1.2. Đảng bộ chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV (5/1996) đã xác định, xây dựng phát triển kinh tế Yên Bái với cơ cấu nông- lâm- công nghiệp chế biến, dịch vụ
thương mại theo hướng CNH, HĐH. Cơ cấu kinh tế này phù hợp đặc điểm kinh tế của tỉnh, khẳng định trọng tâm phát triển kinh tế ở Yên Bái là nông - lâm nghiệp, đi lên từ nông - lâm nghiệp bên cạnh sự thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại theo hướng khai thác hiệu quả nhất các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Về kinh tế nông - lâm nghiệp, chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu (cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ), kết hợp với việc tăng cường các chương trình, biện pháp khuyến nơng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nơng nghiệp, nhằm thiết thực nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong 2 năm (1996 - 1997), nông nghiệp của tỉnh đã phát triển theo xu hướng tồn diện cả về trồng trọt lẫn chăn ni. Nền nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, năng suất cây, con đạt giá trị kinh tế cao. Năm 1997, tổng sản lượng giá trị ngành trồng trọt tăng 11,4% so với năm 1995 (theo giá cố định năm 1994), trong đó riêng cây công nghiệp tăng 66,6%, cây ăn quả tăng 44,9%. Cơ cấu giá trị sản lượng của cây công nghiệp và cây ăn quả trong ngành trồng trọt tăng từ 15,4% (1995) lên 21% (1997). Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi năm 1997 tăng 15,4%, thủy sản tăng 14,6% và lâm nghiệp tăng 37,3% so với năm 1995 [4, tr.173].
Trong sản xuất lương thực: Việc tiến hành áp dụng các biện pháp phòng trừ
dịch hại tổng hợp IPM, ứng dụng biện pháp diệt chuột bằng chế phẩm sinh học, tiến hành cải tiến giống cây trồng, áp dụng giống lúa mới như Trung Quốc Kim Cương 90, Khang Dân 8, các giống lúa cạn vào một số huyện đạt kết quả cao. Tỷ lệ gieo cấy giống lúa mới vào vụ đông xuân tăng 30% (1996) lên 80% (1998), vụ mùa từ 20% lên 60%; Năng suất lúa đạt 81,2 tạ/ha tăng 7,1 tạ/ha so với năm 1995. Nhiều địa phương áp dụng biện pháp tăng vụ, năm 1998, diện tích tăng vụ cây lương thực đạt 3.000ha trong đó lúa ruộng là 764ha, vụ ngơ đơng tăng 1.666ha (tăng hơn 3 lần so với năm 1995), tiêu biểu là mơ hình thâm canh 15 ha ngô đông trên đất hai vụ tại xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn.
Năm 1995, huyện Văn Chấn trồng được gần 300ha ngô đông trên đất hai vụ lúa đạt năng suất trên 30 tạ/ha, sản lượng trên 1000 tấn. Qua 3 năm (1996 - 1998),
diện tích ngơ đơng mỗi năm đều trồng được gần 700ha. Trên cơ sở kết quả đạt được, Tỉnh ủy chủ trương áp dụng việc trồng ngô vụ đông mở rộng ra toàn tỉnh. Năm 1998, diện tích đạt trên 1000ha và sản lượng thu được trên 3000 tấn. Tổng sản lượng quy thóc năm 1998 đạt 181.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 1995...
Về cây công nghiệp: Từ năm 1996 - 1998, tiến hành trồng mới 1000ha chè
đặc sản vùng cao, đưa tổng diện tích chè tồn tỉnh lên 8.300ha. Bình qn năng suất chè đạt 48,9 tạ/ha (1998), sản lượng chè búp tươi đạt 35.000 tấn tăng 19.000 tấn so với năm 1995. Các cơ sở chế biến chè tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới tăng công suất chế biến lên 235 tấn chè búp tươi/ngày, sản lượng chè khô chế biến đạt trên 8.200 tấn. Năm 1998 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 triệu USD. Cây cà phê được chú trọng phát triển, trong 3 năm (1996 - 1998), trồng được 1.650ha đưa tổng diện tích trồng cà phê lên 2.100ha. Bước đầu cây cà phê thu hoạch có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu [4, tr.179].
