E.Husserl người đặt nền móng lý luận cho triết học hiện sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của albert camus qua một số tác phẩm (Trang 26 - 32)

1. 1 Bối cảnh văn hoá tinh thần cho sự ra đời triết học hiện sinh

1.1.2.2 E.Husserl người đặt nền móng lý luận cho triết học hiện sinh

Edmund Husserl sinh năm 1859 tại Prosznitz (Moravie - Áo), mất năm 1938 với những lời cuối cùng: “Tôi đã sống những năm tháng qua với tư cách một nhà

triết học. Giờ đây tôi cũng sẽ ra đi với tư cách một triết gia”. Ban đầu, ông quan tâm tới tốn học, nhưng sau đó Husserl hiểu ra rằng “phải dựa vào một hệ thống triết học nghiêm chỉnh để tìm kiếm con đường đi tới Thượng đế và cuộc sống chân chính”. Từ đó ơng ngày càng khơng bằng lòng với việc đơn thuần theo đuổi số học thuần tuý. Dưới ảnh hưởng của người thầy - nhà tâm lý học, triết học F.Bretano, tư tưởng của ơng có bước chuyển từ tốn học sang lĩnh vực tâm lý học và triết học. Ơng có ý định muốn áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa tâm lý vào nghiên cứu số học. Sau khi nhận ra sự thất bại của hướng đi này ông bắt đầu phê phán chủ nghĩa tâm lý rồi đi đến đoạn tuyệt với nó và sáng tạo ra hiện tượng học.

Hiện tượng học đã khai phá quan niệm về triết học trên cả hai phương diện đối tượng và phương pháp của triết học. Đây là vấn đề nan giải về vị trí của triết học trong bối cảnh khoa học đang phát huy mạnh mẽ khả năng thâm nhập vào thế giới cùng với hệ phương pháp vô cùng đa dạng và linh hoạt của nó. Đây là thời đại mà con người, thay vì ở trong tình trạng bị nơ dịch về vật chất lại lâm vào tình trạng lệ thuộc vào thơng tin là nguồn cơn dẫn đến tình trạng nơ dịch về tinh thần. Vấn đề khơng cịn là tìm cách thu thập thơng tin mà ngược lại, lượng thông tin trong xã hội lớn tới mức con người không thể làm chủ thông tin, trong lúc thông tin lại trở thành phương tiện đắc lực trong tay kẻ cầm quyền thực hiện chính sách mị dân. Như vậy, vấn đề của con người phương Tây trong bối cảnh văn hoá hiện đại thuộc về lĩnh vực tinh thần, lĩnh vực nội tâm. Xuất phát từ vấn đề đó, hiện tượng học có tham vọng trở thành một hệ thống đáp ứng hai nhiệm vụ, một là chống triết học duy lý như là phương tiện nô dịch tinh thần con người, hai là giải phóng tinh thần, đem lại tự do nội tâm cho con người. Đặt cho mình nhiệm vụ đó, hiện tượng học thực sự đã tạo bước ngoặt lớn trong lịch sử triết học về việc xác định đối tượng và phương pháp của triết học. Hiện tượng học xác định việc xây dựng bản thể luận thay thế cho triết học truyền thống, dựa trên sự phê phán triết học truyền thống và chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của I.Kant.

Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm lâm vào bế tắc trong việc xác định đối tượng và phương pháp đặc thù của triết học. Cả hai xu hướng này đều đồng nhất nhân tính đích thực của con người với lý tính và cùng khẳng định sự tồn tại của các quy luật trong thế giới và coi cái bất biến ấy là đối tượng của triết học. Chủ nghĩa duy lý xuất phát từ cái chung để lý giải cái riêng, sử dụng những chân lý do khoa học cung cấp để chứng minh mọi chân lý khác, nhưng không bao giờ lý giải được bước chuyển từ cái chung đến cái riêng, từ những quy luật của logic học sang bản thân tồn tại. Chủ nghĩa duy nghiệm, ngược lại đi từ cái riêng đến cái chung, khái quát dữ liệu của khoa học thực nghiệm để rút ra những nguyên tắc chung của tồn tại nhưng nó cũng thất bại trong việc lý giải bước chuyển từ cái riêng sang cái chung. Nhận xét về triết học truyền thống, Husserl cho rằng triết học này đã “nhận thức luận hóa triết học", thổi phồng hệ vấn đề nhận thức lý luận và

