Tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 65 - 72)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1. Các yếu tố nhân khẩu học

3.1.2. Tuổi và giới tính

Qua khảo sát và xử lý số liệu cho thấy yếu tố tuổi và giới tính của NTL có liên quan đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội cũng như tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khơng giống nhau. Bởi lẽ, có một số tổ chức chỉ dành riêng cho một giới (Hội phụ nữ), hay có tổ chức chỉ dành riêng cho một nhóm tuổi nhất định (Đồn Thanh niên, Hội người cao tuổi).

Hội phụ nữ thì tất yếu số thành viên tham gia sẽ chỉ bao gồm phụ nữ, và như vậy thì khơng thể so sánh tỷ lệ nam giới và phụ nữ khi tham gia tổ chức này. Với tổ chức Hội người cao tuổi cũng như vậy, đây là nhóm dành cho người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), như vậy tất yếu nhóm từ trên 56 tuổi (trong mẫu) sẽ chiếm tỷ lệ đa số.

0 5 10 15 20 25 30 Khơng biết chữ Tiểu học THCS THPT TC/CĐ/ĐH và sau ĐH Trình độ học vấn của người trả lời

Biểu 9: Học vấn với việc tham gia các hội tình nguyện của NTL

Hội nghề nghiệp

Hội đồng hương/đồng niên/đồng ngũ Hội sở thích

Biểu 3.2: Giới tính NTL với việc tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội (Đơn vị: %) (Đơn vị: %)

Ở hầu hết các hoạt động thì nam giới có xu hướng tham gia tích cực hơn phụ nữ. Điều này liên quan đến việc nam giới thường là chủ hộ nên phần lớn các công việc của cộng đồng họ đều tham gia với tư cách là người đại diện cho gia đình. Trong số người được hỏi là chủ hộ thì tỷ lệ nam giới chiếm 65,6%.

Ngoại trừ Hội phụ nữ là tổ chức dành riêng cho phụ nữ, còn lại ở các tổ chức khác đều cho thấy sự tham gia tích cực hơn của nam giới so với phụ nữ. Mặc dù tỷ lệ NTL tham gia các tổ chức tự nguyện khá thấp, song vẫn cho thấy nam giới tham gia nhiều hơn phụ nữ.

0 10 20 30 40 50 Họp tại UBND xã/phường

Tham gia lễ hội văn hóa

họp họ hàng Vui chơi giải trí

Biểu 20: Giới tính NTL với việc tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội

Nam nữ

Bảng 3.3: Tương quan giữa giới tính của NTL với việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội (Đơn vị: %)

Hội/đồn thể NTL tham gia Giới tính của NTL Nam Nữ

Tổ chức chính thức

Đảng Cộng sản 16.2 7.8

Mặt trận Tổ quốc 4.5 2.5

Đoàn thanh niên 15.6 9.5

Hội phụ nữ 1.7 52.8

Hội Nông dân 21.1 15.4

Hội cựu chiến binh 13.3 1.4

Tổ chức tự nguyện

Hội sở thích 3.7 2.2

Hội nghề nghiệp 4.7 3.9

Hội đồng hương/đồng niên/đồng ngũ 18.8 10.6

Trong số những người không tham gia bất kỳ tổ chức đồn thể nào thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn (37,2%, trong khi phụ nữ chỉ chiếm 29,5%).

“Hầu hết những người tham gia các đoàn thể như Chi bộ Đảng, Hội cựu chiến binh thì phần nhiều là nam giới, cịn Hội phụ nữ thì chủ yếu là nữ giới”

(Phỏng vấn sâu, cán bộ xã, Hà Nội)

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia từ 1 - 3 đoàn thể cao hơn tỷ lệ này ở nam giới ở tất cả các thời điểm. Tuy nhiên ở mức là tham gia từ 4-5 hội/đồn thể thì chỉ có nam giới tham gia, cịn phụ nữ thì khơng.

