1. 1 Bối cảnh văn hoá tinh thần cho sự ra đời triết học hiện sinh
1.2. Quan niệm chung về tồn tại người qua nhãn quan triết học hiện sinh
sinh
Những chủ đề trung tâm của triết học hiện sinh xuất phát từ cuộc khủng hoảng sâu sắc và đồng thời con người cũng được sống một cách sâu sắc trong
một thế giới hoang mang, bế tắc, phi lí. Nhưng cũng chính sự phản kháng chống lại tình trạng ấy đã cho phép khẳng định năng lực của con người vượt lên trên tình trạng hỗn loạn của đời sống. Sartre nói: “phải đến hai thế kỷ khủng hoảng của tín ngưỡng, của khoa học thì con người mới lấy lại được cái tự do sáng tạo kia, mà Descartes đã đặt vào Thượng đế và người ta mới ngờ đến cái chân lý này, là cơ sở căn bản của chủ nghĩa nhân đạo, con người là cái của thực tại mà sự xuất hiện làm cho có một thế giới [72, 334]
1.2.1 Tồn tại người nổi lên như một vấn đề triết học
Triết học hiện sinh lấy tồn tại người làm trung tâm. Lấy con người làm trung tâm hồn tồn khơng phải điều là mới trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm xuất hiện ngay từ triết học Hy Lạp cổ đại, con người là thước đo vũ trụ, vũ trụ tồn tại là tồn tại cho con người. Sau phát kiến của Copecnic, châu Âu trải qua một cú sốc lịch sử - cú sốc bản thể luận và địa vị con người chuyển từ trung tâm bản thể luận sang trung tâm nhận thức luận: con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới. Giấc mơ đó của phương Tây kéo dài cho đến khi bùng nổ cuộc khủng hoảng vào nửa cuối thế kỷ XIX, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý. Khoa học, lý tính bỗng nhiên trở thành lực lượng làm tha hoá con người. Trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, Marx đã phân tích sự tha hố của lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa thời kỳ đó là cái đưa tới tình trạng một người này bị làm cho trở thành xa lạ với người khác và từng người trong số họ bị làm cho xa lạ với bản chất nhân loại. Trong giai đoạn đó, vấn đề của con người là tình trạng bị những kẻ có tài sản trong tay nơ dịch thông qua vật chất. Sự ra đời của triết học Marx đưa đến những cơ sở xác đáng để con
người tự giải phóng mình khỏi tình trạng đó, hướng tới xây dựng một xã hội đại đồng. Sau hơn nửa thế kỷ, đời sống của con người phương Tây nhìn chung đã thoả mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất thì vấn đề mang tính thời đại lúc này lại là vấn đề con người bị nô dịch về tinh thần, bị cầm tù nội tâm. Sự vận động của lịch sử triết học bao giờ cũng gắn liền với việc tạo dựng và luận chứng cho một hệ thống giá trị gắn liền với nhân cách con người, định hướng lẽ sống của con người. Trong điều kiện này, chủ nghĩa hiện sinh muốn luận chứng sự tồn tại của mình với tư cách triết học buộc phải đưa vấn đề bản thể luận lên hàng đầu và gắn nó với khuynh hướng phi duy lý. Nghĩa là, nó cho rằng tồn tại ( tồn tại người ) là cái không thể đạt tới bằng chủ nghĩa duy lý.
