Vướng mắc về phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 70 - 78)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 MỘT SỐ BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG

2.2.4 Vướng mắc về phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

“Trong trường hợp phần tài sản riêng của vợ hoặc chồng khơng đủ thanh tốn nghĩa vụ với người thứ ba thì người thứ ba có quyền khởi kiện u cầu Tòa án giải quyết nếu chứng minh được phần tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung đủ khả năng thanh toán”.

Đây là một thực tế mà theo tác giả pháp luật cần ghi nhận để đảm bảo quyền lợi của người thứ ba trong trường hợp người thứ ba chứng minh được phần tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung đủ để thanh tốn nợ cho mình.

2.2.4 Vướng mắc về phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hônnhân nhân

Hiện nay, phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cịn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần có quy định thống nhất để đảm bảo việc áp dụng được đồng bộ, hiệu quả. Qua đó, việc cơng chứng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân góp phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung.

Thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân là quyền chính đáng của vợ chồng được pháp luật đảm bảo. Để đảm bảo được sự thỏa thuận của vợ chồng có giá trị pháp lý thì việc thỏa thuận cần được cơng chứng, chứng thực nhằm bảo đảm quyền lợi của vợ chồng và người thứ ba có liên quan đến tài sản của vợ và chồng, tránh những tranh chấp về sau. Chính vì vậy, trên thực tế đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế việc công chức thỏa thuận của vợ chồng ngày càng tăng cao.

Do đó, cơng chứng là hoạt động khơng thể thiếu trong hoạt động Nhà nước. văn bản công chứng là loại chứng cứ xác thực chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ khơng có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Theo đó, Luật Công chứng năm 2014 đã ra đời quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ

chức hành nghề cơng chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”48.

Việc công chứng thỏa thuận của vợ chồng về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân được thực hiện vì lợi ích chung vợ chồng. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng thì cịn nhiều khó khăn do Luật chưa dự liệu hết được các tình huống ngồi xã hội, chính vì thế làm phát sinh một số vướng mắc sau:

Thứ nhất, tại Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ chồng có quyền tự

thỏa thuận chia tài một phần hoặc toàn bộ. Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và được công chứng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tự do thỏa thuận của vợ chồng không xác định rõ ràng phần tài sản chung nhưng vẫn được cơng chứng tại Văn phịng cơng chứng, sau đó chính bởi sự phân định khơng rõ ràng đã làm phát sinh mâu thuẫn. Một vụ việc cụ thể như sau:

Ví dụ: vụ tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Võ Văn M và bà Nguyễn Thị B49

Theo Bản án số 208/2018/HNGĐ-ST ngày 19/12/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai về việc tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu tun bố văn bản cơng chứng vơ hiệu. Ơng M và bà B xây dựng gia đình cới nhau năm 1966, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã H, quận L, tỉnh Định – Tường. Trong quá trình vợ chồng chung sống ơng M và bà B có tạo lập khối tài sản chung là phần đất diện tích 2.584m2 (trong đó có 220.0m2 đất ONT và 2364.0m2 đất CLN), thửa 168, tờ bản đồ số 18 xã A, huyện T, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 24/7/2017, ơng M và bà B có làm thỏa thuận chia tài sản chung. Văn bản được lập tại Phịng cơng chứng số A, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, khi tiến hành chứng thực để chia tài sản chung, văn bản công chứng thể hiện ông M được quản lý, sử dụng, chuyển nhượng tặng cho, ủy quyền đặt cọc, thế chấp và đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 168 (cắt thửa) có diện tích 1.292.0 m2, tờ bản đồ số 18, tọa lạc tại xã A, huyện T, tỉnh Đồng Nai và bà B được quản lý, sử dụng, chuyển nhượng tặng cho, ủy quyền đặt cọc, thế chấp và đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 168 (cắt thửa) có diện tích 1.292.0m2, tờ bản đồ số 18, tọa lạc tại xã A, huyện T, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, tại Văn bản công chứng thỏa thuận chia tài sản chung giữa ơng M và bà B của Phịng cơng chứng số A, tỉnh Đồng Nai chỉ chia đều mỗi người được quyền quản lý, sử dụng phần diện tích đất bằng nhau, khơng xác

49 Tịa án nhân dân tối cao (2019), Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án, [https://congbobanan.toaan.gov.vn] (truy cập ngày 22/10/2019).

định mốc giới hạn phần diện tích đất của từng người, nên khi tiến hành phân chia theo văn bản công chứng giữa ông M và bà B có phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân là một trong hai phần diện tích đất đã chia trên đất có 03 căn nhà. Giữa ơng M và bà B đều yêu cầu được quản lý, sử dụng phần đất mà trên đất có nhà. Việc phân chia theo văn bản cơng chứng buộc phải đập bỏ một phần của căn nhà (ranh đất phân chia nằm trên căn nhà) làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản chung, do đó khơng thể thực hiện việc phân chia theo thỏa thuận tại văn bản công chứng. Nên yêu cầu tuyên vô hiệu và hủy bỏ văn bản cơng chứng nêu trên.