Biểu 3.3: Sự biến đổi số lượng tổ chức chính trị - xã hội NTL tham gia qua các thời điểm phân theo giới tính (Đơn vị: %)

0 10 20 30 40 50 60

Hiện nay Cách đây 10 năm Hiện nay Cách đây 10 năm

Nam Nữ 0 1 2 3 2008 1998 2008 1998

Về sự thay đổi trong việc tham gia các tổ chức đoàn thể cũng cho thấy sự khác biệt về giới tính. Nhìn chung, thái độ giữ ngun khơng tham gia Đảng/Đồn ở phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn ở nam giới, điều này cho thấy vẫn cịn tình trạng phụ nữ ít được tham gia hoặc khơng tham gia Đảng/Đồn thể, có nghĩa phần lớn phụ nữ vẫn làm những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, bởi nếu phụ nữ đi làm tại các cơ quan hoặc có cơng việc ổn định với thu nhập khá thì ít nhất họ phải tham gia một tổ chức đồn thể nào đó (Đồn thanh niên, Đảng cộng sản, Hội sở thích, ...), thậm chí một số người cịn chuyển hẳn ra khỏi Đảng/Đoàn.

Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính của NTL với sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức đoàn thể (Đơn vị: %)

Sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức đoàn thể của người trả lời

2003 - 2008 1998 - 2008

Nam Nữ Nam Nữ

Giữ nguyên tham gia Đảng/Đoàn 15,2 8,1 10,9 5,5

Từ không Đảng/Đoàn sang

Đảng/Đoàn

3,3 3,5 8,2 6,5

Từ Đảng/Đồn sang khơng

Đảng/Đồn

3,3 3,9 6,0 5,6

Giữ nguyên khơng tham gia

Đảng/Đồn 64,2 75,7 61,0 73,9

Về tuổi tác khi tham gia các tổ chức, các hoạt động cũng có sự chênh lệch. Điều này một phần liên quan đến nguyên tắc gia nhập các tổ chức, ví dụ đồn thanh niên chỉ dành cho lứa tuổi thanh niên (từ 15 - 30) nên hầu như số NTL có độ tuổi ngồi thanh niên khơng thể tham gia tổ chức này, hay như hội người cao tuổi chỉ dành cho lứa tuổi trên 60 tuổi. Ở các tổ chức đoàn/hội khác và các hoạt động sinh hoạt khác cũng cho thấy hầu như nhóm tuổi trung niên tham gia tích cực hơn nhóm trẻ tuổi.

“...thanh niên Việt Nam đánh giá cao các cơ hội được tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, các hoạt động văn hóa - kinh tế - xã hội (22,2% thanh niên được hỏi coi nguyện vọng có tầm quan trọng thứ hai của họ là Nhà nước cần tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, và 8,4% coi đó là nguyện vọng số 1). Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều hạn chế trong việc khuyến khích sự tham gia của thanh niên. Nhiều tổ chức, đoàn thể chưa thực sự

hành động vì lợi ích của thanh niên nên chưa thu hút được sự tham gia của thanh niên nói riêng và giới trẻ nói chung” [6]

Bảng 3.5: Tương quan giữa tuổi của NTL với việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội (Đơn vị: %)

Các tổ chức chính trị - xã hội Tuổi của người trả lời

< 27 tuổi 27 - 36 37 - 46 47 - 56 > 56 tuổi

Tổ chức chính thức

Đảng Cộng sản 3.5 7.1 9.6 15.8 24.1

Mặt trận Tổ quốc 2.3 1.0 1.2 5.6 8.5

Đoàn Thanh niên 53.7 16.8 0.2 0.3 0

Hội phụ nữ 10.8 30.3 34.7 33.6 30.3

Hội nông dân 3.9 18.1 24.9 24.3 13.9

Hội người cao tuổi 0 1.0 1.2 8.2 52.0

Hội cựu chiến binh 0.4 1.0 3.5 14.8 17.7

Khác 1.9 4.6 5.8 4.6 5.1

Tổ chức tự nguyện

Hội nghề nghiệp 2.3 4.6 4.2 2.6 7.5

Hội đồng hương/đồng niên 12.0 10.5 12.6 19.5 19.4

Hội sở thích 3.5 3.1 2.1 2.3 4.1

Khác 0.8 1.3 0.2 0.7 6.3

Số liệu khảo sát cho thấy các tổ chức xã hội thu hút chủ yếu là nhóm người trên 56 tuổi tham gia bởi những tổ chức này đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tập thể của người nghỉ hưu. Họ được tiếp xúc với những thơng tin mới, nghe tình hình thời sự và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, họ được động viên, an ủi và giúp đỡ nhau cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, nhất là lúc ốm đau hoặc rủi ro.