cách tiếp cận thuần tuý tri thức luận, xem xét khái niệm "chủ thể" và tính tích cực của con người chủ yếu trên phương diện nhận thức luận. Khi Kant sáng tạo triết học tiên nghiệm của mình, tính chất giáo điều của triết học truyền thống mới được xem xét lại. Lần đầu tiên, Kant đặt vấn đề về tính chủ quan trong nhận thức và xác định giới hạn của lý tính tư biện khi muốn nhận thức những thực tại nằm bên ngoài kinh nghiệm con người. Husserl coi đóng góp chính của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Kant là ở chỗ: Kant trước sau chỉ xem xét thế giới thông qua các hành vi

và các hình thức của tính chủ quan con người. Tính chủ quan này chính là cái mà

chỉ nhờ đó thế giới mới được đem lại cho con người. Nhưng cách giải quyết vấn đề của Kant lại không thoả đáng. Schopenhauer đã nhận xét: “chủ thể là cái nhận thức mọi vật nhưng lại không được ai nhận thức”. Chỉnh lý triết học Kant, Husserl xây dựng bản thể luận mới, luận chứng sự tồn tại của bản thể luận văn hoá, tức bản thể luận ý thức trong đó ý thức khơng bao giờ trở thành đối tượng khách quan của nhận thức, mà nó là một thực tại đặc biệt, thực tại mà thế giới được đem lại cho

bất kỳ bộ môn khoa học tự nhiên hay lĩnh vực tri thức nhân văn nào về đối tượng lẫn phương pháp.

Về đối tượng của triết học, hiện tượng học đã giải quyết được mối quan hệ nhập nhằng giữa triết học và các khoa học khác, phủ nhận thứ triết học sống dựa vào khoa học, gán cho khoa học những nhiệm vụ khơng nằm trong thẩm quyền của nó. Theo Husserl, đối tượng của triết học là ý thức con người nhưng không phải theo nghĩa ý thức là sự phản ánh khách thể mà ý thức như một thực tại đặc biệt. Thực tại ấy khác biệt về nguyên tắc so với tính thực tại của mọi khách thể tự nhiên khác. Thơng qua các hình thức hiện hữu của ý thức mà nghĩa, hay sự hiện hữu của thế giới được đem lại cho cá nhân con người. Như vậy, ý thức là một thực tại mang năng lực độc đáo thể hiện ra ở hoạt động tạo nghĩa. Khái niệm tính

ý hướng nói lên tính độc đáo của ý thức. Thuật ngữ này được Husserl tiếp nhận từ

Bratano. Thầy ơng dùng khái niệm “tính ý hướng” để miêu tả mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động tri giác. Chủ thể tự nó hướng tới một khách thể cịn khách thể tự nó thể hiện thành đối tượng cho hoạt động tri giác. Ý thức là

ý thức về một cái gì đó. Khơng có ý thức nằm ngồi đối tượng mà cũng khơng có

khách thể độc lập tách rời khỏi ý thức. Những quan điểm này của Bratano có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với tư tưởng Husserl. Khách thể không phải là thế giới khách quan mà là một cơ cấu tinh thần, một nghĩa. Vì vậy, nghiên cứu thế giới là nghiên cứu hoạt động tạo nghĩa của ý thức và như vậy là thâm nhập vào tồn tại người, vào nhân cách cá nhân - cái quyết định những kết quả hiện hữu khác nhau của cùng một khách thể. Từ quan điểm có tính cách bản lề này, hiện tượng học đưa ra khái niệm thế giới sống - thế giới nội tâm của con người. Hoạt động của ý thức có thể ban cho khách thể một sự hiện hữu độc đáo, cá tính, có nhân cách hay không phụ thuộc vào thế giới sống của cá nhân đó. Thơng tin mà nó thu nhận được có phải là cái đã được xử lý qua lăng kính nhân cách, qua đầu lọc văn hóa độc đáo của nó hay là loại thơng tin bị áp đặt bởi kẻ cầm quyền, là cái nhìn của đám đơng, tức tạo nghĩa với tâm thế triết học hay tâm thế tự nhiên.

Tâm thế tự nhiên là loại ý thức lệ thuộc vào khoa học, vào dư luận hoặc vào tư tưởng trong lịch sử triết học v.v., tóm lại là triết lý có tiền đề. Tâm thế triết học có được từ việc phi tiền đề hoá triết lý. Sự kiến tạo tâm thế triết học chính là mấu chốt của phương pháp hiện tượng học và cũng là phương pháp mà hiện tượng học đem lại cho triết học.

