Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 78 - 91)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 MỘT SỐ BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG

2.2.6 Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật

một lổ hỏng của pháp luật hiện hành, cần được quan tâm bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Ø Kiến nghị:

Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy pháp luật hiện hành cần bổ sung quy định cụ thể khi phát hiện các dấu hiệu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì phải kê biên tồn bộ tài sản của vợ chồng hoặc áp dụng các biện pháp kê biên tránh việc tẩu tán tài sản. Quy định cụ thể như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng phát hiện mục đích chia tài sản vì trốn tránh nghĩa vụ thì Tịa án sẽ tiến hành kê biên toàn bộ tài sản của vợ chồng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ”.

Ngoài ra, tác giả kiến nghị, cần quy định cụ thể và lượt bỏ những quy định mang tính định tính trong các hành vi được gọi là “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến lợi ích của gia đình. Bởi những tiêu chí “ảnh hưởng nghiêm trọng” cịn q mập mờ, khơng rõ ràng rất khó khăn trong cơng tác đánh giá ảnh hưởng đến cơng tác xét xử của Tịa án.

2.2.6 Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của phápluật luật

Việc cho phép vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của mình trong thời kỳ hơn nhân được xem là một bước tiến bộ của Luật HN & GĐ năm 2014, quy định này một mặt cho phép vợ chồng có thể giải quyết các bất đồng về vấn đề tài sản, một mặt cho phép cá nhân vợ, chồng có cơ hội được thực hiện các hoạt động kinh doanh riêng cũng như phù hợp với điều kiện thực tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên từ thực tiễn trong công việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trên thực tế thấy rằng trong thực tế thi hành tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, do khơng có quy định cụ thể về những nội dung yêu cầu trong văn

bản thỏa thuận dẫn đến tình trạng nhiều văn bản không đề cập đến một số nội dung quan trọng cần có của việc thỏa thuận phân chia tài sản như: hậu quả sau khi phân chia tài sản chung, thời điểm có hiệu lực phân chia tài sản chung, lí do phân chia tài sản chung hay phần tài sản chung cịn lại khơng chia, cũng như là phần tài sản chung của

vợ chồng. Từ việc thiếu các nội dung quy định này tạo cơ sở cho vợ chồng có thể trốn tránh trách nhiệm dân sự của mình sau khi tiến hành phân chia tài sản chung. Ngồi ra, vì khơng có những quy định về mẫu văn bản thỏa thuận cụ thể mà một số trường hợp vợ chồng quyết định lựa chọn các hình thức khác như cho, tặng tài sản, ủy quyền để có thể chia phần tài sản chung.

Ø Kiến nghị

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thực hiện nghĩa vụ dân sự với người khác hay vì lý do chính đáng, một số người đã khơng cịn thực hiện các nghĩa vụ chung với gia đình, dẫn đến việc tranh chấp thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Điều này đi ngược lại những quy định của Luật HN & GĐ năm 2014 về nghĩa vụ của vợ, chồng trong thời kỳ hơn nhân.

Do đó pháp luật cần bổ sung quy định về nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân. Việc hồn thiện quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để tòa án xác định cụ thể nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ chung của gia đình.

Bên cạnh đó, trong trường hợp, vợ chồng chấm dứt hiệu lực của việc phân chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân cũng cần có những quy định, hướng dẫn thực hiện cụ thể hơn. Cụ thể là phải bổ sung hậu quả pháp lý của việc khôi phục chế độ tài sản chung đối với trường hợp vợ chồng thỏa thuận khôi phục một phần tài sản đã chia trong thời kỳ hơn nhân thì phần tài sản này sẽ thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, phần cịn lại khơng khơi phục vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Trường hợp u cầu khơi phục tồn bộ tài sản chung đã chia thì sẽ khơi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Thứ hai, khi thụ lý và giải quyết các vụ án chia tài sản của vợ chồng thì Tịa án

sẽ giải quyết dựa vào những quy định của pháp luật có tính yếu tố cơng sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập khối tài sản chung. Cụ thể, khi xác định cơng sức đóng góp trước hết phải xác định vợ, chồng có cơng sức hay khơng, trong khi đó cơng sức có nhiều loại như: cơng sức tạo lập tài sản; công sức bảo quản tài sản; công sức tôn tạo, phát triển, làm tăng giá trị của tài sản; hoặc cơng sức chăm sóc, ni dưỡng người để lại di sản. Ngồi ra, xác định cơng sức đóng góp phải phân biệt với các chi phí. Chi

phí là khoản tiền đã bỏ ra để tôn tạo tài sản như thuê người, mua vật liệu sửa nhà; để chăm sóc, ni dưỡng người để lại di sản như: tiền ăn, mặc, nước uống, thuốc. Đối với các khoản chi phí ln tính tốn được cụ thể và thường có hóa đơn để chứng minh. Cơng sức là sức lực, là thời gian mà con người bỏ ra để tơn tạo tài sản, quản lý, giữ gìn tài sản hoặc chăm sóc người để lại di sản và cơng sức khơng tính tốn được cụ thể50. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy việc phân chia tài sản chung cịn nhiều khó khăn vướng mắc do việc thiếu văn bản hướng dẫn thực thi. Điều này dẫn đến việc các Tịa án các cấp gặp bỡ ngỡ khơng biết thụ lí xử lí các vụ việc liên quan đến vấn đề chia tài sản chung như thế nào.

