1.3.3 .Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thông
3.3.4. Đầu tư hơn cho giáo dục văn hóa truyền thông ở các cơ sở đào tạo báo
báo chí – truyền thông
Thực tế hiện nay, trong chƣơng trình của các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để vừa trang bị kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, kiến thức nghiệp vụ, vừa cung cấp kiến thức pháp luật, đạo đức và văn hóa cho ngƣời học. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà công tác giáo dục văn hóa truyền thông chƣa đƣợc coi trọng, quan tâm và đầu tƣ đúng mức. Các môn học về văn hóa truyền thông còn chung chung, dàn trải (chƣa có những môn học cụ thể, trực tiếp về văn hóa truyền thông); trên lớp giảng viên có thể lồng ghép, đan xen, đề cập ít nhiều qua kinh nghiệm sống của mình hoặc lấy ví dụ từ thực tế để phân tích, minh chứng, nhƣng liều lƣợng không nhiều, mức độ nông – sâu khác nhau, cách truyền đạt cũng khác nhau nên ngƣời học chƣa “nhớ lâu, thấm sâu” đƣợc. Hơn nữa, các giảng viên thƣờng nặng về lý thuyết, lý luận hàn lâm, ít trải nghiệm thực tiễn phức tạp, sôi động và phong phú của cuộc sống nên ít sức hấp dẫn và thuyết phục ngƣời học, đặc biệt đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh, những ngƣời đã và đang làm nghề đi học. Nếu hiểu văn hóa truyền thông là những hành vi, cử chỉ, ứng xử cụ thể trong cuộc sống, trong học tập, trong lao động, trong tác nghiệp thì ở môi trƣờng giáo dục – đào tạo hiện nay cũng đang tồn tại mâu thuẫn và bất cập.
Theo tác giả, trong chƣơng trình đào tạo, ngoài kiến thức chung cần quan tâm đầu tƣ, giáo dục văn hóa truyền thông, bao gồm cả lý luận, nhận thức, hành vi ứng xử cụ thể, thiết thực, trực tiếp cho ngƣời học. Từng bƣớc nhƣ vậy sẽ giúp ngƣời học đỡ bỡ ngỡ, lúng túng, sai lầm trong ứng xử văn hóa khi tác nghiệp.