Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 35)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HƠN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ

1.2.3. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Việc xác định thời điểm có hiệu lực của một giao dịch dân sự nói chung và của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thời điểm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của chủ thể giao dịch cũng như của vợ chồng26. Khái niệm “hiệu

lực hợp đồng dân sự” được giải thích là giá trị bắt buộc thi hành đối với chủ thể tham

gia giao kết hợp đồng27. Do đó, khi giao dịch muốn có hiệu lực pháp luật thì thỏa thuận đó phải được sự đồng thuận của các bên và bản chất của hiệu lực hợp đồng chính là “bắt buộc thi hành”. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.

Trước kia, trong Luật HN & GĐ năm 2000 khơng quy định cụ thể thời điểm có hiệu lực của việc phân chia tài sản. Để giải quyết vấn đề này ngày 03/01/2001, Chính phủ đã ban hành nghị định số 70/2001/NĐ-CP, tại Điều 7 đã quy định rõ thời gian có hiệu lực của việc chia tài sản này. Theo đó, các trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khơng xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản; Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản khơng xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được cơng chứng, chứng thực; Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được cơng chứng, chứng thực; Trong trường hợp Tịa án cho chia tài sản chung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

Hiện nay, với những đổi mới, tiến bộ hơn so với Luật HN&GĐ năm 2000, ngày 19/6/2014 Luật HN & GĐ năm 2014 ra đời quy định rõ thời điểm có hiệu lực của việc

26 Nguyễn Thị Chi (2018), Bình luận Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, NXB Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.56.

phân chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân tại Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2014. Quy định cụ thể như sau:

“Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản khơng xác định thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản; Trong trường hợp tài sản được chia theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản sau đó phải tn theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định; Trong trường hợp Tịa án chia tài sản chung cho vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực từ ngày bản án, quyết định của tịa có hiệu lực pháp luật; Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lí, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Theo quy định trên thì thời thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng được xác định ở những thời điểm như:

- Thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản: Thời điểm này

được hiểu là khi vợ chồng khơng có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực thì thỏa thuận mặc nhiên có hiệu lực tại thời điểm giao kết.

- Thời điểm tài sản được chia theo quy định của pháp luật: Trong trường hợp

này, các bên tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng và tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Trên thực tế có nhiều trường hợp giao kết hợp đồng nhưng lại thỏa thuận thời điểm có hiệu lực hợp đồng là một thời điểm khác. Tuy nhiên, việc thỏa thuận về hiệu lực hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật. Các nhà làm luật đã dự liệu và đưa ra những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia chính là hợp đồng phải lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật.

- Thời điểm Tòa án chia tài sản chung cho vợ chồng: Trong trường hợp này thì

thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực chính là thời điểm bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực.

Với quan điểm là tôn trọng quyền sở hữu tài sản cũng như ý chí của vợ chồng, dù thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản có ý nghĩa rất quan trọng nhưng pháp luật vẫn cho phép vợ chồng được tự quyết định thời điểm có hiệu lực của việc chia tài

sản. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một kẻ hở cho cá nhân vợ hoặc chồng có ý muốn trốn tránh trách nhiệm pháp lý của mình. Giả sử, khi biết mình sắp phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba liên quan, vợ hoặc chồng lập tức tẩu tán tài sản bằng cách đến một văn phịng cơng chứng nào đó để thỏa thuận phân chia tồn bộ tài sản cho người cịn lại và quyết định ngày có hiệu lực trước khi Tòa án ban hành bản án về việc bồi thường. Vậy lúc này việc cho phép vợ chồng tự thỏa thuận ngày có hiệu lực lại trở thành một kẻ hở tạo rào cản cho việc thi hành án sau này.

Không thể phủ nhận, điểm tiến bộ trong quy định pháp luật thể hiện qua việc quy định mới đã chủ động bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba liên quan. Có thể hiểu việc này là sau khi phân chia tài sản có hiệu lực pháp luật thì giá trị pháp lý của các giao dịch của vợ chồng với người thứ ba sẽ không bị thay đổi hay ảnh hưởng, đảm bảo lợi ích của người thứ ba, cũng như là tránh được một phần các trường hợp sử dụng việc thỏa thuận tài sản để trốn tránh nghĩa vụ với các bên liên quan.

Tóm lại, thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một yếu tố rất quan trọng để văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có hiệu lực pháp lý, do đó cần thiết phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu của pháp luật về nội dung và hình thức của văn bản thỏa thuận.

1.2.4 Hậu quả của việc chia tài sản của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hơn nhân

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp chia đặc biệt, xuất phát từ những nhu cầu chính đáng mà vợ chồng tiến hành chia tài sản chung khi hơn nhân vẫn cịn tồn tại. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành thì sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ vợ chồng vẫn khơng chấm dứt, vì vậy các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó.

Theo tác giả Phạm Thị Tươi (2012) khái niệm rằng: Hậu quả pháp lý về tài sản

khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân chính là sự thay đổi của khối tài sản nói cách khác, làm thay đổi việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; từ đó quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng cũng bị chi phối, thay đổi28.

