Về doanh nghiệp nhà nước: Với mục tiêu “tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy thế mạnh và giữ vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực kinh tế quan trọng, bảo đảm các cân đối lớn của địa phương” [36, tr. 23], Đảng bộ tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần trên cơ sở Đề án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2005.
Sau 2 năm thực hiện theo Đề án (2000-2001), nhiều doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại và đổi mới đã phát huy được tính chủ động trong sản xuất và kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất. Các doanh nghiệp tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. Một số doanh nghiệp mở rộng theo quy mô lớn, tập trung gắn với vùng nguyên liệu để cắt giảm chi phí sản xuất, kịp thời chế biến hàng nơng sản sau khi thu hoạch, từng bước giải quyết được lao động việc làm địa phương, đồng thời tăng năng xuất, chất lượng cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động...
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước cịn có nhiều hạn chế như việc đầu tư khoa học cơng nghệ cịn chậm, năng lực quản lý sản xuất còn hạn chế do tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ bao cấp của Nhà nước, thiếu năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, nên năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm chưa cao... Việc khôi phục, giải thể một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong cơng tác sắp xếp lao động sau khi giải thể doanh nghiệp và công tác thu hồi nợ tồn đọng.
Để phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Tỉnh ủy Yên Bái ra Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/1/2002, tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới. Tỉnh ủy chủ
trương thực hiện “công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp tập trung vào cổ phần hóa các doanh nghiệp. Đây là khâu cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và xóa bỏ triệt để sự bao cấp của nhà nước đối với doanh nghiệp” [36, tr. 38]. Thực hiện tổ chức sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong nội bộ từng doanh nghiệp, phải gắn với đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý để doanh nghiệp thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm, lấy cạnh tranh làm môi trường phát triển. Đồng thời tỉnh có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu những sản phẩm được ưu tiên phát triển.
Phương hướng trong sắp xếp đổi mới phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông- lâm nghiệp được xác định gồm:
1- Đối với các lâm trường: Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của các lâm trường để nâng cao hiệu quả hoạt động lâm nghiệp, khai thác có hiệu quả đi đơi với bảo vệ diện tích rừng và đất rừng được giao. Xác định nhiệm vụ chính của lâm trường là trồng, kinh doanh và bảo vệ rừng trên địa bàn được giao quản lý, xây dựng hệ thống dịch vụ đầu vào về lâm nghiệp cho nhân dân trong vùng. Đẩy mạnh trồng và phát triển vùng rừng nguyên liệu làm giấy chuẩn bị cho nhà máy giấy… lâm trường Văn Chấn sau khi tiến hành việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy hoạt động thì chuyển lâm trường sang doanh nghiệp cơng ích để thực hiện nhiệm vụ trồng phát triển rừng phòng hộ khu vực Nậm Búng và vùng ven khu vực cánh đồng Mường Lò.
2- Trung tâm giống cây trồng: Hoạt động với hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu,
thực nghiệm giống và kinh doanh vật tư nông nghiệp, nay chuyển nhiệm vụ kinh doanh sang công ty vật tự nông nghiệp tỉnh. Trung tâm chỉ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trồng khảo nghiệm và sản xuất các loại giống mới có năng suất và chất lượng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu về giống cho toàn tỉnh, thúc đẩy sản xuất phát triển.
3- Các doanh nghiệp trồng, kinh doanh chế biến chè: Tiến hành cải tổ, sắp
xếp lại những doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả, đó là: sáp nhập cơng ty chè Bảo Ái vào công ty chè Văn Hưng lấy tên là công ty chè Văn Hưng. Giải thể công ty chè Trấn n do khơng cịn vốn kinh doanh, khơng có khả năng thanh tốn nợ công. Công tác thực hiện sáp nhập và giải thể doanh nghiệp phải đúng trình tự, đảm bảo tính cơng bằng và minh bạch. Công tác bàn giao công ty chè Trấn Yên cho công ty chè Yên Ninh tiếp quản, tổ chức lại để tiếp tục sản xuất phục vụ tiêu thụ nguyên liệu cho vùng Bắc Trấn Yên, Nam Văn Yên [36, tr.39- 40].
Quá trình cải tổ, sáp nhập để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp đã được tiến hành nhanh, hiệu quả giúp giải quyết dứt điểm những doanh nghiệp yếu kém. Đồng thời tiến hành kết hợp tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước góp phần thúc đẩy CDCCKT nơng nghiệp của tỉnh.
