Vướng mắc về xác định trách nhiệm của vợ chồng sau khi chia tài sản chung

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 62 - 67)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 MỘT SỐ BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG

2.2.1 Vướng mắc về xác định trách nhiệm của vợ chồng sau khi chia tài sản chung

vẫn tồn động nhiều bất cập, có nhiều quan điểm, nhận thức, đánh giá khác nhau, chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân thực thi pháp luật, liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, qua 3 năm triển khai thực hiện, tại nhiều địa phương đã gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng luật cũng như trong công tác phổ biến tuyên truyền cho người dân hiểu đúng ý nghĩa của việc tiến hành phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong báo cáo tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử của ngành Tịa án hàng năm, hầu như đều có các vấn đề về xác định và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng. Ngoài ra, một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được đưa vào luật dẫn tới có những khoảng trống pháp lý nhất định.

2.2.1 Vướng mắc về xác định trách nhiệm của vợ chồng sau khi chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân chung trong thời kỳ hôn nhân

Thứ nhất, trách nhiệm của vợ chồng với nhau sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Luật HN&GĐ đã quy định khá chi tiết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân. Theo đó, quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, không thể chuyển giao cho người khác thay mình thực hiện được. Trong quan hệ vợ chồng, việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp đặc biệt, bởi sau khi vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng quan hệ vợ chồng vẫn khơng thay đổi. Do đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân thì vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ với nhau, có quyền bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình và nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con cái cũng khơng thể thay đổi. Ngồi ra, trong cuộc sống hơn nhân thì tình u, sự chung thủy là điều cần thiết cả về pháp luật lẫn đạo đức mà đòi hỏi vợ chồng sau khi chia tài sản chung thì vẫn sống chung nên vẫn phải có quyền và nghĩa vụ với nhau.

Sau khi chia tài sản chung thì vợ chồng vẫn có quyền đại diện cho nhau thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật địi hỏi phải có sự đồng ý của vợ hoặc chồng. Trường hợp sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng muốn ở riêng thì vẫn phải có trách nhiệm với nhau. Trên thực tế hiện nay thì phần đơng sau khi chia tài sản chung thì vợ chồng thường sống riêng, phần cũng vì kinh tế nên vợ chồng sống xa nhau, việc sống chung hay riêng hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện sống, nghề nghiệp và nguyện vọng của các bên, pháp luật khơng can thiệp. Ngồi ra, sau khi chia tài sản chung thì giữa vợ và chồng sẽ có sự tách biệt giữa tài sản chung và tài sản riêng nhưng không làm mất đi quan hệ hôn nhân - quan hệ nhân thân trước pháp luật. Tuy nhiên, một vấn đề lo ngại đặt ra chính là vì pháp luật khơng can thiệp sâu vào quan hệ vợ chồng nên Tịa án khơng những khơng có tác động vào việc bảo vệ sự tồn vẹn của gia đình mà cịn ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình. Trong trường hợp, nếu chia tồn bộ tài sản chung thì phần nào sẽ làm xáo trộn cuộc sống gia đình, bên cạnh đó quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau cũng sẽ thay đổi, bởi mỗi người điều có cuộc sống riêng, sự độc lập về kinh tế. Trường hợp, sau khi chia toàn bộ tài sản chung mà hai bên ở riêng thì khi một bên bị bệnh hiểm nghèo mất khả năng lao động, khơng thể trang trãi cuộc sống của mình thì trách nhiệm của bên còn lại phải như thế nào?

Ø Kiến nghị

Đối với trách nhiệm của vợ chồng với nhau thì pháp luật hiện hành vẫn chưa dự liệu được trường hợp trên nên khơng có quy định cụ thể là nếu một bên khơng thực hiện nghĩa vụ thì bên cịn lại có quyền u cầu Tòa án giải quyết buộc bên còn lại phải thực hiện trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình, con cái sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để tòa án xác định cụ thể nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ chung của gia đình. Do đó, pháp luật hiện hành cần quy định một cách thống nhất về thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo hướng: Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận và lập thành văn bản thì thời điểm phát sinh hiệu lực sẽ là ngày văn bản này được cơng chứng tại cơ quan có thẩm quyền về cơng chứng; Trong trường hợp u cầu Tịa án giải quyết chia tài sản chung thì hiệu lực của việc chia được tính từ ngày bản án, quyết định chia tài sản của

Tịa án có hiệu lực pháp luật. Quy định như vậy sẽ giúp cho văn bản thỏa thuận chia tài sản chung phải được công chứng hợp lệ. Việc đưa ra thời điểm có hiệu lực chính xác để xác định hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là rất quan trọng, đây là cơ sở pháp lý để xác định khi nào vợ, chồng có quyền sở hữu đối với tài sản đã chia và có quyền định đoạt với tài sản đã chia đó.

Chính vì vậy, các nhà làm luật cần quan tâm dự liệu vấn đề này để hạn chế tình trạng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì một trong hai bên không thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với nhau. Luật HN&GĐ năm 2014 nên bổ sung quy định về trách nhiệm của vợ chồng với nhau, cụ thể như sau:

“Trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì vợ chồng phải thỏa thuận về mức đóng góp để đảm bảo đời sống chung của gia đình. Nếu vợ chồng khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. Mức đóng góp của các bên dựa vào khả năng kinh tế và dựa vào tình hình thực tế của gia đình”.

