Các lý thuyết xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 30)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Các lý thuyết xã hội học

1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội

Khi thực hiện nghiên cứu “Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong thời kỳ đổi mới”, tác giả chọn lý thuyết biến đổi xã hội là một trong những lý thuyết nền tảng để phân tích.

Biến đổi xã hội luôn được các nhà nghiên cứu về xã hội, đặc biệt là các nhà xã hội học quan tâm. Các nhà xã hội học kinh điển như Karl Marx, A. Comte, H. Spencer hay E. Durkhiem luôn coi biến đổi xã hội là vấn đề cơ bản của xã hội. Nếu khơng có sự biến đổi xã hội thì các xã hội sẽ ln ở trạng thái gốc. Biến đổi xã hội là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội.

Theo quan điểm của Lý thuyết biến đổi xã hội, mọi xã hội từ khi hình thành đều khơng ngừng biến đổi, vận động. Theo Từ điển Xã hội học, “Biến đổi xã hội là sự thay đổi có ý nghĩa về mặt cơ cấu xã hội (đó là hành động xã hội và tương tác xã hội) kể cả hậu quả và biểu thị của những cơ cấu biểu hiện ở các chuẩn mực giá trị của các sản phẩm và các biểu trưng văn hóa”. Tuy nhiên có một khái niệm về biến đổi xã hội khá phổ biến và được nhiều người chấp nhận, đó là: “Biến đổi xã hội là

một q trình qua đó những khn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian”.

Không chỉ dừng lại với tư cách là một khái niệm đơn thuần, biến đổi xã hội cịn đóng vai trị là một lý thuyết lớn trong nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là trong nghiên cứu về đô thị hố, xã hội học nơng thơn, xã hội học đơ thị. Trong các nghiên cứu về biến đổi xã hội cho thấy những nhân tố có tác động, ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi xã hội phải kể đến là đơ thị hố, hệ giá trị - tư tưởng, văn hố, khoa học cơng nghệ…, trong đó đơ thị hố được coi là nhân tố quan trọng nhất.

Nguồn gốc của lý thuyết biến đổi bắt đầu từ triết học khi cho rằng mọi xã hội đều tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng. Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ biến, diễn ra ở mọi xã hội, nó được coi là một q trình, một thuộc tính tất yếu của tồn tại xã hội.

A. Comte tuyên bố rằng, biến đổi xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra, nó theo một con đường phát triển và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn. Biến đổi xã hội là tăng trưởng và phát triển xã hội cả về mặt vật chất cũng như trí tuệ và năng suất lao động xã hội. Đó là q trình tiến hố tất yếu của xã hội cùng với q trình tích luỹ tri thức và khoa học công nghệ của con người.

Lý thuyết biến đổi xã hội đề cập đến sự biến đổi xã hội về mặt cấu trúc hay tổ chức. Sự biến đổi đó có ảnh hưởng đến phần lớn các cá nhân trong xã hội. Biến đổi xa hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó khơng diễn ra giống nhau giữa các xã hội. Mỗi xã hội đều biến đổi thông qua thời gian, nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo nhịp độ nhanh chậm khác nhau. Điều này cho thấy biến đổi xã hội phải diễn ra trong thời gian và hoàn cảnh cụ thể của từng xã hội và nhu cầu xã hội chính là động lực cho biến đổi xã hội.

Trong 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi mới đất nước. Hệ thống chính sách đổi mới đã giúp phát triển tồn diện kinh tế - văn hóa - xã hội, hướng tới một xã hội công bằng - dân chủ - văn minh, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đời sống vật chất được đảm bảo khiến cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú.

Áp dụng lý thuyết biến đổi vào nghiên cứu biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong thời kỳ đổi mới giúp chúng ta tìm hiểu những thay đổi ở cấp độ cá nhân trong việc tham gia những hoạt động cộng đồng trong thời kỳ đổi mới? Những nhân tố tác động tới sự biến đổi đó là gì?

Do khả năng cá nhân còn hạn chế nên tác giả chỉ tập trung vào phân tích những biến đổi trong việc tham gia các hoạt động - cộng đồng xã hội của người dân trong 10 năm trở lại đây. Các yếu tố nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nơi sinh sống của hộ gia đình, tuổi và trình độ học vấn được xem là những nhân tố có ảnh hưởng tới việc biến đổi trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội.

1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội

Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân.

Hành động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của các yếu tố ý thức, dù ở các mức độ khác nhau. Weber gọi đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích.

Hành động xã hội ln gắn với tính tích cực của các cá nhân, tính tích cực này lại bị quy định bởi các yếu tố như: nhu cầu, lợi ích định hướng giá trị của chủ thể hành động. Hành động xã hội phụ thuộc vào các yếu tố động cơ, nhu cầu, mục đích và hồn cảnh mơi trường. Nói cách khác nó chính là điều kiện về thời gian và không gian, vật chất và tinh thần, các giá trị mà chủ thể hướng tới.