“Tổ chức mà đa số người nghỉ hưu tham gia là sinh hoạt chi bộ Đảng ở địa phương. Có thể thấy người nghỉ hưu có đầy tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng. Cũng là do họ có kinh nghiệm sống và kinh nghiệm cơng tác, nên họ ln sẵn sàng đóng góp vào cơng cuộc xây dựng và phát triển các phong trào ở địa phương” (Phỏng vấn sâu, tổ trưởng dân phố, Hà Tĩnh) “Có những người khi bắt đầu về hưu cũng là lúc bắt tay vào công việc mới do cấp ủy Đảng, chính quyền à bà con tín nhiệm, yêu cầu”

“Người nghỉ hưu thường có tư tưởng lá rụng về cội nên càng có nhu cầu gặp gỡ, tiếp xúc và thắt chặt mối dây họ hàng, thân tộc, đồng hương”

(Phỏng vấn sâu, nam 60 tuổi, nghỉ hưu)

Hội Người cao tuổi thu hút được khá đông người trên 56 tuổi tham gia (52%), bởi:

“...tham gia vào hội Người cao tuổi, điều kiện và môi trường tiếp xúc văn hóa của các cụ nghỉ hưu được mở rộng, ngồi ra hội cịn phối hợp với chính quyền tổ chức thăm hỏi, mừng thọ, khám chữa bệnh định kỳ miễn phí...”

(Phỏng vấn sâu, cán bộ xã, Hà Tĩnh)

Theo kết quả của cuộc điều tra năm 2005 về biến đổi kinh tế xã hội [26], ở nơng thơn tính bình qn 1000 người dân từ 15 tuổi trở lên có 336 lượt người là thành viên của các đoàn thể và tổ chức xã hội (tính theo lượt bởi một người có thể là thành viên của nhiều đồn thể). Theo đó, trong tổng số 336 lượt thì có 13 lượt tham gia Đảng Cộng sản, 88 lượt tham gia Đoàn thanh niên, 78 lượt tham gia Hội nông dân, 103 lượt tham gia Hội phụ nữ, 24 lượt tham gia Hội cựu chiến binh, 27 lượt tham gia Hội người cao tuổi.

Nhìn chung, dù ở lứa tuổi nào NTL cũng ít tham gia vào các tổ chức tự nguyện, chủ yếu họ tham gia vào các tổ chức xã hội chính thức. Đồn thanh niên là tổ chức dành cho lứa tuổi thanh niên nên tỷ lệ NTL tham gia có độ tuổi dưới 27 tuổi chiếm đa số, trong số những người dưới 27 tuổi được hỏi thì có tới 53,7% trong số họ cho biết có tham gia tổ chức này, trong khi ở các lứa tuổi khác tỷ lệ khá thấp, giảm dần đến 0% (từ 37 tuổi trở đi). Ngược lại, hội người cao tuổi là tổ chức dành cho người cao tuổi (từ 60 trở lên) nên tỷ lệ người trả lời trên 56 tuổi tham gia chiếm đa số (52%). Ở các tổ chức khác, tỷ lệ NTL tham gia tăng dần theo độ tuổi như: Đảng cộng sản, Hội cựu chiến binh.