28 Phạm Thị Tươi (2012), Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội,

Trên cơ sở đó, việc xác định hậu quả pháp lý về nhân thân sau khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cần phải được xem xét quyền và nghĩa vụ đối với nhau, quyền và nghĩa vụ đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với con chưa thành niên, con đã thành niên khơng có khả năng lao động, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự.

Thứ nhất, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với nhau được

pháp luật HN&GĐ quy định xuất phát từ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp29. Các quyền và nghĩa vụ này xuất phát từ các chuẩn mực đạo đức, cách cư xử mang tính tự nhiên và truyền thống vốn đã có từ trước, được coi như nghĩa vụ về đạo đức mà sau này pháp luật quy định thành các quy tắc xử sự chung. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với nhau là những giá trị tinh thần gắn kết giữa hai người, khơng tính được bằng tài sản và khơng thể chuyển giao cho người khác, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình cảm trong đời sống chung của vợ chồng. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với mỗi vợ chồng không được chuyển giao cho người khác. Do đó, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì giữa vợ và chồng vẫn tồn tại quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Đây không những là quy định của pháp luật mà còn là đạo đức xã hội. Pháp luật ghi nhận vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tơn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẽ, thực hiện các cơng việc trong gia đình30. Để xây dựng gia đình thì tình yêu thương, sự chung thủy là cơ sở vững chắc để giữ vững hôn nhân. Do vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn tồn tại, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật HN&GĐ hiện hành.

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền đại diện cho nhau, đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền để thực hiện các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của vợ chồng. Đồng thời, sau khi chia tài sản chung vợ chồng có trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Thứ hai, trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng đối với gia đình sau khi chia

29 Điều 17 Luật Hơn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/6/2014.

30 Khoản 1 Điều 19 Luật Hơn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/6/2014.

tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân.

Ngồi quan hệ nhân giữa vợ chồng thì vợ chồng cịn có quan hệ nhân thân đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không chấm dứt quan hệ hôn nhân, đồng thời không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với gia đình, đặc biệt là đối với con chưa thành niên, con đã thành niên khơng có khả năng lao động, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, tại Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học

tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội; Trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Với quy định này cha mẹ có quyền và nghĩa vụ với con nhằm

đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. Việc nuôi dạy con cái là nghĩa vụ của cha mẹ được pháp luật quy định, đồng thời cũng là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Theo đó, cha mẹ phải có bổn phận yêu thương, chăm lo, cho sự phát triển của về thể chất trí tuệ đạo đức của con, thực hiện quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với con không chỉ là bằng vật chất mà cịn về tình cảm để giúp con cái được sống trong sự yêu thương của cha mẹ để trở thành một người cơng dân có ích cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, việc ni dạy con cái là một trong những mục tiêu chung của gia đình và ngay cả khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân thì mục tiêu này cũng khơng thay đổi. Bên cạnh đó, đối với con đã thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự khơng có khả năng lao động thì cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ nhiều hơn những đứa trẻ khác, bởi lẽ con đã thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự cần có tình thương u của cha mẹ để bù đắp đi một phần cuộc sống của trẻ. Chính vì thế, ni dạy con cái là nghĩa vụ trách nhiệm của vợ chồng không chỉ đối với con cái mà còn nghĩa vụ, trách nhiệm trước pháp luật và xã hội.

Thực tế, có nhiều trường hợp khi hơn nhân xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc phân chia tài sản, thì đối tượng cần được quan tâm là con cái trong gia đình. Nếu sau việc phân chia tài sản, vợ và chồng không cùng chung sống nữa, vậy lúc này người con sẽ ở với ai, để đảm bảo được chăm sóc đầy đủ? Hay dù vợ chồng có tiếp tục chung sống thì nếu việc phân chia tài sản chung là do mâu thuẫn thì việc ni dạy con cái cũng sẽ rất

khó khăn. Thực tế cho thấy, dù ba mẹ còn hòa thuận tuy nhiên do chạy theo các cơng việc bên ngồi, kiếm thật nhiều tiền về chu cấp cho con thì vẫn khơng đảm bảo được sẽ ni dạy đứa trẻ nên người. Bởi ngồi yếu tố tiền bạc thì tình cảm thương u từ người thân ln điều cần thiết để duy trì một gia đình.

Tóm lại, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì quan hệ nhân thân giữa vợ chồng đối với nhau và đối với gia đình khơng chấm dứt trên cơ sở tính chất cộng đồng của hơn nhân, ngay cả trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận ở riêng thì quan hệ vợ chồng cũng khơng chấm dứt trước pháp luật. Vì vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng31.

Trong điều 40 của Luật HN & GĐ năm 2014 ghi nhận: “Trong trường hợp chia

tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản cịn lại khơng chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng; Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 40 sẽ không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba”. Điều này cịn có nghĩa là nếu trong trường hợp vợ chồng chỉ chia

một phần tài sản thì phần cịn lại khơng chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng về phần tài sản chung còn lại này (được quy định tại

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w