Phán quyết của Tịa án:

Tranh chấp phát sinh giữa ông Võ Văn M và bà Nguyễn Thị B là tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bởi văn bản công chứng này khơng xác định được vị trí đất ơng M sử dụng phần nào, bà B sử dụng phần nào. Bên cạnh đó, buộc bà B phải thanh tốn cho ơng M phần chênh lệch là 353 triệu đồng.

Nhận xét bản án:

Trong bản án trên, việc Tòa án giải quyết như vậy là hồn tịa hợp lý bởi phần đất của ông M để cho bà B được quyền quản lý sử dụng nhiều hơn diện tích mà ơng M u cầu được quản lý, sử dụng và trên đất có 03 căn nhà, nên cần buộc bà B phải thanh tốn giá trị chênh lệch cho ơng M, như u cầu của ơng M là hồn tồn có cơ sở và đúng pháp luật.

Như vậy, có thể thấy trong cuộc sống hằng ngày, các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định thỏa thuận bằng băn bản có cơng chứng, chứng thực nhưng vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản, nhưng sau đó lại phải khởi kiện để giành lại phần chênh lệch còn lại. Do đó, những trường hợp tự thỏa thuận như vậy khơng có giá trị về mặt pháp lý.

Ø Kiến nghị

Cần quy định cụ thể về văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân. Đổi mới và mang tính pháp lý hơn so với những quy định về thủ tục phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhưng những quy định của Luật HN & GĐ năm 2014 vẫn chưa có thể giải quyết vấn đề này. Cụ thể, Điều 38 Luật HN & GĐ quy định vợ, chồng có thể tự thỏa thuận phân chia một phần hay toàn bộ tài sản chung và phải lập thành văn bản, văn bản này phải được công

chứng theo yêu cầu vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên pháp luật hiện hành hồn tồn khơng quy định cụ thể một biểu mẫu cơ bản nào của văn bản này.

Thực tế chỉ rõ, các văn bản ở văn phòng cơng chứng hồn tồn chưa đáp ứng đầy đủ mức độ pháp lý khi xảy ra tranh chấp mâu thuẫn về phần tài sản đã được phân chia vì vậy địi hỏi cần có một mẫu văn bản thỏa thuận cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Một giải pháp cho việc xử lí các trường hợp phân chia tài sản trong thời kì hơn nhân nữa đó là quy định cụ thể về văn bản của việc phân chia. Bỏ qua các bản án hay các quyết định có biểu mẫu cụ thể của Tịa án thì các văn bản ở các văn phịng cơng chứng cơ bản là khơng có biểu mẫu cụ thể. Do đó, nhiều trường hợp khi đem các văn bản thỏa thuận này ra để xem xét thì hồn tồn khơng có đủ các thành phần cũng như đủ cơ sở pháp lý để có hiệu lực.

Theo tác giả nhận thấy cần có văn bản hướng chi tiết về biểu mẫu có đầy đủ các nội dung cần thiết để áp dụng thống nhất cho việc vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kì hơn nhân, Nội dung văn bản phải có những nội dung cụ thể như sau:

- Lý do chia tài sản, đây là căn cứ xem xét có thể tiến hành phân chia tài sản hay không, cũng là căn cứ để vợ chồng u cầu Tịa án có thể vơ hiệu việc phân chia tài sản khi phát hiện vợ, chồng không làm đúng như thỏa thuận ban đầu.

- Phần tài sản chia trong đó cần mơ tả chi tiết những tài sản nào được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia. Quy định cụ thể phần tài sản được chia sẽ là căn cứ cho việc phục hồi phần tài sản chung sau này.

- Phần tài sản cịn lại khơng chia (nếu có);

- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

- Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với con chung, đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đây là căn cứ để đảm bảo cho nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện;

- Chữ ký của vợ chồng;

- Dấu công chứng của cơ quan, đơn vị công chứng; - Các nội dung khác (nếu có).