Vấn đề nền tảng của triết học hiện sinh tập trung vào bản thể luận, tức vấn đề tồn tại người, những phương diện, chiều cạnh sâu xa, đặc thù nhất của con người. Khi A.Camus tuyên bố: “chỉ có một vấn đề triết học thực sự quan trọng. Đó là vấn đề tự tử”, thì mục đích ở đây khơng phải hướng về cái chết mà là hướng về sự Sống, là vấn đề xem xét ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đời người và coi đây là vấn đề quan trọng nhất của triết học. Chủ đề quan trọng để nhận thấy đặc điểm của những người hiện sinh là việc đặt vấn đề phân biệt cá nhân và cộng đồng, nhấn mạnh tính chất tồn tại trong thế giới của con người, những quan tâm đặc biệt tới những trạng thái của lo âu, xao xuyến, sợ hãi, cái chết, hư vô; từ chối khoa học và những quy luật nhân quả như là khuôn mẫu thoả đáng để lý giải tồn tại người, thay vào đó là tính đích thực như là cơ sở cho sự tự đồng nhất, cho sự tự quyết thông qua tự do, lựa chọn, dấn thân. Triết học duy lý truyền thống luôn xác định các giá trị tuyệt đối cho bản chất con người, định hướng và thậm chí áp đặt giá trị cho đời sống cá nhân, ước lượng mục đích và giá trị của cá nhân. Có một bản chất có nghĩa là tồn tại người có thể được đặt vào trong một cái toàn thể rộng lớn và đưa ra những chuẩn mực mà con người “bay nhảy” trong đó. Triết học đó buộc hiện sinh người phụng sự bản chất. Trái lại, triết học hiện sinh khẳng định tồn tại người phải
tại của mình hay “tồn tại có trước bản chất”(Sartre). Jaspers cho rằng khơng thể có một khoa học phổ quát về tồn tại. Khoa học làm việc với các dữ kiện khách quan, chia cắt thực tại thành đối tượng và tiếp cận dữ kiện. Cịn tồn tại là cái khơng thể giới hạn vào các dữ kiện khách quan. Ơng nói rằng khơng ở đâu chúng ta thấy rõ giới hạn của khoa học hơn khi nó tìm cách nghiên cứu về cá nhân con người. Triết học không được bắt chước khoa học mà xem con người như một sự vật. Triết học phải là triết học hiện sinh, phải nghiên cứu tồn tại dựa trên kinh nghiệm trực tiếp và mang tính cá nhân của nhà tư tưởng. Triết học hiện sinh dựa vào phương pháp “soi vào hiện sinh” để làm sáng tỏ đời sống của người suy tưởng.
Như vậy, với các nhà hiện sinh, triết học quan tâm tới tồn tại nhưng không phải tồn tại của thế giới khách quan mà là thế giới thông qua ý thức của tồn tại người. Theo đó, nó quan tâm đến thân phận hơn là bản tính con người. Nhìn chung, triết học hiện sinh nhìn đời người trong tình cảnh bi đát, phi lý, nhuốm màu bi quan, thất vọng. Cá nhân con người là những tồn tại cô đơn, hướng về cái chết, sống trong nguy cơ đánh mất mình, sống giữa mọi người mà như ở hỏa ngục. Đó khơng phải những trạng thái tâm lý mà là những khía cạnh bản thể luận của tồn tại người. Đối diện với nó con người mới có thể phát hiện những khủng hoảng hiện sinh. Triết học hiện sinh đi từ hoàn cảnh của con người đến thái độ của con người với cuộc sống. Tham gia, nhập cuộc, dấn thân, siêu việt hoá là giải pháp của con người. Thực chất đó là nhìn thẳng vào sự hiện sinh của mình, từ chối mọi chương trình văn hố có sẵn, mà mọi định hướng phải có khả năng đảm bảo sự lựa chọn tự do của con người. Cuối cùng, chủ nghĩa hiện sinh hướng tới xây dựng một chủ nghĩa nhân văn mới trong đó con người ln vượt lên chính mình với điều kiện con người là trung tâm của quá trình này và với ý nghĩa là nhờ sự phá bỏ đó mà con người hiện hữu - nghĩa là một chủ nghĩa nhân văn trong khn khổ của văn hố tương đối. Vậy đâu là nét đặc thù của các phạm trù hiện sinh? Điều đó nằm ở chỗ những tìm tịi bản thể luận của chủ nghĩa hiện sinh nhằm làm sáng tỏ lĩnh vực
thực tại đặc biệt mà nhờ đó mọi thực tại khác được đem lại cho con người và điều quan trọng là tính chủ quan khơng bao giờ là đối tượng của nhận thức mà cốt yếu là sự thấu hiểu tính độc đáo của tồn tại người. Lúc này, khái niệm ý thức được triết học hiện sinh sử dụng không phải theo nghĩa là năng lực phản ánh bậc cao, mà coi nó như bản thể căn bản của chỉnh thể người, ý thức chính là giá trị. Thực chất của tính chủ quan chính là địi hỏi soi rọi tồn tại người từ góc độ triết học văn hoá, đảm bảo tồn tại người được thấu hiểu với đầy đủ những dấu ấn văn hoá của thời đại.