Về cây ăn quả: Trồng mới 1.500 ha đưa diện tích tồn tỉnh lên 4.500ha,
trong đó những cây có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, hồng, cam, bưởi...
Về chăn nuôi: Tỉnh chỉ đạo làm tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, từng bước cải tạo đàn gia súc địa phương và nhập nội các giống có năng suất cao. Tổng đàn trâu năm 1998 có 81.052 con, tăng 7,3% so với năm 1995; đàn bị có 29.737 con tăng 13,5% trong đó có 1.600 con bị lai sind. Đàn lợn 257.894 con tăng 13% (tỷ lệ đàn lợn lai đạt 60%). Đàn gia cầm tăng bình quân từ 2 - 4%/năm.
Về lâm nghiệp: Đảng bộ địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ
tốt diện tích rừng hiện có, nhất là rừng phịng hộ đầu nguồn, đồng thời đẩy mạnh phát triển rừng bằng cách khoanh nuôi, trồng mới các loại rừng. Trong hai năm 1996 - 1998, toàn tỉnh đã trồng mới trên 35.000 ha rừng (cây quế chiếm 10.000ha) đưa tổng diện tích rừng tăng lên 228.000ha, trong đó rừng tự nhiên 132.000 ha, rừng trồng 96.000ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được gần 50.000 ha. Phát triển diện tích rừng trồng kinh tế lên 60.000ha, trong đó 23.000 ha quế, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 1998 đạt 35%. Cơ cấu cây rừng có sự chuyển biến theo hướng trồng rừng đa mục đích, đã bố trí các lồi cây kinh tế, cây gỗ lớn, cây bản địa trong rừng phòng hộ [4, tr.178].
Thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, nông thôn của tỉnh Yên Bái đã chuyển dịch đúng hướng. Cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản có bước phát triển và tăng nhanh về giá trị, hình thành nhiều cơ sở chế biến vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu, bước đầu hình thành một số làng nghề trong nông thôn.
Đầu năm 1998, trước những biến động của thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 17/2/1998 về đẩy mạnh
sản xuất vụ đơng xn và tích cực phịng chống hạn, trong đo tập trung vào những
nhiệm vụ cấp bách:
1- Tập trung gieo cấy hết diện tích lúa đơng xn theo kế hoạch trong khung thời vụ tốt nhất (kết thúc vào 28- 2- 1998). Đẩy nhanh tiến độ trồng màu nhất là hoàn thành trồng 4.000 ha ngô, hơn 8.000 ha sắn, thực hiện đạt và vượt mức chỉ tiêu tăng vụ đã đề ra.
Đẩy mạnh việc chăm sóc lúa đơng xuân và các cây màu. Bảo đảm cung ứng đủ lượng phân bón, thuốc trừ sâu có chất lượng cho nơng dân. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và kịp thời phòng trừ sâu bệnh, chuột phá hoại lúa, hoa màu.
Chủ động có kế hoạch chuẩn bị các cây màu thay thế trên những diện tích bị hạn khơng có nước cấy, hoặc những điện tích lúa đơng xuân bị hạn dẫn đến lúa bị chết.
2- Tích cực và chủ động phịng, chống hạn. Tăng cường kiểm tra hệ thống hồ, đập chứa nước, hệ thống kênh mương dẫn nước. Tổ chức nhân dân tu sửa đập, mương phai để bảo đảm nước tưới. Thực hiện tưới nước tiết kiệm. Những cơng trình có nhiều đầu mối phục vụ tưới phải thực hiện điều phối tưới hợp lý, tưới luân phiên, tránh để xảy ra tình trạng nơi thừa nơi thiếu nước tưới.
Các cơng trình thuỷ lợi đang thi cơng (như Từ Hiếu, Thác Hoa, Báo Đáp...) chủ đầu tư cần có biện pháp dẫn nước tưới bình thường, khơng vì thi cơng cơng trình mà để xảy ra hạn.
Vận động nhân dân tích cực phịng chống hạn bằng các phương pháp truyền thống, như làm phai tạm, tát nước bằng gầu, guồng. Động viên nhân dân góp vốn, góp sức trang bị các máy bơm nước động cơ, để hạn chế đến mức thấp nhất diện tích lúa bị hạn [69, tr. 2].
