Khái niệm và cách tiếp cận khi nghiên cứu văn hóa truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 34 - 40)

1.1 .Truyền thông xã hội

1.1.1 .Quan điểm về truyền thông xã hội

1.3. Một số vấn đề về văn hoá truyền thông

1.3.1. Khái niệm và cách tiếp cận khi nghiên cứu văn hóa truyền thông

Cho tới thời điểm hiện tại, các khái niệm về văn hóa, truyền thông cũng nhƣ văn hóa truyền thông trên thế giới và tại Việt Nam vẫn chƣa hoàn toàn trùng khớp hoặc còn tồn tại những khác biệt nhất định.

Trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc, văn hóa là một trong những từ phức tạp nhất, có nhiều nghĩa nhất. Khái niệm "văn hóa" từ lâu đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm xác định nội hàm từ nhiều phƣơng diện khác nhau. Năm 1952, hai nhà văn hóa học của Mỹ là C.Kluckholn và A. Koeber đã thực hiện một thống kê và kết luận: "Có tới 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa" [66]. Ngày nay, con số này có lẽ đã vƣợt xa khá nhiều.

Theo quan điểm của Mac, nền văn hóa của loài ngƣời bao gồm toàn bộ hoạt động sáng tạo của loài ngƣời, trong lĩnh vực vật chất và tinh thần và thành quả của hoạt động sáng tạo ấy. Nó biểu hiện một dạng thống nhất nhất định giữa con ngƣời và thiên nhiên, giữa con ngƣời và xã hội. Nó là tiêu chí đặc trƣng nhất cho sự phát triển lực lƣợng và khả năng sáng tạo của những cộng đồng ngƣời trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Nó bao gồm toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của loài ngƣời, nhƣ công cụ, dụng cụ, máy móc, các công trình kỹ thuật, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các chuẩn mực luật pháp và đạo đức…

Theo cách hiểu của xã hội học và nhân học, văn hóa không chỉ liên quan tới đời sống tinh thần mà còn là lối sống, bao gồm cả phƣơng thức sản xuất và công nghệ, khối tri thức, cách suy nghĩ, cảm xúc, cách sinh hoạt, giải trí, cách giáo dục đào tạo con ngƣời. Văn hóa tồn tại thông qua các mối quan hệ giao tiếp giữa con ngƣời với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Trong khi đó, truyền thông (communication) đƣợc coi là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội. Là quá trình truyền đạt thông

tin: thông qua lời nói, chữ viết (ngôn ngữ), cử chỉ điệu bộ, hành vi (thể hiện thái độ hoặc cảm xúc). Có nhiều loại truyền thông khác nhau, bao gồm: truyền thông liên cá nhân (giữa ngƣời này và ngƣời khác), truyền thông tập thể (trong 1 cơ quan, tập thể với nhau), truyền thông đại chúng.

Nếu nhƣ hai khái niệm “văn hóa” và “truyền thông” đã có từ lâu đời thì khái niệm “văn hóa truyền thông” mới đƣợc các tác giả đƣa ra vào những năm cuối của thế kỉ XX. Theo James Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998), trong mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thông, văn hóa là một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chuyển biến thông tin, và sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp. Nhƣ vậy, truyền thông ở đây đƣợc coi là một hoạt động văn hóa của con ngƣời. Nhờ có truyền thông, văn hóa nhân loại đƣợc bảo tồn, nâng cấp và ngày một hoàn thiện.

Trong cuốn sách Mass Media and Popular Culture, nhà nghiên cứu K.Tuner cũng chỉ ra rằng, văn hóa truyền thông (media culture) được tạo thành bởi mối quan hệ cộng sinh phụ thuộc lẫn nhau một cách mật thiết giữa văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng. Trong đó, văn hóa đại chúng (mass culture) là nền văn hóa có các sản phẩm đƣợc sản xuất hàng loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và đƣợc đƣa ra thị trƣờng vì quyền lợi của quảng đại ngƣời tiêu dùng (Strinati 1995). Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông đặc biệt mà ngƣời truyền thông tin có thể truyền tải thông điệp cho đông đảo quần chúng về số lƣợng và rộng khắp về địa lý.