Phương pháp hiện tượng học quan trọng nhất là quy giản và kiềm chế. Quy giản hiện tượng học thực chất là khước từ tâm thế tự nhiên. Tạm thời gạt sang một bên, bỏ vào trong ngoặc tất cả những định kiến về đối tượng. Tóm lại là thao tác làm sạch ý thức, tẩy rửa ý thức khỏi mọi tiền đề. Kiềm chế là thuật ngữ diễn tả nguyên tắc ứng xử trong hoàn cảnh xã hội lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần, tình trạng loạn ngơn: khơng phát ngơn, hạn chế phán đoán. Với thao tác này, Husserl muốn mọi phát ngôn phải diễn tả đúng thực tại tinh thần, đúng với nhân tính, nội tâm của cá nhân. Khi phương pháp hiện tượng học thâm nhập vào các khoa học xã hội nhân văn, người ta gọi chung nó là phương pháp mơ tả hiện tượng học. Điều phải làm là mô tả chứ khơng giải thích hay phân tích. Khi coi hiện tượng học như là tiền đề lý luận cho mình, triết học hiện sinh đồng thời sử dụng phương pháp hiện tượng học với ý nghĩa phi tiền đề hoá nhận thức, đưa sự vật quay về với bản thân chúng, coi kinh nghiệm sống là khởi nguyên của mọi tri thức của chúng ta. Vì vậy, các nhà triết học hiện sinh, ngoài những tác phẩm triết học thuần tuý của mình đã thơng qua nhiều hình thức văn học, nghệ thuật để chuyển tải ý tưởng triết học.

Trong bối cảnh tư tưởng của thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa duy lý tính tương ứng với nó có liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa tâm lý, coi tâm lý học là cơ sở để bênh vực lý tính. Husserl cũng loay hoay mất hơn mười năm với những kỳ vọng vào chủ nghĩa tâm lý và cuối cùng ông phê phán chủ nghĩa tâm lý và sáng tạo nên hiện tượng học, tức chuyển từ lập trường của chủ nghĩa duy khoa học sang lập trường hiện tượng học. Hiện tượng học đã xác định ảnh hưởng sâu rộng lên nhiều lĩnh vực khoa học, tri thức nhân

văn. “Quay về với bản thân sự việc” là khẩu hiệu được Husserl nêu lên nhằm làm cho tư tưởng triết học thốt khỏi bước đi lệch lạc để nhìn thẳng vào những thách thức của hiện thực. Hiện tượng học thoát thai từ khoa học tự nhiên nhưng dần dần phát triển thành trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn và trở thành trào lưu tư tưởng nhân văn quan trọng bậc nhất, đem lại sắc thái hoàn toàn mới cho tư tưởng thế kỷ XX. Và, một trong những dấu ấn quan trọng nhất là: hiện tượng học trở thành cơ sở lý luận của chủ nghĩa hiện sinh.

Triết học hiện sinh mang dấu ấn của hiện tượng học về cả đối tượng và phương pháp. Triết học này đã kiên quyết từ chối việc biến con người thành đối tượng của các khoa học khách quan, mà con người phải là cái biểu hiện ra, được cảm nhận bởi kinh nghiệm và hoàn cảnh cá nhân của nó. Những người theo thuyết hiện sinh phản đối quy luật khách quan đang giải thích tự do con người, khơng chấp nhận cách định nghĩa tự do là tất yếu được nhận thức và họ cũng bác bỏ hành vi cơng thức hố hoạt động của con người. Con người phải là cái độc nhất, cá nhân và riêng. Tính chủ quan là cái lớn nhất mà hiện tượng học đem lại cho triết học hiện sinh. Tính chủ quan ở đây khơng phải là yếu tố của hoạt động nhận thức mà là lĩnh vực bản thể luận. Tính chủ quan là một thực tại đặc biệt luôn hiện diện trong hành vi con người nhưng không bao giờ trở thành đối tượng của nhận thức. Theo Husserl, xét từ giác độ tính tồn tại thì tính chủ quan thể hiện là cơ sở thứ nhất, sinh ra nghĩa xuất phát của mọi hình thức hoạt động của con người. Nó là cái tuyệt đối mà triết học cần phải xuất phát để giải thích mọi vấn đề khác. Đối với chủ nghĩa hiện sinh, tính chủ quan đó, như Sartre giải thích: “chủ quan tính có hai nghĩa khác nhau…một đằng có nghĩa rằng chủ thể cá biệt tự lựa chọn, đằng khác lại có nghĩa rằng con người khơng thể vượt qua chủ quan tính của con người được. Chính nghĩa thứ hai này là nghĩa sâu xa của thuyết hiện sinh”[64, 20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của albert camus qua một số tác phẩm (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)