Thứ hai, việc cho phép vợ chồng có thể đến các văn phịng cơng chứng để

chứng thực các văn bản thỏa thuận dẫn đến tình trạng khó có thể quản lí tồn bộ số vụ thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, gây khó khăn cho Tịa án trong việc xét xử các vụ án có liên quan của vợ chồng. Thực tế đã cho thấy, văn phịng cơng

chứng là giải pháp cho thấy rằng vợ chồng có thể tự thỏa thuận và pháp luật chỉ đóng vai chứng thực cho thỏa thuận đó, những cũng chính vì vậy mà việc tập hợp quản lí các trường hợp này ln gặp nhiều khó khăn, và dường như cũng ít được các cơ quan quản lí quan tâm đúng mức. Thực tế chỉ ra rằng việc khơng thể quản lí được các vụ việc về thỏa thuận tài sản chung đã dẫn đến nhiều tình trạng bất cập trong q trình thụ lí các vụ việc. Một vụ việc cụ thể như sau:

Trường hợp của ông Trần Thanh T và bà Lê Nguyễn Ngọc A, cư ngụ tại phường 3, thành phố Vĩnh Long. Tháng 02/2017, vợ chồng ơng bà có đơn u cầu chứng nhận số tiền nhận được từ thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất tại phường 4, thành phố Vĩnh Long của vợ chồng ông bà. Tại văn bản cam kết tài sản nriêng, quyển số 04TP/CC- HĐGD của Văn phịng cơng chứng số 1 thành phố Vĩnh Long đã chứng nhận với nội dung số tiền nhận chuyển nhượng là tài sản riêng của bà Lê Thị Ánh N. Tuy nhiên, nguồn gốc số tiền này là tài sản chung của vợ chồng ơng bà có trong thời kỳ hơn nhân. Mặc dù, được lập thành văn bản cam kết tài sản riêng nhưng đây chính là tài sản chung.

Hiện nay, có nhiều văn phịng cơng chứng tư xuất hiện với mục đích kinh doanh nên làm việc qua loa, không trách nhiệm tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thỏa thuận chia tài sản chung. Vụ việc cụ thể như sau:

Ngày 11/7/2016, tại phịng cơng chứng số 1 Sóc Trăng theo số cơng chứng 07/2016/CCST/VBTT. Nội dung văn bản cơng chứng như sau: Ơng Trịnh Thanh H và bà Đặng Thị T thỏa thuận, tài sản chung được chia bao gồm quyền sử dụng đất tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng gồm 02 thửa, trong đó có một ngơi nhà cấp 4 đang thế chấp tại Ngân hàng ARIGBANK chi nhánh Sóc Trăng. Tất cả tài sản này đều được chia cho bà T. Bà T được tồn quyền sở hữu và bà có trách nhiệm tồn bộ nợ gốc và lãi suất cho Ngân hàng, bà T có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định để trở thành chủ sở hữu duy nhất đối với khối tài sản được hưởng. Văn bản chỉ vọn vẹn như thế, bỏ qua phần tài sản của ông H, trường hợp ông H đang thiếu nợ người khác nhưng lại khơng cịn tài sản để thanh toán? Vậy việc này sẽ xử lý thế nào?

Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bên thứ ba liên quan đến nghĩa vụ của ông H. Công chứng viên khi thực hiện cơng chứng cũng khơng tìm hiểu, xác minh xem phần tài sản của ơng H có cịn khơng, hiện tại ơng H có phải

thực hiện nghĩa vụ với người khác hay khơng. Chính vì đều này làm cho văn bản thỏa thuận có khả năng bị vơ hiệu là rất cao.

Chính vì vậy, các nhà làm luật cần dự liệu các quy định cụ thể về công chứng để tránh nguy cơ lẫn tránh trách nhiệm với bên thứ ba làm cho văn bản thỏa thuận vơ hiệu. Bên cạnh đó, cũng cần có hệ cơ sở dữ liệu về việc cơng chứng các thỏa thuận có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng để nhằm kiểm tra, xác minh chính xác trước khi tiến hành công chứng tránh việc công chứng bị vơ hiệu.

Ø Kiến nghị

Hiện nay hệ thống chính trị đang thực hiện cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử, tác giả nhận thấy việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng cho các Văn phịng cơng chứng của tỉnh là vô cùng cần thiết và là một trong những giải pháp khắc phục hạn chế trên. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu về việc cơng chứng các thỏa thuận có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng tại văn phịng cơng chứng.

Hệ thống cơ sở dữ liệu này là tập hợp những thơng tin về tình hình, kết quả và tình trạng của các thỏa thuận có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, bao gồm văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng như văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung. Đặc biệt, đây còn là kênh tư vấn trực tuyến cho người dân về thủ tục cũng như nội dung và ý nghĩa của việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Hiện nay, nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân về vấn đề này là rất lớn. Bên cạnh việc có thể quản lý được tình trạng tài sản chung của vợ chồng, mục tiêu chính của cơ sở dữ liệu này nhằm cung cấp hệ thống thơng tin để người thứ ba có thể tìm kiếm dữ liệu có liên quan đến tình trạng tài sản chung của vợ chồng. Từ đó giúp họ đưa ra quyết định có tham gia hay khơng vào các giao dịch dân sự với vợ hoặc chồng liên quan đến tài sản chung đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w