Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ của CHỒNG (Trang 84 - 85)

Trong những năm 2001 - 2005, Yên Bái đã quy hoạch được vùng chuyên canh lúa hàng hóa với diện tích trên 5.000 ha tập trung ở vùng Mường Lò và Đại Phú An (Văn Yên)... Những loại cây trồng truyền thống như lạc, đậu tương, khoai tây cũng được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung. Việc chuyển đổi một phần diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đã đem lại kết quả tích cực cho đồng bào vùng cao. Cây ngơ được xây dựng thành vùng canh tác tập trung, diện tích đạt 6.000 ha. Cùng với việc đưa giống mới, quá trình áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã làm cho khối lượng sản phẩm và chất lượng gia tăng.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, góp phần mở rộng các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa chuyên canh với quy mô lớn. Trong ngành trồng trọt, cây công nghiệp lâu năm được xem là một thế mạnh của tỉnh, được chú trọng trong q trình thúc thúc đẩy CDCCKT nơng nghiệp. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp, lớn nhất là cây chè. Theo đó, cây chè vùng thấp đã được tập trung đầu tư thành vùng chuyên canh đứng thứ hai tồn quốc, với 12 nghìn 300ha. Sản lượng chè búp tươi đạt 80.000 tấn/năm, cung cấp cho thị trường những sản phẩm như chè xanh, chè đen xuất khẩu, tạo ra thu nhập ổn định cho hàng vạn nông dân trong tỉnh. Vùng chè tập trung ở Văn Chấn với 2750ha, Trấn Yên là 2500ha, Yên Bình 1720ha... và dự kiến sẽ đầu tư tập trung thâm canh khoảng 4000ha, với năng suất bình quân 80 - 100 tạ/ha. Đối với cây chè ở vùng cao, tiến hành định hình 4000ha chè ở các huyện Mù Cang Chải là 1800ha, Trạm Tấu là 900ha, Văn Chấn là 1300ha. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng lớn và xu hướng chuyển dịch sẽ tăng cao trong tỷ trọng diện tích, việc tăng diện tích sẽ góp phần tăng sản lượng chè vùng cao và sản lượng vùng chè đặc sản, giá trị kinh tế cao.

Với tiềm năng đất rừng, Yên Bái hiện có diện tích rừng tự nhiên gần 23 nghìn ha, rừng trồng 145 nghìn 630 ha, sản lượng có thể khai thác hàng năm đạt hơn 200 nghìn m3 gỗ các loại như: bạch đàn, bồ đề, keo tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển mạnh mẽ. Các vùng rừng nguyên liệu tập trung trồng mới lên tới 33.200ha ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên. Vùng

rừng nguyên liệu phân tán: 6.800ha ở các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Nghĩa Lộ. Đặc biệt, n Bái cịn hình thành vùng ngun liệu giấy tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Lục n. Vùng quế có hơn 30 nghìn ha, sản lượng hàng năm đạt trung bình 2.500 tấn quế vỏ xuất khẩu và gần 200 tấn tinh dầu làm phụ gia cho các sản phẩm công nghiệp dược liệu tập trung nhiều nhất ở Văn Yên chiếm 50% diện tích trồng mới của tỉnh.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đã phát huy được những thuận lợi từ điều kiện tự nhiên của tỉnh. Công tác nghiên cứu, quy hoạch, kiểm sốt diện tích rừng cũng như đầu tư khoa học kỹ thuật, phát triển công nghiệp chế biến đã mang lại hiệu quả cao. Chất lượng sản phẩm từ những đặc sản của vùng đã và đang xây dựng thành những thương hiệu được trong và ngoài nước biết đến (chè suối giàng Văn Chấn, quế Văn Yên...), sẽ là động lực cho Đảng bộ tỉnh Yên Bái chú trọng hơn nữa đầu tư phát triển kinh tế vùng, để tiếp tục khẳng định thế mạnh của kinh tế vùng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ của CHỒNG (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)