Con quỷ lo âu làm tổ trong thân phận người ( Goeth)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của albert camus qua một số tác phẩm (Trang 39 - 40)

1. 1 Bối cảnh văn hoá tinh thần cho sự ra đời triết học hiện sinh

1.2. Quan niệm chung về tồn tại người qua nhãn quan triết học hiện sinh

1.2.4 Con quỷ lo âu làm tổ trong thân phận người ( Goeth)

Cùng lúc với tự do, con người là một hữu thể ưu tư. Kierkegaard coi lo âu là cơ cấu của tồn tại người. Sartre đã nhìn đời người trong sự lo âu, vì rằng, “khi con người tham dự một công việc gì thì con người biết rằng không nhhững mình sẽ là con người người mình sẽ lựa chọn nhưng lại còn là kẻ lập luật. Cái khó của vị lập luật đó là phải lựa chọn con người cho mình vừa phải lựa chọn cho toàn thể nhân loại. Như vậy làm sao tránh khỏi được ý thức về một trách nhiệm toàn diện sâu xa…”[64, 22]. Như vậy, lo âu gắn liền với trách nhiệm. Jaspers đặt con người vào những tình huống giới hạn và khẳng định sự thất bại cuối cùng gắn chặt kiếp người như thể một tất yếu và định mệnh. Heidegger coi ưu tư cũng là một cấu thành nên nền tảng của tồn tại người. Mọi tình cảm, tư duy, hành động của con người đều liên quan trực tiếp đến nền tảng này. Ưu tư không phải là một hiện tượng hay đồng nhất với trạng thái tâm lý mà ưu tư là vấn đề bản thể luận. Con người ưu tư hay lo âu bởi trước hết là một tồn tại trong thế giới nhưng không phải

theo ý mình mà nó là một phác đồ được ném vào thế giới, nghĩa là một con người cụ thể nào đó mới chỉ là sự hiện diện nào đó trong thế giới nhưng sự hiện diện đó thế này hay thế kia sẽ do chính con người tạo nên. Sự ưu tư của con người tuy là có can hệ đến sự vật vây quanh nó nhưng trong cốt lõi, nó luôn hướng tới sự tồn tại của chính con người, là xây dựng câu trả lời cho truy vấn: Tôi là gì? Chính vì tồn tại trong thế giới mà tồn tại người là một tồn tại trong thời gian, trong tính hữu hạn, “Thời gian như là chân trời khả thể cho mọi am hiểu hữu thể ”[35, 40]. Đây là nội dung thực sự của ưu tư, của lo âu dọc kiếp người.

Trong mạch suy tư của Heidegger, ưu tư gắn với xao xuyến. Xao xuyến không đồng nhất với sợ hãi. Chúng ta sợ hãi vì sự vật dọa dẫm chúng ta dưới khía cạnh xác định nào đó. Xao xuyến khai mở hư vô. Chúng ta trôi nổi trong xao xuyến: “sự sẵn sàng đón nhận xao xuyến là tiếng vâng dành cho sự khẩn khoản đòi hoàn thành sự đòi hỏi cao nhất mà chỉ yếu tính của con người mới đạt tới được. Độc nhất trong mọi hiện vật, con người kinh nghiệm được, khi được kêu gọi bởi tiếng nói của hữu thể, sự ngạc nhiên của mọi ngạc nhiên: rằng hiện vật là. Bởi thế kẻ mà trong yếu tính của nó được gọi vào trong chân lý của hữu thể luôn luôn được rung cảm một cách cốt yếu. Sự can đảm trong sáng đối với sự xao xuyến cốt yếu đảm bảo cho khả tính đầy bí nhiệm về kinh nghiệm hữu thể. Vì sự kinh hãi hiểu như là sự lo sự trước hố thẳm cư ngụ gần xao xuyến cốt yếu. Nó soi sáng và bao bọc nơi chốn này của yếu tính con người, trong lòng nơi chốn đó con người trú ngụ như ở nhà mình trong cái mà vẫn còn lại ”[35, 81]

Con người sống trong lo âu, sợ hãi tức sống với ý thức về tự do gắn liền với trách nhiệm, về thân phận hiện hữu để hướng tới sự chết, về mối quan hệ với tha nhân, về nỗi cô đơn hiện sinh thường trực. Các nhà triết học hiện sinh cho rằng sự phân tích hiện tượng học đối với tính ý hướng của lo âu, không phải chỉ đơn thuần là sự chuyển biến của tâm thần mà còn lộ ra các khía cạnh cơ bản của tồn tại người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của albert camus qua một số tác phẩm (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)