Nhằm đẩy mạnh phát triển tồn diện nơng - lâm nghiệp, xây dựng nơng thơn mới theo hướng CNH, HĐH, Chương trình hành động số 12 CT/TU của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ tư khóa VIII đưa ra những nhiệm vụ và nhóm giải pháp phát triển nơng nghiệp là:
1-Về sản xuất lương thực: Để đạt mục tiêu 195 ngàn tấn lương thực, bình
quân lương thực 270 kg/người/năm tới năm 2000, trong đó tập trung giải quyết đồng bộ các nhiệm vụ:
- Thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học trong sản xuất nhất là khâu giống, thực hiện cấp I hoá 100% giống lúa, ngơ, bảo đảm 70% diện tích trở lên được cấy bằng các giống lúa, ngơ có năng suất cao. Áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu sinh học, các loại phân hữu cơ và phân vi sinh. Sử dụng hợp lý các loại thuốc trừ sâu và các loại phân hoá học để đạt năng suất lúa hai vụ lừ 80 tạ/ha, năng suất ngô đạt 20 tạ /ha trở lên.
- Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với từng vùng để đẩy mạnh tăng vụ, tăng diện tích canh tác, phấn đấu đưa 1/3 diện tích ruộng một vụ lên hai vụ (từ 1.300 - 1.400 ha), 20% diện tích ruộng lai vụ lên ba vụ (2.900 - 3.000 ha), mỗi năm tăng từ 200 - 300 ha.
- Đầu tư xây dựng một số vùng trọng điểm sản xuất lúa, ngơ hàng hố trước hết là cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn), Lục Yên, Văn Yên và Trấn Yên. Năng suất các vùng trọng điểm phải đạt từ 90 tạ trở lên đối với lúa và 30 tạ trở lên đối với ngô.
- Đầu tư xây dựng mới và kiên cố hố hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nơng, nâng cao năng lực tới các hệ thống thuỷ lợi. Tăng cường công tác quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các cơng trình thuỷ lợi thuỷ nơng, khuyến khích nhân dân phát triển thuỷ lợi nhỏ gắn với khai hoang ở những nơi có điều kiện (nhất là vùng cao), bảo đảm tới chắc chắn cho 80% diện tích ruộng hai vụ và tăng vụ.
- Từng bước thực hiện cơ giới hố một số khâu trong q trình sản xuất như làm đất, thu hoạch, chế biến và bảo quản lương thực nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị của sản phẩm.
- Đẩy mạnh sản xuất và thâm canh cây màu nhất là cây sắn gắn với công nghịệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân.
- Tiếp tục đầu tư trợ giá giống lúa, ngô, phân bón và thuốc trừ sâu đối với diện tích tăng vụ và đối với vùng cao.
2- Về cây công nghịệp và cây ăn quả: Phấn đấu đưa tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả trong giá trị ngành trồng trọt lên 30%, theo đó:
- Đối với cây chè, tập trung cải tạo, khơi phục và đầu tư thâm canh tồn bộ diện tích chè hiện có, từng bước thay thế các diện tích chè bị thối hố bằng các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Đẩy mạnh trồng chè ở cả vùng cao và vùng thấp, phấn đấu mỗi năm trồng mới 500 - 600 ha để đạt diện tích chè tồn tỉnh vào năm 2000 là 9.000 ha, năng suất chè bình quân 50 tạ/ha trở lên, đối với diện tích chè trồng mới ở vùng thấp phải đạt năng suất từ 150 - 200 tạ/ha để cung ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến từ 35.000 tấn chè búp tươi và 7.000 tấn chè chế biến trở lên.
- Chỉ đạo hồn thành chương trình phát triển cây cà phê: Trước mắt đẩy mạnh chăm sóc, thâm canh tồn bộ diện tích cà phê đã trồng, chuẩn bị kỹ các điều kiện về giống, vốn, kỹ thuật, để trồng mới cây cà phê, chuyển hướng đầu tư trồng mới một số diện tích cà phê tập trung do quốc doanh quản lý. Tổ chức tốt việc thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, phấn đấu đạt mục tiêu 5.000 ha cà phê vào năm 2000.