Về kinh tế tập thể: Thực hiện chỉ thị 68-CT/TW ngày 24/5/1996 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa VIII, ngày 16/7/1996 Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV ra Nghị quyết 01- NQ/TU để “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế”, đã làm chuyển biến tích cực hình thức kinh tế trang trại của tỉnh được củng cố, đổi mới và phát triển, hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của kinh tế trang trại đã được đa dạng từ thấp đến cao. Kết quả, năm 2001 tồn tỉnh có 1.050 tổ nhóm hợp tác, 142 hợp tác xã (58 hợp tác xã chuyển đổi, 84 hợp tác xã thành lập mới theo luật), trong đó hợp tác xã nơng nghiệp chiếm 51%, hợp tác xã sản xuất công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp chiếm 32%, quỹ tín dụng nhân dân 8%, còn lại là hợp tác xã thuộc các lĩnh vực khác [75, tr. 2].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, KTTT vẫn còn những tồn tại như: tỷ lệ nông dân tham gia KTTT thấp, việc chuyển đổi HTX ở một số nơi cịn mang tính
hình thức, nhiều HTX chưa làm tốt vai trị của mình đối với xã viên. Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả KTTT, ngày 2/8/2002, Tỉnh ủy Yên Bái ra Chương trình hành động Số 15-CT/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó đã xác định mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất
kinh doanh dịch vụ của các HTX, phấn đấu đến năm 2005 đưa KTTT trên địa bàn tỉnh ra khỏi tình trạng yếu kém, từng bước phát triển, nâng tỷ trọng KTTT trong GDP của nền kinh tế cao hơn mức hiện nay.
Với quyết tâm đó, Tỉnh ủy đã xác định được hướng đi trong phát triển KTTT đến năm 2005 là: Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh những tổ hợp tác và hợp tác xã hiện có. Tiếp tục xây dựng và phát triển rộng rãi kinh tế trang trại với nhiều hình thức, mở rộng quy mơ, nâng cao trình độ trong các ngành, các lĩnh vực có điều kiện phát triển. Trọng tâm là củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp, trên địa bàn nông thôn, tổ chức sản xuất kết hợp mở rộng dịch vụ để phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành viên. Trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, từng bước mở rộng ngành nghề, tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp, khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước, hoặc một số tác xã phát triển cao nếu có nhu cầu sẽ được tư vấn, hỗ trợ để tổ chức thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã [75, tr. 4].
Nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản là:
1- Hướng dẫn và khuyến khích các hộ hợp tác liên kết với nhau trong sản xuất một khâu hoặc nhiều khâu; xây dựng hợp tác xã đa dạng từ thấp đến cao như xây dựng các hợp tác xã , các tổ hợp tác thực hiện những khâu sản xuất mà cá nhân hộ khơng có điều kiện làm hoặc làm khơng có hiệu quả, tạo điều kiện để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Tập trung củng cố phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở vùng thấp, vùng sản xuất hàng hóa tập trung làm nịng cốt cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
2 - Các hợp tác xã phải củng cố tổ chức, xác định rõ phương hướng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả các dịch vụ, mở mang thêm ngành nghề và dịch vụ, thu hút thêm lao động, tăng thu nhập cho xã viên và tích lũy cho hợp tác xã. Hợp tác xã tích cực, chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh canh của hàng hóa trên thị trường.
3- Thí điểm xây dựng một số mơ hình hợp tác xã sản xuất chuyên canh như hợp tác xã sản xuất chè, sản xuât dứa và sơ chế cây lâm nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến chè tinh, bột sắn, bột giấy. Xây dựng thí điểm ở vùng cao mỗi huyện từ 3 - 5 tổ hợp tác hoặc hợp tác xã về trồng và bảo vệ rừng, trồng cây công nghiệp, làm thủy lợi.
4- Phấn đấu đến năm 2005 tồn tỉnh có 100 hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, đưa 30% số hộ nông dân vào tổ hợp tác hoặc hợp tác xã [75, tr. 5 - 6].
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, được sự hỗ trợ của phịng Khuyến nơng, các HTX nơng nghiệp đã xây dựng được những mơ hình sản xuất, kinh doanh sau khi các hộ chuyển nhượng đất, dồn điền, đổi thửa. Đối với quỹ đất chưa sử dụng, Tỉnh ủy chỉ đạo quy hoạch cho phát triển nông, lâm nghiệp, tiến hành các thủ tục giao đất, hoặc cho thuê đất đối với các hộ trang trại để mở rộng quy mô trang trại. Đồng thời, tiến hành cấp giấy chứng nhận “Chủ trang trại” để làm cơ sở pháp lý cho các chủ trang trại vay vốn và hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh.
