Giới thiệu chung về mạng xã hội Facebook

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 52 - 55)

1.3.3 .Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thơng

2.1. Giới thiệu chung về mạng xã hội Facebook

2.1.1 Lịch sử ra đời

Facebook ban đầu có tên là Facemash, đây là một trang web đƣợc MarkZuckerberg – khi đó đang là sinh viên trƣờng đại học Harvard (Mỹ) cho ra đời vào ngày 28/10/2003. Facemash đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn lƣu bút trực tuyến của nhà trƣờng, đặt hai ảnh kế bên nhau và cho phép ngƣời dùng chọn ai là ngƣời là "hot" nhất. Trang web này nhanh chóng bị những ngƣời quản lý Harvard tắt vài ngày sau đó do vi phạm thơng tin cá nhân.

Sau thành công nhắn ngủi của Facemash, ngày 04/02/2014, MarkZuckerberg tiếp tục thành lập “The Facebook” và đặt trên trang web là thefacebook.com. Dịch vụ mạng xã hội này ban đầu chỉ dành riêng cho các sinh viên của Đại học Harvard. Sau một tháng, hơn nửa số sinh viên Đại học Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ. Nhận thấy triển vọng phát triển của The Facebook, Mark Zuckerberg đã cùng ba ngƣời bạn của mình là Eduardo Saverin, Dustin Moskivitz và Andrew McCollum mở rộng chiến dịch quảng cáo cho website.

Vào tháng 03/2004, The Facebook mở rộng sang các trƣờng đại học Stanford, Columbia, và Yale (Mỹ). Việc mở rộng tiếp tục khả quan khi The Facebook lan rộng tới các trƣờng thuộc Ivy League, khu vực Boston, rồi nhanh chóng tỏa ra hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 06/2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua đƣợc tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.

Sau khi “chinh phục” các trƣờng đại học, Facebook cho ra mắt phiên bản trung học vào tháng 09/2005. Ngày 26/09/2006, trang web chính thức mở cửa miễn phí cho mọi ngƣời trên 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ. Đây là bƣớc ngoặt lớn, đánh dấu một thời kì mới của mạng xã hội này.

2.1.2 Hiện trạng tồn tại

Đến tháng 12/2004, tức chỉ 10 tháng sau khi thành lập, Facebook đã gần chạm mốc 1 triệu ngƣời dùng. Tháng 04/2008, Facebook chính thức có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với 21 ngôn ngữ khác nhau, số thành viên của mạng xã hội này đã lên tới 100 triệu ngƣời. Trong năm 2009, Facebook lần lƣợt đạt 200 triệu thành viên vào tháng 4, 300 triệu vào tháng 9. Mới đây nhất, vào đầu năm 2015, Facebook công bố một con số đáng ngƣỡng mộ. Theo đó, 1.4 tỷ ngƣời sử dụng Facebook hàng tháng, 890 triệu ngƣời ghé thăm trang cá nhân mỗi ngày và lƣợt xem Video hơn 3 tỷ mỗi ngày [14].

Để trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook đã ln ln tìm cách vận động và phát triển. Vào đầu năm 2008, những ngƣời điều hành Facekbook tiến hành một dự án dịch thuật để đến cuối năm đó, trang mạng này có thể đƣợc sử dụng bởi 35 ngôn ngữ trên toàn thế giới. Dự án tiếp tục đƣợc mở rộng và tới đầu năm 2010, Facebook có đến 75 phiên bản ngơn ngữ, đồng nghĩa với 98% dân số tồn cầu có thể tiếp cận đƣợc nội dung của trang mạng xã hội này.

Bản thân Facebook cũng liên tục cải tạo các nền tảng ứng dụng để phục vụ ngƣời dùng. Một loạt các tính năng nhƣ Facebook Messenger (cho phép chat, gọi điện qua Facebook), MarketPlace, Facebook event, các tuỳ chỉnh riêng tƣ nhƣ Friend list privacy, FacebookMobile…đã lần lƣợt ra đời. Vào năm 2010, Facebook thêm vào ba tính năng quan trọng trong tìm kiếm của mình, bao gồm các trang cộng đồng (Community page), Social Plugin và Địa điểm (facebook place). Một loạt các lựa chọn trong số Social Plugin của Facebook gồm: Like Button (cho phép ngƣời sử dụng chia sẻ trang từ website lên trang Facebook cá nhân của mình); Recommendations (đƣa ra những gợi ý cho ngƣời dùng về các trang cụ thể trên website mà họ có thể quan tâm); Login Button (giúp ngƣời sử dụng kết nối với website bằng tài khoản Facebook của mình đồng thời biết đƣợc những bạn bè của mình đã có sự kết nối tƣơng tự); Comments (đăng tải bình luận trự tiếp trên website bằng tài khoản Facebook); Active Feed (chỉ ra hoạt động của bạn bè trên website đó); Like Box (cho phép ngƣời dùng Like trang Facebook của website đó mà ko cần

truy cập trực tiếp vào Facebook Page này)... Hệ thống ứng dụng rất phong phú cùng số lƣợng game (trò chơi) đồ sộ đã giúp Facebook giữ chân ngƣời dùng đƣợc lâu hơn. Giao diện ngƣời dùng đơn giản, ổn định và độ bảo mật tƣơng đối cao.

Sự phát triển ồ ạt của Facebook tại khắp nơi trên thế giới đã khiến doanh thu của cơng ty sáng lập tăng chóng mặt. Năm 2014, tổng cộng doanh thu của Facebook đạt 12,47 tỷ USD, tăng 58 so với năm 2013. Trong đó, thu nhập rịng ở mức 2,94 tỷ USD. [29]. Mark Zuckerberg – ngƣời sáng lập ra Facebook đƣợc tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm vào năm 2010.

2.1.3. Sự phát triển của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của công ty Socialbakers & SocialTimes.Me vào năm 2013, Việt Nam là nƣớc đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trƣởng lƣợng ngƣời sử dụng Facebook. Tới hết tháng 1/2014, có khoảng 22 triệu ngƣời sử dụng facebook tại Việt Nam và hơn 1 nửa Facebooker dùng ứng dụng này trên điện thoại di động [14].

Hình 2.1: Hình ảnh về mật độ người dùng Facebook được Mark Zuckerberg đăng tải lên trang cá nhân vào tháng 09/2013. Trong đó Việt Nam là nước có mật độ người

dùng đơng đảo nhất tồn khu vực. (Nguồn: Internet)

Về độ tuổi sử dụng nhiều nhất, thống kê của Facebook cũng chỉ ra rằng ngƣời dùng ở độ tuổi 24-34 tích cực sử dụng nhất (chiếm tới 36 ), đứng thứ hai là độ tuổi từ 18-24, thứ ba từ 35-44, thứ tƣ là từ 45-54 tuổi. Độ tuổi từ 13-17 chỉ đứng ở vị trí thứ sáu trong thống kê.

Sự phát triển của Facebook đã lấn át hoàn toàn các mạng xã hội khác tại Việt Nam nhƣ Zing Me, Go.vn, Yume...và trở thành mạng cung cấp thông tin, chia sẻ, kết

nối lớn nhất, có tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị - xã hội, văn hóa – giải trí của ngƣời Việt. Từ tháng 01/2014, Facebook cũng đã đặt đại diện truyền thông tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng và và giải quyết các vấn đề về pháp lý, quảng cáo, truyền thông tại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)