Văn hóa truyền thông được hình thành và chịu sự chế định bởi đặc trưng của chính các phương tiện thông tin đại chúng. [78]

Trong tác phẩm Understanding Media and Cuture, tác giả Jake Luke cũng khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa truyền thông và văn hóa, trong đó khẳng định văn hóa chính là thứ giúp con ngƣời thực hiện quá trình truyền thông, trong khi truyền thông cũng góp phần mạnh mẽ trong việc truyền tải văn hóa:

“Truyền thông đại chúng đề cập tới các thông điệp truyền đến một lƣợng lớn khán giả; các phƣơng tiện truyền dẫn đƣợc gọi là phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Cả hai đều có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến văn hóa, với việc truyền tải hành vi, hành động, niềm tin

và giá trị là đặc thù cho một nhóm hoặc tổ chức. Văn hóa và truyền thông gây ảnh hƣởng lẫn nhau một cách tinh tế, theo những con đƣờng khác nhau.

Tất cả thông tin trên phƣơng tiện thông tin đại chúng đều diễn ra giữa những ngƣời với ngƣời trong một thời gian và địa điểm cụ thể. Qua truyền thông, con ngƣời ngƣời chia sẻ ý tƣởng về thực tại thế giới cũng nhƣ bản thân họ. Văn hóa chính là thứ giúp họ chia sẻ các ý tƣởng, tình cảm, mong muốn đó”[75].

Về định nghĩa văn hóa truyền thông, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau. PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia văn hóa truyền thông theo hai cách hiểu: “Ở nghĩa thứ nhất, đây được xem là một hình thức của văn hóa tổ chức, có nghĩa là văn hóa của các tổ chức truyền thông đại chúng, như văn hóa của các cơ quan phát thanh, truyền hình hay báo chí, ở đó, các tổ chức này được xem là có những quy tắc đạo đức, hành vi ứng xử đặc trưng và khác biệt so với các nhóm văn hóa khác. Ở nghĩa thứ hai, đây được xem là một hình thức văn hóa được hình thành do tác động của truyền thông đại chúng”.

Trong tác phẩm “Một số vấn đề xung quanh khái niệm Văn hóa truyền thông”, tác giả Nguyễn Đức Hạnh đƣa ra một khái niệm khá toàn diện về văn hóa truyền thông, ông cho rằng: “Toàn bộ quá trình xuất hiện và biến đổi của hiện tượng truyền thông trong đời sống nhân loại cùng sự xác lập những mối tương tác của nó đối với các hiện tượng xã hội khác được gọi là văn hóa truyền thông”. Tác giả cũng chỉ ra rằng, khi xét tới văn hóa truyền thông, phải chỉ ra phẩm tính văn hóa của hoạt động truyền thông vừa với tƣ cách hiện tƣợng văn hóa, vừa với tƣ cách một công cụ văn hóa.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đƣa ra khái niệm văn hóa truyền thông nhƣ sau:

“Văn hóa truyền thông là những giá trị của sản phẩm truyền thông đại chúng được công chúng tiếp nhận. Thông qua đó, công chúng thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ mới thay thế cho nhận thức, hành vi, thái độ cũ”.

Trong quá trình truyền thông, ngƣời làm truyền thông không thể đƣa tất cả các giá trị mình muốn truyền tải vào sản phẩm truyền thông. Công chúng cũng

không chịu tác động toàn bộ từ truyền thông đại chúng mà luôn giữ lại những đặc điểm riêng biệt, quan niệm, nhận thức riêng của họ. Văn hóa truyền thông chính là giá trị mà sản phẩm truyền thông có thể đƣa tới công chúng, cũng chính là giá trị đƣợc công chúng chấp nhận.

Nhƣ vậy, xét tới văn hóa truyền thông thực chất là xét tới hai khía cạnh: Thứ nhất là truyền thông có văn hóa, truyền thông đáp ứng những chuẩn mực về ngôn ngữ, hình ảnh, nội dụng. Thứ hai, giá trị văn hóa mà sản phẩm truyền thông mang lại cho ngƣời tiếp nhận. Thông qua tác động của các sản phẩm truyền thông, công chúng sẽ tƣ duy, hành động một cách có văn hóa.