Ø Kiến nghị

Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân việc có tính đến yếu tố cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung thì khi áp dụng trong thực tiễn sẽ rất khó khăn trong việc xác định cơng sức đóng góp của vợ, chồng.

Do đó, tác giả kiến nghị cần thiết ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc xác định cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung thực hiện như thế nào, căn cứ xác định như thế nào để việc áp dụng đồng bộ, đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Bên cạnh đó, tác giả kiến nghị cần quy định cụ thể việc chứng minh tài sản chung, riêng trong Luật HN&GĐ hiện hành

Thứ ba, thiếu các văn bản hướng dẫn riêng về việc phân chia tài sản chung

trong thời kỳ hơn nhân nên phải dùng ngun tắc suy đốn dựa trên các giá trị đạo đức. “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung” mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân chia tài sản chung đòi hỏi những người làm công tác xét xử phải cân nhắc, thận trọng trong việc yêu cầu vợ chồng thực hiện nghĩa vụ chứng minh tài sản của mình51. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ hiện hành không quy định cụ thể về các loại bằng chứng được áp dụng để chứng minh tranh chấp phát sinh. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các bằng chứng đều được chấp nhận. Từ đó sẽ dẫn đến việc sử dụng tùy tiện các loại chứng cứ như chứng cứ viết tay khơng có cơng chứng, chứng thực, chứng cứ bằng lời

50 Lý Khánh Hồng (2015), “Cần thống nhất quan điểm xác định công cức trong vụ án dân sự”, Tin hoạt động Tòa án nhân dân tối cao, [http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/details=1], (truy cập ngày 26/10/2019).

51 Nguyễn Ngọc Điện (2005), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 2, Trường Đại học Cần Thơ, tr.46.

khai của nhân chứng. Chính bởi Luật khơng quy định nên có sự bỏ ngõ trong việc áp dụng dẫn đến khó khăn trong cơng tác xét xử. Một ví dụ cụ thể như sau:

Tháng 8/11/2016, TAND huyện quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ khi giải quyết tranh chấp tài sản giữa anh Nguyễn Văn B và chị Lâm Thị Anh T về ngôi nhà tại đường Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Tịa án xác định ngơi nhà đó thuộc sở hữu riêng của anh B với các lý do như: Giấy tờ mua nhà đứng tên anh B và theo anh B thì ngơi nhà này là từ tháng 4/1992 cha của anh (ông H) bán mảnh đất tại Quận Cái Răng để mua cho anh. Tuy nhiên, trên thực tế ông H xác nhận ông khơng có ủy quyền cho anh B mua căn nhà tại đường Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và cũng khơng có tài liệu chứng minh là ơng H đã cho tiền anh B mua căn nhà này. Từ những tình tiết trên, khơng đủ cơ sở để chứng minh anh B có quyền sở hữu riêng đối với căn nhà tại đường Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Chính vì vậy, Bản án sơ thẩm số 76/LHST ngày 8/11/2016 của TAND quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ xác định căn nhà tại đường Nguyễn Việt Hồng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là tài sản chung của anh Nguyễn Văn B và chị Lâm Thị Anh T.

Như vậy, TAND quận Ninh Kiều đã vận dụng nguyên tắc suy đoán tài sản chung để giải quyết tranh chấp của anh Nguyễn Văn B và chị Lâm Thị Anh T qua việc các chứng cứ chứng minh về nguồn gốc tài sản và lời khai của nhân chứng. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đốn chứ khơng có khẳng định chắc chắc trong tất cả trường hợp.

Ø Kiến nghị

Như đã trình bày ở trên thì Luật HN&GĐ năm 2014 hồn tồn chưa có các quy định cụ thể về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hơn nhân. Do vậy, thực tế là nếu vợ chồng không thể thỏa thuận mà u cầu Tịa án giải quyết, thì Tịa án hồn tồn khơng có căn cứ gì để phân chia. Mà các nguyên tắc suy đoán hay dựa vào phạm trù đạo đức đều là mang tính chủ quan hồn tồn khơng đủ căn cứ để đảm bảo tính cơng bằng cho các bên.

