3.2. Những giải pháp cơ bản
3.2.3. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo
Hiện nay, ở các nước có nền giáo dục phát triển chương trình, giáo trình là cốt lõi của nền học, sách giáo khoa là phương tiện tối thiểu cho dạy và học, bởi vậy, họ rất coi trọng xây dựng chương trình, giáo trình nhằm phát triển giáo dục. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay vấn đề chương trình, giáo trình chưa thực sự được quan tâm đặt lên đúng mức. Nếu muốn nền giáo dục của ta có thể tiến kịp với nền giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới thì vấn đề cấp thiết hiện nay là chúng ta phải đề ra được một chương trình giảng dạy phù hợp.
Đối với trường ĐHSPKT Vinh, hiện nay trường đang tích cực chuẩn bị mọi mặt cho việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Chương trình, giáo trình đang là vấn đề trọng tâm trong quá trình chuyển đổi này. Để bắt kịp trình độ phát triển của nền giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập hiện nay thì cần đổi mới nơi dung, chương trình đào tạo theo hướng:
Trước hết, nhà trường cần xây dựng, hồn thiện nội dung chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng phải đảm bảo:
- Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ và trường sẽ chủ động xây dựng, thiết kế nội dung chương trình phù hợp, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các chuyên ngành đào tạo của nhà trường; đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.
- Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, làm tăng khả năng tích cực, chủ động của người học.
- Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thơng hợp lí giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các đơn vị đào tạo, trường đại học.
- Hoàn thiện nội dung, chương trình dạy nghề hệ trung cấp nghề, cao đẳng nghề trên cơ sở chương trình khung quốc gia, chương trình nâng cao cho từng bậc, từng nghề để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
- Nội dung, chương trình đào tạo nghề phải đảm bảo gắn chặt đào tạo lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, gắn đào tạo nghề với rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cần thường xun được đổi mới phù hợp với yêu cầu đào tạo, theo phương thức định kỳ xem xét cập nhật điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo từ cấp khoa, bộ môn với sự tham gia của đội ngũ giảng viên chuyên môn, được lấy ý kiến từ hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa, bộ môn, hội đồng khoa học và đào tạo Trường và từ các chuyên gia độc lập. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo được thực hiện theo hướng:
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc phân tích nghề, đảm bảo nội dung, chương trình dạy nghề phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Đổi mới, tổ chức đào tạo theo chương trình, giáo trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.