Trong một nghiên cứu đƣợc đƣa ra mới đây, PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng đã đƣa ra 6 hƣớng tiếp cận liên ngành, xuyên ngành và đa ngành khi xây dựng lý thuyết và phƣơng pháp luận về văn hóa truyền thông, bao gồm:

- Hướng tiếp cận từ lý thuyết về nghiên cứu văn hóa

- Hướng tiếp cận xã hội học từ lý thuyết hệ thống cấu trúc – chức năng

- Hướng tiếp cận từ lý thuyết kinh tế - chính trị

- Hướng tiếp cận từ lý thuyết tâm lý học

- Hướng tiếp cận từ lý thuyết báo chí truyền thông - Hướng tiếp cận từ lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại

Đối với hƣớng tiếp cận từ lý thuyết báo chí truyền thông, TS. Đặng Thị Thu Hƣơng khẳng định: Cần tiếp cận từ những lý thuyết của phƣơng Tây về vai trò, tác động của các phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với xã hội, từ đó làm nổi bật mối quan hệ giữa truyền thông và văn hóa [24].

Sự tác động mạnh mẽ của truyền thông tới văn hóa đƣợc thể hiện trong thuyết “Mũi kim tiêm” (hypodermic needle model) hay lý thuyết “Viên đạn ma thuật” (magic bullet) cho rằng ngƣời xem thụ động và bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi các phƣơng tiện truyền thông. Họ mặc nhiên chấp nhận những thông điệp mà họ nhận đƣợc từ các phƣơng tiện truyền thông mà không cần phải xem xét lại. Nhƣ vậy, thông điệp đã đƣợc bắn thẳng vào ngƣời xem và thâm nhập vào tâm trí của họ giống nhƣ một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi ngƣời [32].

Mặc dù có nhiều tranh luận về học thuyết này, nhƣng mô hình “mũi kim tiêm” vẫn chứa đựng các sự thật trong nó. Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhiều trào lƣu văn hóa đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, trong đó làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu. Bắt đầu từ những bộ phim truyền hình lãng mạn, sƣớt mƣớt với dàn diễn viên trẻ đẹp trên sóng VTV, làn sóng Hàn Quốc đã lan tỏa đến mọi lĩnh vực trong đời sống, từ thời trang, âm nhạc, điện ảnh đến ẩm thực, ngôn ngữ… và “ăn sâu bén rễ” vào nếp nghĩ, lối sống của đông đảo giới trẻ Việt. Trƣớc nhu cầu của độc giả, các trang báo điện tử cũng dành một khối lƣợng lớn để tập trung truyền tải các thông tin về văn hóa Hàn. Một số trang còn dành riêng một chuyên mục kiểu “sao Hàn” để thỏa mãn trí tò mò của công chúng. Những thông tin này đã làm nảy sinh một lớp “fan cuồng” sẵn sàng hôn ghế thần tƣợng, một bộ phận lớp trẻ bắt chƣớc cách ăn mặc, trang điểm của ngƣời nổi tiếng…Âm nhạc K-pop, quán ăn, địa điểm vui chơi mang phong cách Hàn Quốc cũng đang trở thành xu hƣớng trên khắp Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Lý thuyết “thiết lập chƣơng trình nghị sự” (Agenda Setting Theory) mô tả khả năng ảnh hƣởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Trong thực tế của đời sống truyền thông, nếu một tin tức nào đó đƣợc nhắc tới thƣờng xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới nó và coi nó quan trọng hơn các thông tin khác. Ngƣời đƣa ra lý thuyết này là hai chuyên gia truyền thông Maxwell Mccbombs và D.Shaw của Mỹ [32].

Chức năng thiết lập chƣơng trình nghị sự trên mạng internet có những giới hạn nhất định do công chúng trên mạng đều đón nhận dịch vụ mang tính “cá nhân hóa”, tuy vậy cũng nảy sinh một đặc điểm mới vô cùng quan trọng. Đó là xu hƣớng toàn cầu hóa của “thiết lập chƣơng trình nghị sự”, một số “chƣơng trình nghị sự” vốn là của một quốc gia nhanh chóng trở thành đề tài rộng khắp trên toàn cầu. Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chúng càng nâng cạo, họ càng dễ dàng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau, kể cả trong và ngoài nƣớc.

Vụ lộ ảnh “nóng” của các ngôi sao Hollywood vào hồi tháng 10/2014 là một ví dụ tiêu biểu. Sau khi một hacker Mỹ liên tục phát tán hình ảnh khỏa thân của các

ca sĩ, diễn viên nổi tiếng thế giới lên một diễn đàn, chúng đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Google, trở thành chủ đề bàn tán của cộng đồng mạng trên toàn thế giới. Google sau đó đã phải xóa hàng ngàn hình ảnh để xoa dịu dƣ luận và kết thúc vụ việc này.