Bảng 2.5. Số lượng các HTX và HTX nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Yên Bái (2003 - 2005)
Số lượng qua các năm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
HTX 210 233 240
HTX nông nghiệp 76 89 91
Tỷ lệ % HTX nông nghiệp 38 38 38
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Yên Bái (2010), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2009 )
Tính đến năm 2005, tồn tỉnh có 91 HTX nơng nghiệp, nhiều HTX chuyển đổi sang hình thức HTX kiểu mới theo luật kinh doanh dịch vụ năm 2003 và trở thành các HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp cung ứng phân bón,
thóc giống, thuốc trừ sâu ... Bên cạnh việc đảm nhiệm các nhiệm phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản, hoạt động của HTX này cũng giúp sản xuất nông nghiệp được thuận lợi và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Nơng dân có thể cùng chung nhau mua nguyên liệu đầu vào nên giá rẻ chất lượng được đảm bảo, đồng thời nông sản sau khi thu hoạch được các HTX thu mua nên có đầu ra ổn định hơn và khơng bị ép giá.
Bên cạnh những HTX mới thành lập, Tỉnh ủy cũng đưa ra phương án giải thể và củng cố những HTX hoạt động khơng hiệu quả, theo đó giải thể 6 HTX (thành phố Yên Bái 3 HTX; huyện Yên Bình 1 HTX; huyện Trạm Tấu 1 HTX; huyện Mù Cang Chải 1 HTX) và vận động 4 HTX tự nguyện giải thể.
Trong 5 năm (2001 - 2005), các HTX của tỉnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả, xã viên tham gia lên đến 39.681 người, vốn điều lệ 43,4 tỷ đồng, doanh thu đóng góp cho ngân sách nhà nước từ lĩnh vực KTTT tăng lên nhanh chóng. Năm 2005, doanh thu từ các HTX đạt 130 tỷ đồng, nộp cho ngân sách nhà nước 3,8 tỷ đồng. Số lượng HTX hoạt động có hiệu quả ngày càng tăng lên. Nhiều HTX tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh, tiến hành liên doanh với các công ty để mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, như các HTX Tân Thịnh - huyện Văn Chấn (doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng), HTX Quyết Tâm -Thành phố Yên Bái, HTX Phù Nham - huyện Văn Chấn, v.v..
Bên cạnh những kết quả đạt được của HTX trong sản xuất kinh doanh, vẫn cịn một số hạn chế, đó là: Năng lực quản lý còn thấp, một số HTX vận hành theo Luật hợp tác xã năm 1996, sau khi chuyển đổi lại không tổ chức kinh doanh do không xây dựng được phương án sản xuất hợp lý. Phần lớn các HTX có quy mơ nhỏ và thiếu vốn hoạt động, kỹ thuật đơn giản nên sản phẩm làm ra khơng có sức cạnh tranh trên thị trường. Cán bộ HTX hạn chế về trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý kinh tế, cịn có tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Một số chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với khu vực kinh tế HTX còn triển khai kém hiệu quả như: chính sách đất đai, xúc tiến thương mại và tài chính tín dụng.
Về kinh tế tư nhân: Bên cạnh kinh tế nhà nước, KTTN trong công cuộc đổi mới chính thức được Nhà nước cơng nhận. Chính sách của Đảng và Nhà
nước đã tạo ra động lực phát huy được tiềm năng sáng tạo, năng lực lao động cao nhất của nhân dân, góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc đổi mới trong những năm qua.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ Yên Bái đã tích cực khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2002, Yên Bái có 126 doanh nghiệp tư nhân, trong đó có 30 cơng ty trách nhiệm hữu hạn, 14 công ty cổ phần, 82 công ty tư nhân (so với năm 1995, tồn tỉnh chỉ có 2 doanh nghiệp tư nhân, 6 công ty trách nhiệm hữu hạn). Số hộ kinh doanh cá thể là 131.705, trong đó kinh doanh trong nơng nghiệp chiếm 91%, và có 389 trang trại đang hoạt động (so với năm 1995, tồn tỉnh có 7300 hộ sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, 5.900 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ thương mại). kinh tế tư nhân đã giải quyết được một số lượng lớn lao động khơng có việc làm, cụ thể 78% lực lượng lao động có việc làm thường xuyên tham gia trong khu vực kinh tế tư nhân, trong đó lao động nơng nghiệp chiếm 93,4%. Hàng năm kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm trên dưới 50% tổng thu ngân sách của tỉnh (khoảng 13 tỷ đồng) [36, tr. 318].
Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, kinh tế tư nhân vẫn còn những hạn chế, đó là phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ, doanh nghiệp có 50 lao động trở lên chỉ chiếm 10,5%, vốn hoạt động của danh nghiệp cịn rất nhỏ, có tới 98,5% doanh nghiệp có vốn 1 tỷ đồng. Quy mô sản xuất kinh doanh hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, ngồi kinh tế trang trại thì tỷ suất hàng hóa trong sản phẩm của hộ nơng dân sản xuất ra cịn ít, chất lượng lao động của kinh tế tư nhân chủ yếu còn thấp, chủ yếu là lao động thủ cơng có trình độ kỹ thuật thấp. Do quy mơ doanh nghiệp nhỏ, vốn hạn chế nên chỉ đầu tư vào những lĩnh vực ít