Chính vì lẽ đó, tác giả kiến nghị Luật HN&GĐ hiện hành cần tiếp thu quy định tài Điều 1402 BLDS Pháp năm 1804 về nguyên tắc suy đoán tài sản chung, cụ thể như sau:

Mọi tài sản, dù là động sản hay bất động sản, đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, nếu khơng chứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng

theo quy định của pháp luật; Nếu khơng có chứng cứ hoặc dấu vết về nguồn gốc của tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ chồng phải được chứng minh bằng văn bản. Trường hợp khơng có bản kiểm kê tài sản hoặc khơng có chứng cứ nào được xác lập từ trước, thẩm phán có thể xem xét mọi loại giấy tờ, đặc biệt là các loại giấy tờ, sổ sách của gia đình cũng như các tài liệu của ngân hàng và các hoá đơn thanh toán. Thẩm phán cũng có thể chấp nhận lời khai của nhân chứng hoặc suy đốn nếu nhận thấy vợ, chồng khơng có khả năng cung cấp chứng cứ bằng văn bản52.

Như vậy, nguyên tắc suy đoán tài sản chung được đặt ra như một công cụ pháp lý hữu hiệu trong luật Việt Nam cũng như trong luật của Pháp. Để có thể phát huy hết vai trị của mình trong thực tiễn, đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc này cần có một cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện phù hợp hơn trong thực tiễn53.

Tóm lại: việc hoàn thiện các quy định cũng như các căn cứ để xác định phần tài

sản chung của vợ, chồng sẽ tạo điều kiện cho việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được đảm bảo cơng bằng về quyền và lợi ích các bên.

Thứ tư: trong thực tiễn áp dụng cho thấy nếu xảy ra tranh chấp về tài sản chung

của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân thì người chịu rủi ro nhất là người thứ ba liên quan khi tham gia vào các quan hệ tài sản với vợ chồng. Với những nhu cầu tham gia các quan hệ dân sự để nhằm trì cuộc sống gia đình thì vợ chồng sẽ mở rộng quan hệ giao lưu dân sự với các chủ thể khác. Do đó, khi vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người thứ ba. Chính vì vậy, pháp luật cần có quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia quan hệ tài sản với vợ chồng.

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân liên quan đến quyền lợi của người thứ ba có liên quan cho thấy: khi phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân thì mỗi bên vợ chồng đã được chia phần tài sản trong khối tài sản chung. Vợ chồng có quyền định đoạt tài sản đã được chia đó. Trong nhiều trường hợp, họ đã bán, chuyển nhượng tài sản đó qua nhiều chủ sở hữu, dẫn đến việc xử lý hậu quả vô hiệu của chia tài sản chung của

52 Điều 1402 Bộ Luật Dân sự Pháp năm 1804.

53 Đoàn Thị Phương Diệp (2008), “Nguyên tắc suy đốn tài sản chung trong luật hơn nhân gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp”, Thông tin pháp luật dân sự, [https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/10/1932/], (truy cập ngày 26/10/2019).

vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân rất khó khăn, phức tạp. Và người gánh chịu rủi ro vẫn là người thứ ba có liên quan.

Ngồi ra, trong nhiều trường hợp người vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Tuy nhiên vợ, chồng khơng có hoặc khơng đủ tài sản riêng để thanh tốn các khoản nợ. Bên cạnh đó, vợ chồng cũng khơng có ý định chia phần tài sản chung để có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người thứ ba. Trong trường hợp này nếu không thừa nhận quyền khởi kiện của người thứ ba có liên quan để lấy tài sản chung đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ thì lợi ích của họ khơng được bảo đảm.

Ø Kiến nghị

Chính vì thế, tác giả kiến nghị cần bổ sung thêm quy định về quyền khởi kiện của người thứ ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng trong Luật HN&GĐ hiện hành. Quyền khởi kiện của người thứ ba có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có quyền u cầu tịa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Không những thế, quy định này cũng cần đảm bảo không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình người có nghĩa vụ vì hơn nhân nước ta được xây dựng trên nguyên tắc “tự nguyện, tiến bộ” và bình đẳng. Do đó, đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba cũng khơng thể bỏ qua lợi ích hợp pháp của vợ, chồng đối với phần tài sản chung. Vì vậy, cơng nhận quyền khởi kiện của người thứ ba là cần thiết, nhưng phải quy định rõ ràng cụ thể chỉ có thể chia một phần tài sản chung để cho vợ hoặc chồng có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người thứ ba.

Kết luận Chương 2

Trong nội dung chương 2, tác giả nêu khái quát thực tiễn áp dụng việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam, đồng thời tác giả đi sâu phân tích một số bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân. Từ đó, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế trong

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w