1.2.2. Tồn tại người là tồn tại tự do tuyệt đối
Tự do là giá trị thiêng liêng nhất của tồn tại người. Và, vấn đề tự do càng trở nên cấp thiết hơn khi con người ý thức được tình trạng bị nơ dịch của mình. Trong hồn cảnh mà sự bị nơ dịch về tinh thần là tình trạng phổ biến, cùng với tồn tại, tự do phải trở thành đề tài trung tâm của bất kỳ một triết thuyết nào muốn đi vào cuộc sống. Con người là tự do trong từng hoàn cảnh, tồn tại người phải đối mặt với từng khoảnh khắc, với những quyết định làm ra chính mình chứ không phải tự do là nhận thức cái tất yếu. Berdyaev coi tự do là tự do tuyệt đối “ý nghĩa sâu xa của sự sinh tồn là tự do. Tất cả những cái diễn biến trong thế giới hiện sinh là ở ngoài những quan hệ nhân quả. Tính nhân quả chỉ tồn tại trong thế giới khách quan hoá”. Tự do trở thành điều kiện tiên quyết cho tồn tại người, “hoặc là tự do hoặc khơng là gì cả”. Theo cách nói của Sartre, con người bị kết án phải tự do, một thứ tự do “giáng xuống đầu như sấm sét”. Con người phải nhận lấy tự do này cùng với trách nhiệm cho hành động của mình. Mỗi hành động đều là sự phủ nhận những hành động khác vì vậy con người phải gánh lấy trách nhiệm mà không lời biện hộ. Con người phải lựa chọn và nhận về mình trách nhiệm. Khơng có ý nghĩa nào trong thế giới này. Hiện sinh thể khơng tìm thấy bất cứ mục đích nào cho cuộc đời của hắn, sự hiện hữu của hắn chỉ là môt sự kiện ngẫu nhiên, bị ném vào thế giới. Sự hiện hữu đó khơng biểu hiện cho tính tất yếu nào. Nếu hiện sinh thể có khả năng khước từ những hy vọng sai lầm, những ảo tưởng rằng sự hiện hữu của hắn có một ý nghĩa nào đấy, thì đó là lúc hắn chạm trán với phi lý, với sự vơ ích của cuộc sống.
Tự do khơng có liên hệ vì với Thiên Chúa nữa. “Nếu khơng có Thiên chúa con người được phép làm mọi thứ, nhưng dù có Thiên Chúa, điều đó cũng khơng có gì thay đổi, con người vẫn tự do”[64, 52].
Vị trí của con người trong thế giới khơng phải là tiền định, được sắp sẵn mà mỗi cá nhân bắt buộc phải lựa chọn. Lựa chọn là điều mà con người có nhân tính phải làm. “Tơi lựa chọn, tơi tồn tại”, chính vậy mà Jaspers gọi hiện sinh là
hiện sinh khả hữu (existence possible) tức “hiện sinh là chính chủ thể tuyệt đối
độc đáo, nhìn vào mình và khám phá ra mình là nguồn mạch duy nhất và gần như vơ tận của những gì có thể thực hiện được”[65, 47]. Sartre nói rằng “trong khi lựa chọn mình thì con người cũng lựa chọn tất cả mọi người” nhưng mặt khác, “con người cũng tự chọn mình khi chọn mọi người” [64, 22]. Lựa chọn là tự chọn lấy ý nghĩa, bản chất và định mệnh của mình một cách nguy hiểm và đầy ưu tư. Khi bàn về tự do hiện sinh, Jaspers đã dùng cách “soi vào hiện sinh” để thấy những cản trở tự do trong đời người: đó là bản năng sinh lý, tính liều lĩnh và những luật lệ đạo đức. Sống chạy theo bản năng là sống như cây cỏ, sống liều lĩnh là phá huỷ đời mình một cách vơ trách nhiệm; sống theo luân lý là làm nô lệ cho đạo đức. Tự do là tự quyết, lựa chọn về mình một cách ưu tư. Lựa chọn chính là tiến từ sự có ở đó, khơng lý do, bị ném vào, tới hành động kiến tạo nên bản chất người và hành động này hồn tồn có nguồn mạch từ tự do của một tồn tại cho nó. Chính ý thức, chứ không phải thế giới, mới là lý do cơ bản cho hành động, vì chỉ có nó mới dẫn tới sự phủ định ẩn sau mỗi hành động. Mà ý thức là tuyệt đối trong suốt, trống rỗng và buộc phải làm cho nó trong suốt trong nhận thức và vì vậy mà phi tiền đề trong từng hành vi. “lý do, động cơ, mục đích là ba điều có thể tan biến trong sức ép của tự do và ý thức sống động cái mà phóng chiếu bản thân nó thành những khả năng và tạo nên nó từ những khả năng này”[60, 148]. Vì vậy, việc lựa chọn khơng chỉ được giải thích là một hành động tự do mà còn là tự do tận gốc, tự do tuyệt đối.