Weber phân loại hành động xã hội thành bốn loại: hành động duy lý - công cụ, hành động duy lý giá trị, hành động duy cảm và hành động duy lý truyền thống.

Áp dụng lý thuyết hành động trong nghiên cứu về biến đổi trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội giúp ta phân tích động cơ và các yếu tố dẫn tới hành vi tham gia các hoạt động cộng đồng, các tổ chức xã hội của các thành viên và các hộ gia đình. Nếu các lý thuyết trên tập trung vào phân tích các yếu tố xã hội, khách quan tác động đến biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội của các cá nhân và các hộ gia đình thì lý thuyết hành động xã hội chủ yếu xem xét thành phần, cấu trúc bên trong như nhu cầu, động cơ, quá trình ra quyết định về việc tham gia các hoạt động cộng đồng và các tổ chức xã hội.

1.2.3. Mạng lưới xã hội

Lý thuyết mạng lưới xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học như Peter Blau, Georg Simmel, Emile Durkheim, Jacob Moreno,… Các tác giả này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc bên trong của xã hội, đó là cấu trúc của các mối liên hệ xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Lý thuyết này đưa ra lời giải đáp về tác động của các đặc điểm cấu trúc mạng lưới xã hội đối với hành vi của các cá nhân, các thành viên tham gia cấu trúc xã hội đó.

Lí thuyết phân tích mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận nhằm phân tích các vấn đề về mạng lưới xã hội. Nếu cấu trúc xã thường được xem như là cột dọc thì mạng lưới xã hội là các kèo ngang. Ronald Burt với lý thuyết lỗ hổng cấu trúc đã đưa ra ví dụ điển hình là trong mối quan hệ ba người (A quan hệ với B, B quan hệ với C, nhưng A không quan hệ với C). Ở mối quan hệ này, B là kẻ nắm được lỗ

hổng cấu trúc giữa A và C và tạo khả năng thu lợi, tạo vốn xã hội thơng qua vai trị điều phối, kết nối cho các tác nhân còn lại. Nhà xã hội học Mỹ James Cook nhấn mạnh:“Mạng xã hội là một hình ảnh thống nhất và được đơn giản hoá trong lĩnh

vực xã hội học đầy phức tạp và phân tán. Đó là sự mơ tả cụ thể về cấu trúc xã hội trừu tượng, có khả năng hiện hữu hoá những nguồn lực xã hội khơng nhìn thấy. Mặc dù các mạng xã hội đều đơn giản chỉ được thực hiện bằng các nút và dây nối, chúng vẫn đủ linh động để mô tả các quan hệ của quyền lực và sự tương tác cung cấp một nền tảng vi mơ của xã hội học”[34].

Xã hội lồi người có nhiều dạng liên kết, tập hợp con người thành các loại cộng đồng, các nhóm khác nhau. Tất cả chúng ta thuộc về nhiều nhóm và chúng ta dành một phần lớn thời gian của cuộc đời mình cho việc tham gia các nhóm và các tổ chức. Các nhóm đó có thể được liên kết theo kiểu huyết thống (Gia đình, dịng họ), theo khu vực cư trú (làng xã, quốc gia) hoặc theo lợi ích (giai cấp, tổ chức nghề nghiệp). Từ các kiểu liên kết trên đã hình thành nên mạng lưới xã hội - cái mà mỗi chúng ta đều đang duy trì. Nó được hiểu như là mối liên hệ giữa các cá nhân hay các nhóm xã hội khác nhau trong một xã hội nhất định, nó bao gồm các quan hệ qua lại về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các cá nhân hay nhóm xã hơi, bảo đảm tính liên thông, cân bằng và ổn định xã hội. Các mạng lưới xã hội được hình thành và duy trì với những lý do chức năng, như là sự thuận lợi nghề nghiệp, trợ giúp xã hội hoặc thúc đẩy các lợi ích và nhu cầu khác. Các mạng lưới xã hội là một phần không thể thiếu của cơ cấu xã hội, trong mỗi một xã hội nhất định đều tồn tại hai hoạt động mạng lưới xã hội. Một loại mang tính phi chính thống: các quan hệ tình cảm, các hoạt động liên quan đến nghi lễ, hội hè, tang ma, cưới hỏi, mạng lưới liên quan đến những người đồng niên/đồng môn/đồng hương, mạng liên quan đến sở thích,…Một mạng khác mang tính chính thống: quan hệ quyền lực (chính quyền, đảng phái), các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp. Cả hai hoạt động mạng lưới này tồn tại song song, tương tác với nhau.

Nhìn từ góc độ này, tác giả vận dụng hai dạng hoạt động mạng lưới xã hội để phân tích sự tham gia của các cá nhân, các hộ gia đình vào các hoạt động cộng đồng cũng như tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)