Vướng mắc về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 67 - 70)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 MỘT SỐ BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG

2.2.2 Vướng mắc về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

hôn nhân

Theo quy định tại Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về hiệu lực của văn bản thỏa thuận về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo những thời điểm khác nhau tùy vào hình thức chia tài sản chung của vợ chồng là thỏa thuận hay yêu cầu Tòa án giải quyết mà thời điểm này khác nhau như: tính từ ngày lập văn bản; đối với các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng mà được lập tại Văn phịng cơng chứng thì thời điểm có hiệu lực thường là ngay sau khi hai bên ký và được công chứng; ngày có hiệu lực từ ngày bản án, quyết định của tịa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy việc quy định thời điểm có hiệu lực đối với trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân và lập bằng văn bản thì thời điểm được xác định trong văn bản sẽ tạo ra kẻ hở để vợ chồng lợi dụng nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba có liên quan. Một vụ việc cụ thể như sau:

Việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa bà Nguyễn Ngọc K và ông Ngô H tại Văn phịng cơng chứng số 1 tỉnh Trà Vinh. Nội dung thỏa thuận là chia quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thứa số 35 tờ bản đồ số 11 tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Do ơng bà có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là ngay sau khi ký và được cơng chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp như trên bà K và ơng H có thể chậm lại thời gian cơng chứng để nhằm trốn tránh trách nhiệm thì điều đó quá dễ dàng. Thực tiễn cho thấy quy định pháp luật có những điểm cịn hạn chế và thiếu chặt chẽ. Do đó, cần xác định thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất quan trọng và cần thiết bởi có như vậy thì mới tạo hành lang pháp lý để hạn chế việc “lách luật” của các bên.

Ø Kiến nghị:

Chính vì vậy, pháp luật hiện hành quy định thống nhất về thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng để tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Theo tác giả, cần bổ sung thêm thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng tại Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thể như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận việc chia tài sản chung và lập thành văn bản thì thời điểm phát sinh hiệu lực sẽ là ngày văn bản này được công chứng, chứng thực”.

Việc quy định thống nhất, cụ thể hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân sẽ góp phần hạn chế việc lợi dụng kẻ hở của luật để tẩu tán tài sản hoặc làm sai lệch sự thật về tài sản chung của vợ chồng.

2.2.3 Vướng mắc về chủ thể có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì trong thời kỳ hơn nhân thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc tồn bộ tài sản chung, nếu khơng thỏa thuận được thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết. Về lý thuyết, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng46. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2014: “Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm

việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Do đó, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm

thay đổi quyền, nghĩa vụ pháp lý về tài sản đã xác lập trước đó. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có vợ hoặc chồng mới có quyền u cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân nhưng trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng đối với người thứ ba nhưng lại khơng có tài sản riêng để thanh tốn phần nợ riêng này nhưng phần tài sản riêng của họ trong khối tài sản chung lại đủ hoặc dư khả năng thanh toán phần nghĩa vụ này nhưng hiện nay pháp luật không thừa nhận yêu cầu chia tài sản chung để thực hiện

46 Hoàng Thị Ngân (2018), Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hơn nhân và gia đình năm

2014 và thực tiễn giải quyết tại tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.68.

nghĩa vụ trả nợ của người thứ ba. Đây cũng là một vấn đề thiếu sót và pháp luật cần quy định rõ để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba trong giao dịch về tài sản với vợ chồng.

Ví dụ: Nguyễn Văn L vì ham mê cờ bạc nên L đã vay tiền của Trần Thanh H số

tiền 300 triệu đồng. Đến hạn thanh tốn tiền cho H nhưng L khơng thanh tốn với lý do là có tài sản riêng để thanh tốn số nợ với H, nhưng L có phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng L là 01 căn nhà tọa lạc tại khóm 10, phường 9, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh và 01 mảnh đất ruộng với diện tích 2.300 m2 tọa lạc tại ấp Ba Se, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Với số tài sản trên thì L đủ khả năng thanh toán số nợ với H, nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành không ghi nhận người thứ ba có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, khi anh L không thực hiện nghĩa vụ trả phần nợ riêng của mình với anh H thì anh H có quyền u cầu Tịa án giải quyết khơng? Tịa án sẽ giải quyết dựa trên cơ sở nào?

Với vụ việc như trên, tác giả nhận thấy khi tham gia vào quan hệ tài sản vợ chồng cũng có nguy cơ chịu những rủi ro nhất định. Trong thời kỳ hơn nhân thì các để duy trì cuộc sống gia đình cũng như các nhu cầu thiết yếu của các thành viên trong gia đình thì cuộc sống của vợ chồng khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà cịn có sự tham gia của các giao dịch dân sự, kinh tế với các chủ thể khác trong xã hội47. Chính vì vậy mà việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba. Chính vì những lẽ trên, pháp luật cần có những quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia vào quan hệ tài sản của vợ chồng.

Ø Kiến nghị:

Theo quy định của pháp luật HN&GĐ thì chỉ có vợ chồng được u cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là phù hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế thì việc quy định này đã tồn tại một số hạn chế là quyền lợi của người thứ ba bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi vợ hoặc chồng cố tình trốn tránh nghĩa vụ thanh tốn với người thứ ba thì phải chịu hồn tồn thiệt hại là người thứ ba. Chính vì vậy, theo tác giả Luật HN&GĐ cần ghi nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong

47 Lưu Việt Thắng (2017), Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn áp dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w