Nhưng, vấn đề là con người lại từ chối lựa chọn vì vậy, khơng thể nhìn thấy tính chất phù phiếm của sự tồn tại của mình cũng như khơng thể nhìn thấy sự vơ nghĩa của thế giới. Không dám lựa chọn, hèn nhát khi đưa ra ý kiến cá nhân là thái độ của con người đại chúng. Họ mặc nhiên nhường việc tạo nghĩa hoặc cho Chúa, hoặc cho những kẻ cầm quyền. Loại người này chạy trốn khỏi tự do. Dựa trên hành vi với tự do này mà tồn tại, về cơ bản có hai hình thức: hiện sinh đích thực và hiện sinh khơng đích thực. Sự phân biệt này có thể coi là linh hồn của triết học hiện sinh, vì kết quả của nó sẽ khẳng định tồn tại người là khác biệt với tồn tại của mọi sự vật khác, tồn tại dựa trên bản chất có trước khi nó được khởi tạo, rằng khơng bao giờ có một tiêu chuẩn tuyệt đối cho tồn tại người, một tồn tại có trước bản chất.
Những hình thức đích thực hay khơng đích thực của tồn tại không phải chỉ hai con người, hay hai loại thực thể hay cá nhân riêng biệt, mà cả hai hình thức ấy là hai cách thức tồn tại của cùng một hữu thể, là sự phân loại dựa trên thái độ hành động của tôi trong khi tiến hành những dự án với tư cách là những dự án của chính bản thân mình. Theo Kant, tơi đạt được sự đánh giá đạo đức, nếu trong đó tơi hành động theo đúng nghĩa vụ của tôi. Nhưng, với chủ nghĩa hiện sinh thì hành vi đạo đức đó là biểu hiện tồn tại khơng đích thực, nếu như tơi hành động như vậy chỉ vì đó là cái con người đạo đức cần làm; và cũng nhờ hành vi ấy, nó trở nên đích thực, trở nên biểu hiện cho nhân tính, nếu như đó là hành vi lựa chọn
chính mình, thốt khỏi dư luận xã hội. Cũng như vậy, khi tơi làm một điều thiện
nào đó thì, hoặc nó có thể đơn giản là sản phẩm của khuynh hướng “làm cái mà mọi người làm” hoặc nó phản ánh sự lựa chọn của tơi, là hành vi tham dự mà tôi tiến hành để trở thành người như tôi muốn. Trong cả hai trường hợp, tôi đều được coi là một người hướng thiện, nhưng chỉ với trường hợp sau, tôi mới đạt được trạng thái tồn tại đích thực. Như vậy, với tồn tại đích thực thì phương thức tồn tại là thơng qua sự lựa chọn mà qua đó tồn tại nhận ra tiềm năng của nó như một tồn tại được ném vào những khả năng của nó. Nó được ném vào tự do. Sartre đã
muốn “nhân danh tự do lên án những người muốn tự lừa dối mình về tính cách ngẫu nhiên của đời sống cùng với sự hoàn toàn tự do của họ”[64, 47]. Phần lớn con người tồn tại một cách khơng đích thực trong cuộc sống thường nhật. Họ bị hút vào trong tính đa tạp của thế giới và đánh mất mình trong những mối bận tâm hàng ngày của họ. Chính sự bng thả này khiến con người đánh mất mình vào tính khơng đích thực của tồn tại và tự đồng nhất mình với con người đại chúng. Con người này có xu hướng đồng nhất hố và cơng khai hố hiện sinh của mình. Nó khơng có vấn đề riêng của mình, mọi vấn đề cá nhân riêng tư của nó đều nương theo vấn đề của thông tin, truyền thông đại chúng. Và cũng như vậy,