Ngày nay, cách thiết lập chƣơng trình nghị sự trên mạng xã hội khá đơn giản, khi một thông tin đƣợc chia sẻ, bình luận nhiều, nó sẽ lập tức đƣợc “cộng điểm” về chất lƣợng và lan truyền một cách mạnh mẽ trên mạng xã hội. Các chƣơng trình nghị sự trên toàn cầu đã xóa nhòa ranh giới giữa các nền văn hóa, tạo ra những thách thức không nhỏ trong việc bảo vệ bản sắc của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Có thể thấy, tác động của mạng xã hội đối với các nền văn hóa mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn hẳn các phƣơng tiện thông tin đại chúng truyền thống.

Lý thuyết “Dòng chảy hai bƣớc của truyền thông” (Lazarsfela và Katz) lại đƣa ra một quan điểm khác biệt: Bên cạnh truyền thông đại chúng, từng cá nhân ngƣời tiếp nhận còn có mối quan hệ liên cá nhân với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tác động của truyền thông không mang tính trực tiếp nhƣ học thuyết “Mũi kim tiêm” chỉ ra, mà thông qua bộ lọc trung gian - những ngƣời có uy tín trong cộng đồng [32].

Với sự phát triển của công nghệ, quá trình thông tin hiện nay đã phát triển phức tạp hơn trƣớc rất nhiều. Dòng chảy hai bƣớc đã chuyển thành dòng chảy nhiều bƣớc với những thay đổi phức tạp. Tuy vậy, lý thuyết này vẫn phần nào đảm bảo tính chính xác. Sự lan truyền thông tin trên mạng xã hội là một ví dụ điển hình, con ngƣời có xu hƣớng tin vào những thông tin mà bạn bè, ngƣời thân của mình chia sẻ và chịu tác động bởi những thông tin đó hơn là những thông tin trên báo chí. Đó là lý do mà thông tin trên mạng xã hội có tác động mạnh mẽ hơn hẳn tới tƣ tƣởng, tâm lý ngƣời sử dụng.

Ra đời sau ba lý thuyết kể trên, lý thuyết “sử dụng và hài lòng” coi công chúng là cá nhân có “nhu cầu” đặc biệt, coi hoạt động tiếp xúc với truyền thông của họ là quá trình dựa trên động cơ nhu cầu đặc biệt để “sử dụng” phƣơng tiện truyền thông, từ đó khiến các nhu cầu này đƣợc “thỏa mãn (hài lòng)” [30]. Lý thuyết “sử dụng và hài lòng” đề cao vai trò của công chúng đối với truyền thông đại chúng.

Trong môi trƣờng internet, nhu cầu sử dụng của con ngƣời vẫn có nét tƣơng đồng với nhu cầu sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, tuy vậy nhu cầu này đƣợc thể hiện mạnh mẽ hơn do họ có khả năng bộc lộ bản thân mình trên thế giới ảo. Thông qua diễn đàn, chat room, mạng xã hội, con ngƣời “chuyển đổi tâm trạng” của mình, truyền tải những thông tin mà mình không thể bộc lộ ở cuộc sống thực. Đó cũng là lý do mà nhiều chuẩn mực trong xã hội đã bị xóa bỏ trên internet, sự kiềm chế của công chúng giảm đi trông thấy hoặc không tồn tại. Những nội dung mang tính chất tục tĩu, các hành vi chửi rủa tràn lan trên internet đa phần nảy sinh bởi lý do này. Việc lan truyền các hình ảnh, clip bạo lực cũng phần nào nảy sinh từ ham muốn khẳng định sức mạnh bản thân, hoặc nỗi lo sợ của con ngƣời trong cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, con ngƣời thƣờng lên mạng internet để tìm kiếm các thông tin giải trí, có yếu tố mới lạ để né tránh những phiền toái của cuộc sống, gạt bỏ sự cũ kĩ, nhàm chán trong đời thƣờng. Trên mạng xã hội, các nội dung về âm nhạc, điện ảnh, giải trí, ngƣời nổi tiếng thƣờng thu hút đông đảo công chúng. Những hình ảnh khỏa thân, khiêu dâm lan tràn cũng phần nào phản ánh những nhu cầu, mong muốn của con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)