Bảng 3.6: Tương quan giữa tuổi NTL với việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội (Đơn vị: %)

Các hoạt động cộng đồng

Tuổi của người trả lời < 27 tuổi 27 - 36 tuổi 37 - 46 tuổi 47 - 56 tuổi > 56 tuổi Họp tổ dân phố/thôn 12.0 41.7 59.9 58.6 65.3

Họp tại UBND xã/phường 5.8 6.4 10.7 14.1 23.8

Lễ hội văn hóa/đi đình chùa 8.5 7.4 11.2 17.4 16.0

Họp họ hàng 29.3 34.1 46.2 45.7 50.7

Dự lễ mừng thọ, sinh nhật 11.6 7.4 8.2 12.2 18.0

Đến các điểm vui chơi, giải trí 8.9 6.6 4.2 6.3 9.2

Khác 1.5 0 0.2 0 0.3

Trong số NTL dưới 27 tuổi có tới 54,8% trong số họ cho biết họ không bao giờ tham gia họp tổ dân phố, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm tuổi cao hơn chỉ dưới 20%. Ngược lại, số NTL dưới 27 tuổi cho biết họ thường xuyên tham gia họp tổ dân phố chỉ chiếm tỷ lệ 12,0%, thấp hơn nhiều so với các nhóm tuổi cịn lại (trên 40%). Nhìn vào bảng trên có thể thấy tính tích cực tham gia của NTL vào các hoạt động cộng đồng - xã hội tăng lên theo độ tuổi. Phần lớn NTL là người lớn tuổi cho biết họ thường xuyên tham gia, và tỷ lệ tham gia ở nhóm này cũng khá cao. Điều này có thể giải thích do họ là những người chủ hộ hoặc là những người có tuổi đại diện cho gia đình, họ có nhiều thời gian rỗi và có tiếng nói hơn nên họ thường tham dự nhiều hơn vào các cuộc hội họp của cộng đồng. Dù là ở hoạt động nào thì nhóm tuổi trên 56 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn.

Ngồi ra, khi so sánh giữa các nhóm tuổi với sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức đoàn thể của NTL trong giai đoạn 1998 - 2008 cũng cho thấy sự khác biệt. Nhóm dưới 36 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm cịn lại trong việc giữ nguyên tham gia Đảng/Đoàn, từ khơng Đảng/Đồn sang Đảng/Đồn bởi đa phần nhóm này là học sinh/sinh viên và đang trong độ tuổi thanh niên nên hầu hết họ đều đang là thành viên của Đoàn thanh niên hoặc những người mới được kết nạp vào Đoàn thanh niên và những người chuyển từ Đoàn thanh niên sang tổ chức khác cao hơn. Còn với việc giữ nguyên khơng tham gia Đảng/Đồn thì nhóm tuổi từ 37 đến

46 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, có lẽ họ cho rằng lúc trẻ khơng tham gia thì ở độ tuổi này cũng không nhất thiết phải tham gia bất kỳ tổ chức đoàn thể nào.

Bảng 3.7: Tương quan giữa tuổi của NTL với sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức/đoàn thể của NTL trong giai đoạn 1998 - 2008 (Đơn vị: %)

Sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức/đoàn thể của

NTL trong 10 năm qua

Tuổi của NTL Dưới 27 tuổi Từ 27 đến 36 tuổi Từ 37 đến 46 tuổi Từ 47 đến 56

tuổi Trên 56 tuổi Giữ nguyên tham gia

Đảng/Đoàn 12.0 12.5 3.7 8.2 4.4

Từ khơng Đảng/Địan sang

Đảng/Đòan 37.8 3.1 2.3 0.7 0

Từ Đảng/Đồn sang khơng

Đảng/Đoàn 4.2 11.7 7.7 1.6 0.7

Giữ ngun khơng tham gia

Đảng/Đồn 39.4 62.8 78.8 78.3 73.1

Có thể kết luận giới tính và độ tuổi là hai trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến sự biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội của NTL. Ở hầu hết các hoạt động, tỷ lệ nam giới tham gia nhiều hơn phụ nữ, ngoại trừ Hội phụ nữ là đoàn thể dành riêng cho phụ nữ, bởi nam giới thường có nhiều thời gian ngồi cơng việc hơn phụ nữ, hơn nữa họ thường là chủ gia đình nên trong các cuộc hội họp chủ yếu là sự có mặt của họ. Cịn độ tuổi thì hầu hết những người ở độ tuổi trung niên, cao tuổi tham gia nhiều hơn nhóm trẻ tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)