Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức, đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hội nhập như thế nào đã và đang là những vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cải tiến cấu trúc nền kinh tế và quản lý hành chính. Trong bối cảnh đó, nhận thức của Đảng về CNH, HĐH có sự đổi mới quan trọng. Cụ thể, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 được thơng qua tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX, Đảng đã xác định nông nghiệp, nông thôn là vấn đề cần quan tâm đặc biệt, theo đó phải: “Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp mục tiêu phát triển nông nghiệp vững mạnh, tạo đà thúc đẩy các ngành kinh tế khác” [27, tr.171].
Trong quá trình thực hiện, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng đã không ngừng được bổ sung, phù hợp với thực tiễn. Hội nghị thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX (3/2002) đã ra ba Nghị quyết quan trọng: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thời kì 2001 - 2010”; “Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại” và “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Những nghị quyết trên đã làm rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nơng nghiệp. Đó là thực hiện quá trình CDCCKT nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với cơng nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước
hết là công nghệ sinh học; đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001 - 2010” được ban hành ngày 18/3/2002, đã đề ra chủ trương tồn diện về CNH, HĐH nơng nghiệp và nơng thơn ở nước ta trong tình hình hiện nay, làm cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong thời gian tới, theo đó:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình CNH, HĐH đất nước. Phát triển cơng nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Đây là nhận thức làm cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển nơng nghiệp và nông thôn trong thời gian tới.
Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn nhân lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mơ lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững [18].
Đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã khẳng định: Ưu tiên bảo vệ mơi trường, phịng chống giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững..kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế, xã hội trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nơng thơn. Quan điểm về phát triển một nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn bền vững là một nhân tố then chốt để có thể đạt được các mục tiêu tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội bền vững [18].
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học,
công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.
Nghị quyết nhấn mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn, với phương châm: “Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế trang trại ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn”[18]. Sự đổi mới nhận thức về các thành phần kinh tế đã mở đường cho sự ra đời hàng loạt các chính sách đổi mới lâm trường quốc doanh, các HTX nơng nghiệp và chính sách phát triển của các doanh nghiệp, kinh tế hộ gia đình, KTTT trong nơng nghiệp, nơng thơn.
Công tác quy hoạch nông nghiệp, nơng thơn góp phần tích cực cho việc hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các vùng, các tỉnh, làm căn cứ cho việc xây dựng các dự án đầu tư, hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư đồng thời góp phần hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn theo hướng CNH, HĐH. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch, Nghị quyết đã đặt giải pháp về công tác quy hoạch ở vị trí đầu tiên trong hệ thống giải pháp, nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường. Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hóa tập trung (cây, con, sản phẩm, ngành nghề..)” [18].
Những nhận thức mới phù hợp với thực tiễn của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cùng với những cải cách về pháp luật, chính sách của Nhà nước đã được thực hiện, góp phần tạo ra những thay đổi lớn lao trong đời sống của nhân dân, nhất là người nông dân. Đây khơng chỉ là cơ sở quan trọng, mà cịn là những thuận lợi để Đảng bộ Yên Bái tiếp tục đề ra những chủ trương, giải pháp lãnh đạo q trình CDCCKT nơng nghiệp của tỉnh trong những năm 2001 đến 2005.