như vậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc là bảo tồn tính phong phú và sự đa dạng dân tộc Việt Nam. Để trong thời kỳ hội nhập để không đánh mất mình, cần phải khẳng định mình, tạo điều kiện nâng cao vị thế của nước nhà. Tiến tới xây dựng một Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh theo đúng tinh thần Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI đề ra
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Văn Bính (2007), Một số vấn đề văn hóa văn nghệ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Diệp Trung Bình (2011), Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc.
4. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 5. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh
tế quốc tế, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Lê Quý Đức - Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hoá đạo đức ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp, Nxb.Văn hoá thông tin, Hà Nội.
12. Nhà xuất bản Phương Đông (2010), Từ điển tiếng Việt phổ thông.
13.Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
14.Phạm Đức Dương (2013), Văn hóa dẫn luận, Nxb Văn hóa thông tin. 15. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Nguyễn Khoa Điềm (2004) "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17.Phạm Duy Đức (chủ biên, 2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 Những vấn đề phương pháp luận (xuất bản lần hai), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị - hành chính, năm 2009.
19. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
20.Hoàng Hiệp: Bảo vệ an ninh văn hóa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Cộng sản số 775 (5/2007, tr50).
21. Đỗ Huy (2013), Văn hóa Việt Nam trên con đường giải phóng, đổi mới hội nhập và phát triển, Nxb. Thông tin truyền thông.
22. Lâm Quang Hùng (2011), Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, Hội sử học Vĩnh Phúc.
23. Lâm Quang Hùng (2013), Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc,
Nxb Văn hóa dân tộc.
24.Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25.Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người Thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26.Nguyễn Đắc Hưng (2009), Việt Nam văn hóa và con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27.Nguyễn Thị Hương (chủ biên, 2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28.Vũ Ngọc Khánh (2006), Truyền thống Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt
29.V.I. Lênin (1977), Toàn tập tập 41, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.
30.Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong (2007), Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31.C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32.C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 26, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34.C. Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập tập 42, Nxb Chính trị Quốc gia. 35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37.Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38.Trần Thành Nam (2001), Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân
tộc Khmer Nam Bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học.
39.Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội. 40.Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.. 41.Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam với Pháp, Nxb. Văn hoá
- Thông tin, Hà Nội.
42.Phan Ngọc (2013), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Phúc (2014) Phương hướng thực hành dân chủ trong lĩnh vực văn hóa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (274), Tr 3 – 11.
45. Hoàng Thị Như Thanh (1998), Hướng tới một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
46.Văn Đức Thanh (2014), Tiếp cận triết học về bản sắc dân tộc của văn hóa, tạp chí triết học – viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam số 3 (274), Tr 20.
47.Mai Thị Thanh (1999), Vai trò của văn hoá truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá hiện nay, Luận văn Thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Mai Thị Thanh (2011), Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Tạp chí thông tin khoa học chính trị - Hành chính, số 5 (05). Tr 45 – 50.
49.Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hoá học, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
50. Hồ Bá Thâm (2007), Sự phát triển văn hoá đồng bộ và tương xứng với phát triển kinh tế tạo ra sự phát triển bền vững, Nxb, Phương Đông, Hà Nội. 51.Hồ Bá Thâm (2012), Văn hóa bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
52.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
53. Lê Quang Thiêm (1998), Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54.Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hoá và phát triển, Nxb, Chính trị quốc