- Phát triển mạnh các loại cây ăn quả có múi và có cùi theo quy hoạch cho từng vùng, xây dựng một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với một số cây ăn quả có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu cao như vùng nhãn (Văn Chấn, bắc Văn Yên), vùng cam ở Lục Yên, n Bình và vùng ngồi Văn Chấn; phát triển mạnh trồng cây sơn tra ở hai huyện Mù Căng Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, để đảm bảo nguyên liệu cho công nghịệp chế biến, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc phấn đấu đạt mục tiêu 5000 ha cây ăn quả vào năm 2000 (mỗi năm trồng từ 500 ha trở lên).
- Tiếp tục phát triển trồng và thâm canh nâng cao năng suất mía, trọng tâm là vùng bắc Văn Yên. Nghiên cứu xây dựng dự án khả thi để đầu tư chế biến mía đường với quy mô và công nghệ phù hợp.
3- Về chăn nuôi: Phấn đấu đưa tỷ trọng của ngành chăn nuôi lên 35% trong
giá trị sản xuất nông nghiệp, để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngành chăn nuôi cần cải tạo lại đàn giống đảm bảo cung ứng cho nhân dân, đẩy nhanh việc thực hiện chương trình phát triển đàn bị lai sind, đàn lợn hướng nạc, phát triển mạnh các loại gia cầm. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất và cung ứng thực phẩm chăn nuôi, đồng thời làm tốt công tác kiểm dịch thú y phòng trừ dịch bệnh cho gia súc. Đối với thủy sản, khôi phục và phát triển mạnh nghề ni cá, khuyến khích, hỗ trợ kỹ thuật nuôi một số lồi đặc sản. Đi đơi với các chính sách thúc đẩy sản xuất, tỉnh cần xem xét, thực hiện các giải pháp để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm được ổn định về giá, số lượng và chất lượng sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.
4- Về lâm nghịệp: Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có (123.000 ha). Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế để khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ, kết hợp trồng mới. Khuyến khích nhân dân nhận đất, nhận rừng để xây dựng trang trại nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2000 hoàn thành phủ xanh 93.000 ha đất trống đồi trọc, trồng mới 50.000 ha rừng (có 20.000 ha quế) 100.000 ha rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
5- Về đất đai: Thực hiện nghiêm luật đất đai và các quy định của Nhà nước về
quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đối với đất nơng nghịệp. Hồn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân vào năm 1999. Bảo đảm mọi người làm nghề nơng đều có ruộng đất để sản xuất, khuyến khích và tạo điều kiện để hộ nông dân đổi đất cho nhau, để tiện canh, tiện cư, đầu tư sản xuất làm cho mỗi đơn vị diện tích đều được sử dụng có hiệu quả cao nhất. Kiên quyết sử lý nghiêm các trường hợp sử dụng ruộng đất sai mục đích.
6- Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản: Giải quyết vấn đề tiêu
thụ nông sản cho nông dân là vấn đề bức thiết, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng cao và CDCCKT theo hướng sản xuất hàng hố, theo đó trong thời gian tới phải tập trung thực hiện:
- Gắn sản xuất với thị trường, phát triển thị trường hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời chú trọng mở rộng thị trường nội tiêu, thực hiện cơ chế tự do lưu thơng, xố bỏ độc quyền kinh doanh, mọi thành phần kinh tế sau khi hồn thành nghĩa vụ nộp thuế đều có quyền lưu thơng qua việc phát triển mạng lưới đại lý mua và bán rộng khắp trên địa bàn nông thơn.
- Nâng cao năng lực và trình độ cơng nghệ chế biến đến sản phẩm cuối cùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là đối với những sản phẩm có khối lượng lớn như chè, quế, giấy, gỗ... hạn chế đến mức thấp nhất việc bán ngun liệu thơ ra ngồi tỉnh, gây thiệt hại cho người sản xuất nguyên liệu.
- Xây dựng quỹ bảo hiểm đối với một số nông sản như lúa, ngô, chè, cà phê, quế, nguyên liệu giấy với nhiều hình thức như trích từ ngân sách Nhà nước: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân cùng xây dựng. Các ngân hàng Thương mại dành tỷ lệ thoả đáng tín dụng ưu đãi cho nơng dân vay theo chu kỳ sản xuất, các doanh nghịệp chế biến và tiêu thụ nông sản cần thực hiện việc cho vay, hoặc ứng trước