Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội
2.1.1. Tham gia họp tổ dân phố/thơn/xóm, họp tại UBND xã/phường
Theo pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20/4/2007, các cuộc họp tổ dân phố, họp tại UBND xã/phường được tổ chức để tuyên truyền đến người dân nội dung các văn bản, chính sách, pháp luật của nhà nước, đồng thời lấy ý kiến đóng góp trao đổi của người dân một cách công khai về nội dung các quyết sách đó. Người dân tham gia các cuộc họp này là cách họ thể hiện thái độ cũng như ý thức đối với quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Họp tổ dân phố là cách nói chung, chỉ những cuộc họp diễn ra ở cộng đồng, có nhiều người dân cùng chung sống trên một khu phố tham gia, như: họp chi hội phụ nữ, họp chi đoàn thanh niên, họp chi bộ,...Các cuộc họp diễn ra tại UBND xã/ phường như: họp hội cựu chiến binh, họp Đảng ủy, họp Hội phụ nữ, Hội nông dân… Trong các buổi họp này nội dung chủ yếu được truyền tải đến người dân ở cộng đồng là các
chính sách mới của Đảng, Nhà nước; các quy định, thông báo mới của địa phương hoặc bình, xét các danh hiệu. Tại cuộc họp, người dân có thể đưa ra quan điểm của cá nhân về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, từ những việc như mối quan hệ trong gia đình, ngồi phố/ xóm, cho đến những cơng việc lớn hơn như phát triển kinh tế, đóng góp ý kiến cho dự thảo chính sách.
Biểu 2.1: Mức độ tham gia họp tổ dân phố/ thơn/ xóm, họp tại UBND xã/ phường của NTL qua các mốc thời gian (Đơn vị: %)
Tính từ năm 2008 trở về trước chỉ có 28,6% số người trả lời cho biết họ thường xun tham gia họp tổ dân phố/ thơn/ xóm thì đến năm 2008 con số này đã nhích lên là 49% (tăng 1,7 lần), với tỷ lệ NTL không bao giờ tham gia họp cách đây 10 năm là 31,4% thì đến nay đã giảm xuống cịn 18,8% (tức là giảm đi khoảng 1,6 lần).
Phỏng vấn sâu người dân tại quận Đống Đa - Hà Nội:
“Trước thì khơng nói, giờ cơng việc cũng bận rộn, chả có mấy thời gian giao lưu, gặp gỡ hàng xóm, chỉ có các cuộc họp tổ dân phố là cơ hội để biết hàng xóm của mình là ai, với lại là đi họp là quyền lợi của mình, mình khơng đi thì thiệt thơi”
(Phỏng vấn sâu, nam, 35 tuổi, buôn bán)
49 40.5 28.6 11.9 9.7 8 0 10 20 30 40 50
Họp tổ dân phố Họp tại UBND xã/phường
2008 2003 1998
Việc NTL tham gia tích cực hơn vào các cuộc họp tổ dân phố là thành quả của sự đổi mới cung cách làm việc của các tổ trưởng dân phố. Một chủ hộ tại huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh cho biết:
“Sở dĩ tổ của cơ ln đạt thành tích nổi bật so với tồn phường và quận là nhờ các cuộc họp tổ dân phố thu hút được người dân tham gia, nhận được giấy mời là họ thu xếp công việc đi ngay. Cũng bởi tổ trưởng tổ cơ là người rất nhiệt tình, năng nổ, có năng lực tổ chức và thuyết phục người nghe.”
(Phỏng vấn sâu, nữ, 40 tuổi, nông nghiệp)
Một chủ hộ khác ở Quận Tây Hồ - Hà Nội cũng cho biết:
“Ông tổ trưởng dân phố trước đây khi đi họp chỉ phổ biến qua loa mấy cái chính sách, tuyên truyền mấy hoạt động xong rồi thôi, nhạt nhẽo lắm, chả ai thích đi họp. Nhưng từ khi bà tổ trưởng mới lên làm là khác hẳn, trước khi họp bà í đến từng nhà thơng báo trước đó 2,3 ngày để mọi người còn thu xếp công việc. Đến cuộc họp là bà í đưa ra các vấn đề cụ thể để mọi người cùng trao đổi rút kinh nghiệm nên bây giờ mọi người có ý thức đi họp lắm”
(Phỏng vấn sâu, nữ, 47 tuổi, buôn bán)
Việc người dân có tích cực tham gia họp tổ dân phố/thơn/xóm hay họp tại UBND xã/phường hay không là minh chứng cho sự liên hệ của dân cư với các cơ quan công quyền các cấp. Trong việc tham gia hoạt động họp tổ dân phố/ thơn/ xóm và họp tại UBND xã/ phường cũng cho thấy có một số khác biệt giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Trong một nghiên cứu về biến đổi kinh tế xã hội nói chung đã cho thấy có 34,8% số hộ đơ thị và 32,2% số hộ nơng thơn có liên hệ với chính quyền địa phương. Bình qn trong mỗi năm mỗi hộ đơ thị liên hệ 1,2 lần cịn mỗi hộ nơng thơn là 1,0 lần [26].