Thứ hai, trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình, con cái sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Luật HN&GĐ đã quy định khá chi tiết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn cịn tồn tại nhiều vướng mắc cần phải hồn thiện. Chẳng hạn như: trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình, con cái khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể tại Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ và

quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con thì quyền và

nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng con cái vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cha mẹ, đây là một lẽ tự nhiên của xã hội được pháp luật công nhận, đặt biệt là con chưa thành niên là vấn đề cần được quan tâm bảo vệ. Theo đó tại Khồn 1 Điều 42 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định căn cứ để việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu là khi “ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp

của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Việc phân chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đối với con cái. Qua đó, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc ni dạy

con cái, để con cái được phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay quy định của pháp luật hiện hành còn chồng chéo đi ngược lại với các quy định trong Bộ luật dân sự có liên quan là một vấn đề cần phải xem xét lại. Bởi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thực chất vẫn là tạo điều kiện cho vợ, chồng có khả năng phát triển tài chính cá nhân, quan hệ hơn nhân của cả hai vẫn còn tồn tại và quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với gia đình vẫn phải thực hiện. Khi xét tổng thể nội dung của quy định của pháp luật hiện hành thì tác giả nhận thấy quy định trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái chưa đầy đủ, chưa mang tính khả thi cao và chưa mang tính ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong hôn nhân đối với con cái. Trường hợp nếu khơng có các phần tài sản chung khơng thể chia để đảm bảo quyền và lợi ích cho con chưa thành niên thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích của con chưa thành niên dễ bị xâm phạm. Việc các quy định khơng rõ ràng cịn dẫn đến sự trì hỗn của vợ, chồng trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. Trên thực tế hiện nay khi cha mẹ đã chia tài sản chung thì mỗi người chạy theo công việc của cá nhân bỏ qn đi nghĩa vụ chăm sóc, ni dạy con cái. Khơng những thế, sau khi chia tồn bộ khối tài sản chung thì tài sản chung của vợ chồng khơng cịn, khi đó thì việc ni dạy con cái sẽ lấy từ nguồn nào? Pháp luật hiện hành chỉ quy định hậu quả pháp lý về xác định tài sản chung, tài sản riêng sau khi chia tài sản chung mà khơng có một quy định cụ thể nào về trách nhiệm của vợ chồng trong việc trơng nơm, chăm sóc, giáo dục con cái sau khi chia tài sản chung. Đây là một vấn đề tồn tại trong xã hội cần được các nhà làm luật quan tâm xem xét điều chỉnh.

Ngồi ra, pháp luật hiện hành cũng khơng có quy định nào về việc thỏa thuận ni dạy con cái sau khi chia tài sản chung. Trên thực tế, khi vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì mỗi người sẽ tự do kinh doanh, một vài trường hợp mục đích hơn nhân khơng đạt được dẫn đến ly thân. Vậy, khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì vợ chồng đã thỏa thuận xong, sau đó mỗi người sống một nơi vậy các con sẽ sống với ai? Trường hợp chia tài sản chung nhưng khơng thỏa thuận được việc ni con thì vợ chồng có quyền u cầu Tịa án giải quyết khơng? Khơng những thế, khi đã chia tài sản chung thì tài sản đâu để đảm bảo đời sống vật chất của con cái mà nhất là con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành

vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định việc giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con chỉ

khi vợ chồng ly hôn chứ không quy định giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Thiết nghĩ các nhà làm luật cần xem xét cụ thể hơn về quy định trách nhiệm của vợ và chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có tính đến việc đóng góp tài sản để để đảm bảo cho đời sống chung của gia đình mà cụ thể là chăm sóc, ni dưỡng con cái. Đây cũng là một tồn tại đang cần được điều chỉnh.

Ví dụ: Anh Trần Nguyễn An K và chị Võ Thị Cẩm T qua quá trình quen biết,

đến ngày 10/4/2010 thì đăng ký kết hơn tại UBND xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Quá trình chung sống, anh chị tạo lập được khối tài sản chung là ngôi nhà tại ấp 10 xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh và đất tại thửa đất số 167, tờ bản đồ số 17, bản đồ địa chính xã xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Sau một thời gian chung sống, năm 2016 do cần số tiền để mở quán cà phê tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nên chị T yêu cầu anh K phải chia số tài sản chung của vợ chồng để có vốn mở quán kinh doanh. Anh chị tiến hành lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, anh K nhận phần đất và nhà, còn chị T nhận 500 triệu là tài sản chung của hai vợ chồng và cam kết hai bên không tranh chấp, số tiền chị T nhận tương đương giá trị nhà và đất của anh K. Vợ chồng có 01 người con chung là cháu Trần Nguyễn Minh A sinh năm 2012 nhưng lại bị bệnh tim bẩm sinh. Cả hai vợ chồng không thỏa thuận được việc nuôi con. Bởi vì bé A đang bị bệnh tim bẩm sinh cần được chăm sóc đặc biệt nhưng anh K và chị T điều đưa ra lý do công việc nên không thể chăm sóc bé. Trường hợp này, vợ chồng anh K và chị T đã ở riêng nên con sẽ ở với ai? Có nên để vợ chồng tự thỏa thuận việc ni con hay u cầu Tịa án giải quyết? Khi u cầu thì Tịa án có giải quyết hay khơng?

Ø Kiến nghị

Chính vì vậy, theo tác giả cần bổ sung thêm quy định cụ thể về trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình, con cái sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thể như sau:

“Trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với con cái, nhất là con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”.

con cái. Bởi vai trị giáo dục của gia đình đối với con cái nhất là con chưa thành niên sẽ giúp ngăn chặn các hành vi lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, để làm được điều này đòi hỏi cha mẹ phải phát huy hết vai trị trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con cái. Cịn đối với con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình thì bậc cha mẹ phải cần quan tâm hơn để trẻ được cảm nhận được tình yêu thương cha mẹ nhằm bù đắp một phần cuộc sống cho trẻ.

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 62 - 67)

w