Bảng 2.1: Dân cư liên hệ với chính quyền các cấp [26] Hộ có liên hệ (% số hộ) Số lần bình qn của 1 hộ có liên hệ Thời gian bình quân một lần liên hệ (giờ) Thời gian bình qn 1 hộ có liên hệ tốn trong 1 năm (giờ) Nơng thơn Họp thơn/xóm 12,9 2,5 2,2 5,5 Họp tại UBND xã 27,6 1,9 2,0 3,8 Thành thị Họp tổ dân phố 12,4 2,4 1,0 2,4 Họp tại UBND phường 29,4 2,6 1,2 3,0
Ngoài sự khác biệt giữa khu vực sinh sống, cịn có sự khác biệt về mức độ tham gia các hoạt động kể trên giữa các nhóm tuổi khác nhau. Có thể thấy rằng đại đa số người dân từ già đến trẻ đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn trong việc tham gia họp tổ dân phố, tuy nhiên số người thường xuyên tham gia họp tổ dân phố chủ yếu rơi vào nhóm tuổi từ 37 - 46 tuổi và trên 56 tuổi, tức là phần lớn ở lứa tuổi trung niên và người già.
Biểu 2.2: Nhóm tuổi người trả lời với mức độ thường xuyên tham gia họp tổ dân phố/thơn/xóm qua các năm (đơn vị: người)
Khi nói đến độ tuổi của những người tham gia họp, một tổ trưởng dân phố tại quận Đống Đa - Hà Nội cho biết:
0 50 100 150 200 250 300 Hiện nay Cách đây 5 năm Cách đây 10 năm Trên 56 tuổi Từ 47 đến 56 tuổi Từ 37 đến 46 tuổi Từ 27 đến 36 tuổi Dưới 27 tuổi 1998 2003 2008
“Một thực tế là hiện nay đối tượng đi họp thường là người già, người về hưu, cịn trẻ bao giờ cũng ít”
(Phỏng vấn sâu, nam, 60 tuổi, nghỉ hưu )
Hiện nay chỉ có 7,5% số người trẻ tuổi cho biết họ thường xuyên tham gia các cuộc họp tại UBND xã/phường trong khi số người già lại khá đông (35,2%). Đối với mức độ khơng bao giờ tham gia thì con số lớn lại rơi nhiều nhất vào nhóm tuổi từ 27 - 36 tuổi (24,8%).
Biểu 2.3: Mức độ tham gia họp tại UBND xã/phường phân theo nhóm tuổi (Đơn vị: %) (Đơn vị: %) 7.5 12.6 23.1 21.6 35.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Dưới 27 tuổi Từ 27-36 tuổi Từ 37-46 tuổi Từ 47- 56 tuổi Trên 56 tuổi
Kết quả khảo sát cho thấy có 51,2% số NTL làm nơng nghiệp cho biết họ thường xuyên tham gia các cuộc họp tại nơi cư trú, và nhóm nghề nơng nghiệp hầu như chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm nghề khác. Phải chăng là do những người làm nơng nghiệp có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn những người làm các nhóm nghề khác nên họ có cơ hội tham gia nhiều hơn? Các nhóm nghề khác (gồm: bn bán, dịch vụ, cơng nhân viên chức, thợ thủ công, nghề tự do, nghề khác) nhóm nghề nơng nghiệp. Đặc biệt là nhóm nghề thợ thủ cơng, nghề tự do và các nghề khác có chiều hướng tích cực tham gia vào các cuộc họp tại UBND xã/phường.
“Tổ dân phố tơi có gần 70% hộ gia đình là cán bộ, cơng chức, cịn lại là các hộ kinh doanh. Trước họ cũng chẳng thích họp hành gì vì họ bảo mất thời gian, nhưng gần đây họ lại tích cực tham gia, hơn nữa lại đi dự khá đầy đủ và đúng giờ”
(Phỏng vấn sâu, nam, 35 tuổi, buôn bán) Biểu 2.4 : Mức độ tham gia họp tổ dân phố/thơn/xóm phân theo nhóm
nghề nghiệp (đơn vị : %) 18.2% 18.5% 12.9% 31.9% 18.5% Nông nghiệp Buôn bán, dịch vụ Công nhân, viên chức Thủ công nghiệp/Nghề tự do
Khác
Tốc độ phát triển của xã hội càng nhanh, tính cá nhân của con người càng có cơ hội phát huy, những sinh hoạt cộng đồng, trong đó có họp tổ dân phố/thơn/xóm, họp tại UBND xã/phường là những hoạt động hiếm hoi để người dân thắt chặt tình đồn kết và tính tự quản tại khu dân cư. Qua khảo sát cho thấy người dân hiện nay đã ý thức hơn nhiều về quyền lợi và nghĩa vụ của mình thơng qua việc thường xuyên tham gia các cuộc họp tại nơi cư trú. Tỷ lệ người tham gia các cuộc họp này giữa các nhóm tuổi, nhóm nghề khơng hồn tồn giống nhau. Ở hai hoạt động này, chủ yếu là nhóm người già, trung niên tham gia, rất ít đối tượng là người trẻ. Những hộ làm nông nghiệp tham gia nhiều hơn những hộ làm các nghề khác.